Năm 1996, công trình được khánh thành, những người cán bộ, công nhân tiếp tục ở lại Ia Mơ Nông (nay là thị trấn Ia Ly) để vận hành công trình, đồng thời xây dựng nên một thị trấn Ia Ly phồn vinh, thịnh vượng sau gần 30 năm.
Có mặt tại công trình Thủy điện Ya Ly từ năm 1994, khi đang là cán bộ của Công ty Xây dựng công trình ngầm, Tổng công ty Xây dựng Thủy điện Sông Đà (nay là Công ty Sông Đà 10, Tổng công ty Sông Đà), ông Ngô Tiến Sâm (sinh năm 1957, quê quán Ứng Hòa, Hà Nội) được phân công làm đội phó Đội khoan hầm thuộc công trình Thủy điện Ya Ly. Trước đó, ông Sâm đang là cán bộ làm việc tại công trình Thủy điện Hòa Bình.
Đội khoan hầm là một trong những đơn vị thường xuyên phải đi tiên phong trong việc xây dựng công trình Thủy điện Ya Ly nên đối mặt với nhiều hiểm nguy. Đến nay, ông Sâm vẫn không thể quên được hình ảnh của ba cán bộ, công nhân của Đội khoan hầm hy sinh trong lúc đang làm nhiệm vụ. Thế nhưng, đó mới chỉ là một phần của những khó khăn mà ông Sâm và gia đình phải đối mặt khi “chân ướt chân ráo” vào làm việc và sinh sống tại đây.
Ông Ngô Tiến Sâm kể lại, lúc đó, cả gia đình ông vào công tác tại công trình Thủy điện Ya Ly khi hai người con của ông mới chỉ lần lượt 4 và 6 tuổi. Đường sá lầy lội, gia đình ông phải ở trong một căn lều tạm bợ làm bằng phông, bạt, chỉ đủ che mưa, che nắng. Sau này, ông được đơn vị chuyển đến ở trong một căn nhà có diện tích 12 m2, nên cuộc sống cũng dần đỡ vất vả.
“Lúc đó, không chỉ riêng gia đình tôi, mà tất cả các cán bộ, công nhân của công trình Thủy điện Ya Ly đều có điều kiện sống, sinh hoạt như vậy. Đó là khó khăn chung, nên mọi người không ai bảo ai, đều cố gắng vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hướng tới ngày công trình được hoàn thành”, ông Sâm chia sẻ.
Còn bà Trần Thị Tuyết Mai (sinh năm 1956, quê quán Lạc Thủy, Hòa Bình) nhớ lại, năm 1996, bà cùng 22 người khác vào công trình Thủy điện Ya Ly theo diện cán bộ của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình, với nhiệm vụ giảng dạy cho con em của các cán bộ, công nhân xây dựng và vận hành công trình. Do hôn nhân sớm đổ vỡ, bà phải gồng gánh ba người con từ Hòa Bình vào Tây Nguyên sinh sống và làm việc. Lúc đó, cuộc sống của người dân nơi đây vẫn còn nhiều khó khăn, bà Mai và các con phải ở tạm trong các đơn vị của Tổng công ty Xây dựng Thủy điện Sông Đà. Điều kiện giảng dạy lúc đó cũng vô cùng khó khăn, bởi toàn bộ các công cụ dạy học đều thô sơ, từ bảng viết cho đến bàn ghế đều làm bằng tay, ọp ẹp, cũ kĩ.
“Lúc đó dạy học mà cứ như đánh trận, bảng thường xuyên phải đánh nên nhiều bụi đen khi viết. Đường đi học thì lầy lội, trường lớp cũng không được đàng hoàng. Vượt lên trên tất cả, chúng tôi cũng đã chiến thắng được khó khăn, mang kiến thức đến giảng dạy cho hàng chục thế hệ học sinh ở Ia Ly”, bà Mai nói.
Năm 2002, xã Ia Ly chính thức được thành lập, tách từ một phần xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ký Nghị quyết 128/NQ-CP thành lập thị trấn Ia Ly.
Giờ đây, sau gần 30 năm hình thành và phát triển, thị trấn Ia Ly đã có nhiều đổi thay, cuộc sống của người dân dần được cải thiện. Năm 2019, tổng giá trị sản xuất của thị trấn Ia Ly đạt trên 251 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người từ con số 10 triệu đồng/người/năm (năm 2002) đã đạt 41 triệu đồng/người/năm; thu ngân sách đạt hơn 6,2 tỷ đồng; số hộ nghèo giảm còn 85 hộ, chiếm 4,6%; cơ cấu kinh tế của thị trấn Ia Ly dần chuyển từ phụ thuộc hoàn toàn vào nông nghiệp sang đa dạng hóa nền kinh tế, phát triển nông nghiệp – cây công nghiệp – thương mại – dịch vụ - du lịch;…
“Ngày nay, Ia Ly đã hoàn toàn lột xác, cuộc sống của người dân đã thay đổi hơn rất nhiều. Bây giờ, thị trấn Ia Ly đã có bốn ngôi trường dành riêng cho bốn cấp học. Ngoại trừ cấp Trung học phổ thông, thì các trường thuộc cấp học còn lại đều đã đạt chuẩn Quốc gia, điều kiện giảng dạy đã tốt hơn trước rất nhiều”, bà Trần Thị Tuyết Mai vui vẻ nói.
Ông Phạm Quang Long, Chủ tịch UBND thị trấn Ia Ly cho biết, trong hơn 1.800 hộ dân hiện nay của Ia Ly, thì có hơn 250 hộ là các cán bộ, công nhân xây dựng Thủy điện Ya Ly và các cán bộ thực hiện các nhiệm vụ có liên quan như giáo dục, y tế,… cùng nhau ở lại sau khi công trình hoàn thành. Tuy đều là những người xa quê hương, song những khó khăn, vất vả trong quá trình thi công công trình Thủy điện Ya Ly đã giúp họ gắn kết lại với nhau, cùng xây dựng một thị trấn Ia Ly ngày càng phát triển.
Tính riêng nền nông nghiệp, thị trấn Ia Ly thực hiện chủ trương đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, phát triển mạnh các loại cây ăn trái, với hai sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) được đánh giá 3 sao là Đông trùng Hạ thảo và Cà phê Xuân Dương. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng chú trọng phát triển Ia Ly trở thành thị trấn du lịch với đề án đã được huyện Chư Păh phê duyệt. Đồng thời, địa phương cũng đẩy mạnh kêu gọi thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm đầu tư các khu du lịch sinh thái, các tổ hợp du lịch,…
“Thị trấn Ia Ly xác định, sẽ tiếp tục điều chỉnh quy hoạch thị trấn giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn đến 2030. Đồng thời, sẽ tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư, huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cơ sở vật chất; định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa; xây dựng nền văn hóa gắn với văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, phát triển du lịch theo hướng homestay; xây dựng và phát triển các thương hiệu đặc sản địa phương như cá thát lát, cá lăng,… nhằm xây dựng thị trấn Ia Ly ngày càng phồn vinh, thịnh vượng”, ông Phạm Quang Long nhấn mạnh.
Có mặt tại công trình Thủy điện Ya Ly từ năm 1994, khi đang là cán bộ của Công ty Xây dựng công trình ngầm, Tổng công ty Xây dựng Thủy điện Sông Đà (nay là Công ty Sông Đà 10, Tổng công ty Sông Đà), ông Ngô Tiến Sâm (sinh năm 1957, quê quán Ứng Hòa, Hà Nội) được phân công làm đội phó Đội khoan hầm thuộc công trình Thủy điện Ya Ly. Trước đó, ông Sâm đang là cán bộ làm việc tại công trình Thủy điện Hòa Bình.
Đội khoan hầm là một trong những đơn vị thường xuyên phải đi tiên phong trong việc xây dựng công trình Thủy điện Ya Ly nên đối mặt với nhiều hiểm nguy. Đến nay, ông Sâm vẫn không thể quên được hình ảnh của ba cán bộ, công nhân của Đội khoan hầm hy sinh trong lúc đang làm nhiệm vụ. Thế nhưng, đó mới chỉ là một phần của những khó khăn mà ông Sâm và gia đình phải đối mặt khi “chân ướt chân ráo” vào làm việc và sinh sống tại đây.
Ông Ngô Tiến Sâm (quê quán Ứng Hòa, Hà Nội), nguyên Đội phó Đội khoan hầm thuộc công trình Thủy điện Ya Ly bồi hồi bên công trình Thủy điện Ya Ly. Ảnh: Dư Toán – TTXVN. |
Ông Ngô Tiến Sâm kể lại, lúc đó, cả gia đình ông vào công tác tại công trình Thủy điện Ya Ly khi hai người con của ông mới chỉ lần lượt 4 và 6 tuổi. Đường sá lầy lội, gia đình ông phải ở trong một căn lều tạm bợ làm bằng phông, bạt, chỉ đủ che mưa, che nắng. Sau này, ông được đơn vị chuyển đến ở trong một căn nhà có diện tích 12 m2, nên cuộc sống cũng dần đỡ vất vả.
“Lúc đó, không chỉ riêng gia đình tôi, mà tất cả các cán bộ, công nhân của công trình Thủy điện Ya Ly đều có điều kiện sống, sinh hoạt như vậy. Đó là khó khăn chung, nên mọi người không ai bảo ai, đều cố gắng vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hướng tới ngày công trình được hoàn thành”, ông Sâm chia sẻ.
Còn bà Trần Thị Tuyết Mai (sinh năm 1956, quê quán Lạc Thủy, Hòa Bình) nhớ lại, năm 1996, bà cùng 22 người khác vào công trình Thủy điện Ya Ly theo diện cán bộ của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình, với nhiệm vụ giảng dạy cho con em của các cán bộ, công nhân xây dựng và vận hành công trình. Do hôn nhân sớm đổ vỡ, bà phải gồng gánh ba người con từ Hòa Bình vào Tây Nguyên sinh sống và làm việc. Lúc đó, cuộc sống của người dân nơi đây vẫn còn nhiều khó khăn, bà Mai và các con phải ở tạm trong các đơn vị của Tổng công ty Xây dựng Thủy điện Sông Đà. Điều kiện giảng dạy lúc đó cũng vô cùng khó khăn, bởi toàn bộ các công cụ dạy học đều thô sơ, từ bảng viết cho đến bàn ghế đều làm bằng tay, ọp ẹp, cũ kĩ.
Bà Trần Thị Tuyết Mai, một trong những giáo viên đầu tiên từ Hòa Bình vào giảng dạy tại Ia Ly từ năm 1996 hồi tưởng về ký ức khó khăn qua những tấm ảnh. Ảnh: Dư Toán – TTXVN. |
“Lúc đó dạy học mà cứ như đánh trận, bảng thường xuyên phải đánh nên nhiều bụi đen khi viết. Đường đi học thì lầy lội, trường lớp cũng không được đàng hoàng. Vượt lên trên tất cả, chúng tôi cũng đã chiến thắng được khó khăn, mang kiến thức đến giảng dạy cho hàng chục thế hệ học sinh ở Ia Ly”, bà Mai nói.
Năm 2002, xã Ia Ly chính thức được thành lập, tách từ một phần xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ký Nghị quyết 128/NQ-CP thành lập thị trấn Ia Ly.
Giờ đây, sau gần 30 năm hình thành và phát triển, thị trấn Ia Ly đã có nhiều đổi thay, cuộc sống của người dân dần được cải thiện. Năm 2019, tổng giá trị sản xuất của thị trấn Ia Ly đạt trên 251 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người từ con số 10 triệu đồng/người/năm (năm 2002) đã đạt 41 triệu đồng/người/năm; thu ngân sách đạt hơn 6,2 tỷ đồng; số hộ nghèo giảm còn 85 hộ, chiếm 4,6%; cơ cấu kinh tế của thị trấn Ia Ly dần chuyển từ phụ thuộc hoàn toàn vào nông nghiệp sang đa dạng hóa nền kinh tế, phát triển nông nghiệp – cây công nghiệp – thương mại – dịch vụ - du lịch;…
“Ngày nay, Ia Ly đã hoàn toàn lột xác, cuộc sống của người dân đã thay đổi hơn rất nhiều. Bây giờ, thị trấn Ia Ly đã có bốn ngôi trường dành riêng cho bốn cấp học. Ngoại trừ cấp Trung học phổ thông, thì các trường thuộc cấp học còn lại đều đã đạt chuẩn Quốc gia, điều kiện giảng dạy đã tốt hơn trước rất nhiều”, bà Trần Thị Tuyết Mai vui vẻ nói.
Ông Phạm Quang Long, Chủ tịch UBND thị trấn Ia Ly cho biết, trong hơn 1.800 hộ dân hiện nay của Ia Ly, thì có hơn 250 hộ là các cán bộ, công nhân xây dựng Thủy điện Ya Ly và các cán bộ thực hiện các nhiệm vụ có liên quan như giáo dục, y tế,… cùng nhau ở lại sau khi công trình hoàn thành. Tuy đều là những người xa quê hương, song những khó khăn, vất vả trong quá trình thi công công trình Thủy điện Ya Ly đã giúp họ gắn kết lại với nhau, cùng xây dựng một thị trấn Ia Ly ngày càng phát triển.
Một góc thị trấn Ia Ly ngày nay. Ảnh: Dư Toán – TTXVN. |
Tính riêng nền nông nghiệp, thị trấn Ia Ly thực hiện chủ trương đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, phát triển mạnh các loại cây ăn trái, với hai sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) được đánh giá 3 sao là Đông trùng Hạ thảo và Cà phê Xuân Dương. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng chú trọng phát triển Ia Ly trở thành thị trấn du lịch với đề án đã được huyện Chư Păh phê duyệt. Đồng thời, địa phương cũng đẩy mạnh kêu gọi thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm đầu tư các khu du lịch sinh thái, các tổ hợp du lịch,…
“Thị trấn Ia Ly xác định, sẽ tiếp tục điều chỉnh quy hoạch thị trấn giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn đến 2030. Đồng thời, sẽ tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư, huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cơ sở vật chất; định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa; xây dựng nền văn hóa gắn với văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, phát triển du lịch theo hướng homestay; xây dựng và phát triển các thương hiệu đặc sản địa phương như cá thát lát, cá lăng,… nhằm xây dựng thị trấn Ia Ly ngày càng phồn vinh, thịnh vượng”, ông Phạm Quang Long nhấn mạnh.
Dư Toán