Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh, với tổng cộng 23 xã. Nơi đây có 33 dân tộc anh em sinh sống, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với hơn 60.000 người.
Cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ hơn 20 km, xã Mường Phăng là vùng căn cứ địa cách mạng quan trọng, nơi đặt Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cũng tại đây, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Tổng tham mưu đã đưa ra nhiều quyết định quan trọng thay đổi toàn bộ cục diện, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Những ngày hướng đến Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, vùng căn cứ địa Mường Phăng luôn tấp nập những đoàn người đến thăm.
A Lưới từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Phát huy truyền thống đáng tự hào, đồng bào các dân tộc nơi đây đã đoàn kết, thi đua phát triển kinh tế, tạo nên diện mạo một “đô thị miền núi” nằm trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại…
Trong kháng chiến, huyện Bác Ái là một trong những khu căn cứ cách mạng quan trọng của tỉnh Ninh Thuận. Phát huy truyền thống cách mạng, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, người dân nơi đây luôn đoàn kết, nỗ lực xây dựng quê hương và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Đến với vùng căn cứ cách mạng KBang (Gia Lai) hôm nay, điều dễ thấy là sự đổi thay to lớn của vùng đất này với những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi san sát, chập chùng cả một vùng bên những con đường khang trang, thông thoáng. Cả thời chiến lẫn thời bình, quân, dân và hệ thống chính quyền huyện KBang luôn nêu cao tinh thần chiến đấu, phát triển kinh tế góp phần xây dựng quê hương anh hùng Núp thêm giàu đẹp.
Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Êđê, M’nông...) của tỉnh Đắk Lắk đã trở thành vùng căn cứ địa cách mạng, là nơi đùm bọc, che chở, nuôi giấu cán bộ, bộ đội. Khi đất nước được giải phóng, đồng bào các dân tộc trong tỉnh lại cùng nhau đoàn kết xây dựng cuộc sống mới. Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, địa phương và sự đoàn kết, nỗ lực vươn lên của bà con đã biến những vùng đất đầy “thương tích” trong chiến tranh trở thành những buôn làng khang trang và hiện đại.
Nằm dưới chân dãy núi đá vôi hùng vĩ, ẩn mình dưới đại ngàn ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, Di tích Lịch sử cấp quốc gia hang Mường Tỉnh (bản Chống, xã Sa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) là nơi gắn với quá trình hình thành, phát triển Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Điện Biên (cũ), Ban Cán sự tỉnh Lai Châu (cũ) và phong trào cách mạng trên địa bàn. Hang Mường Tỉnh còn là địa điểm tham quan, du lịch hấp dẫn với khí hậu trong lành, khung cảnh thiên nhiên đẹp. Tuy nhiên, do chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, tiềm năng du lịch của Di tích này đang bị “bỏ ngỏ”.
Di tích lịch sử cách mạng nhà cụ Nguyễn Tiến Tuận (tức cụ Đám Thi) ở thôn Thọ Môn, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh) là một trong những cơ sở, căn cứ cách mạng quan trọng nuôi giấu nhiều đồng chí lãnh đạo Trung ương giai đoạn tiền khởi nghĩa từ năm 1940 - 1945. Tại đây, cũng diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng mang tính chất quyết định đến cách mạng cả nước.