Ngày 19/12, thông tin với báo chí, ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Pù Mát (huyện Con Cuông, Nghệ An) cho biết: Liên quan đến 21 cá thể lợn rừng chết trong Vườn quốc gia Pù Mát mà lực lượng kiểm lâm phát hiện vào các đợt tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng trong tháng 11 vừa qua, cơ quan chuyên môn đã xác định nguyên nhân là do lợn rừng lây nhiễm dịch tả lợn châu Phi.
Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk), từ đầu năm đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 371 hộ, 113 thôn/buôn, 49 xã/phường/thị trấn, thuộc 13 huyện của tỉnh. Số lợn mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 2.520 con; khối lượng tiêu hủy 142.796 kg.
Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, từ ngày 10 - 14/2, các đơn vị chức năng của Bộ cùng một số doanh nghiệp Việt Nam làm việc với đoàn chuyên gia nghiên cứu vắc xin dịch tả lợn châu Phi của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.
Thực hiện việc hỗ trợ thiệt hại cho người dân có lợn bị tiêu hủy do bệnh dịch tả lợn châu Phi, tỉnh Trà Vinh đã bố trí kinh phí hơn 103 tỷ đồng để hỗ trợ hơn 3.800 hộ dân trên địa bàn tỉnh có lợn bị tiêu hủy. Đến nay, toàn tỉnh đã giải ngân cho các địa phương hơn 43 tỷ đồng.
Theo dự báo từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, thời gian tới dịch tả lợn châu Phi vẫn còn diễn biến phức tạp, kéo dài. Nguy cơ dịch bệnh tiếp tục xảy ra tại các địa phương đang có dịch và lây lan ra các địa phương khác trên địa bàn toàn tỉnh và dịch bệnh sẽ xâm nhập vào cả các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn như Trung tâm giống Nông nghiệp tỉnh Cà Mau thời gian qua.
Ông Đàm Duy Đức, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái cho biết, dịch tả lợn châu Phi xảy ra ở huyện Trạm Tấu từ ngày 5/5 đến ngày 18/8 tại 692 hộ, ở 31 thôn, bản của 9 xã. Tổng số lợn mắc bệnh buộc phải tiêu hủy 1.805 con, trọng lượng 61.153 kg. Hiện 9/9 xã ở huyện vùng cao Trạm Tấu đã qua 30 ngày không phát sinh dịch bệnh. Đến nay toàn tỉnh có 24 xã đã qua 30 ngày không phát sinh dịch bệnh.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đưa ra khuyến cáo các địa phương, nông hộ, cơ sở chăn nuôi... một số biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn để phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Ngày 16/7, ông Nguyễn Văn Luyến, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai cho biết, UBND huyện vừa có văn bản công bố hết dịch tả lợn châu Phi tại xã Bình Giáo – xã cuối cùng ghi nhận trường hợp lợn nhiễm bệnh. Như vậy, Chư Prông là huyện đầu tiên của tỉnh Gia Lai công bố hết dịch tả lợn châu Phi.
Trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi lan nhanh thì mô hình ứng dụng về mô hình phát triển chăn nuôi hữu cơ theo công nghệ vi sinh theo hình thức liên kết với các hợp tác xã, bà con nông dân của Tập đoàn Quế Lâm đã mang lại hiệu quả tích cực. Đàn lợn được nuôi theo công nghệ của Tập đoàn đã không bị ảnh hưởng từ dịch bệnh.
Bộ Tài chính vừa có các văn bản gửi 6 địa phương là Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Quảng Ninh tạm cấp tổng kinh phí 1.270 tỷ đồng hỗ trợ tiêu hủy lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến ngày 24/6/2019, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 60 tỉnh, thành phố trên cả nước. Bà Rịa Vũng Tàu và Lâm Đồng là 2 địa phương mới nhất vừa thông báo có ổ dịch tả lợn châu Phi. Như vậy, chỉ còn 3 địa phương nữa chưa xuất hiện ổ dịch là Bến Tre, Ninh Thuận và Tây Ninh.
Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, các địa phương trong cả nước đang đồng loạt triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan và phát sinh ổ dịch mới.
Ngày 4/6, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đã có buổi làm việc với đại diện 35 tỉnh, thành phố, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ để thống nhất cách thức và mức hỗ trợ người dân, doanh nghiệp một cách hợp lý, chính xác khi lợn bị bệnh dịch tả lợn châu Phi, buộc phải tiêu hủy.
Để giảm áp lực về nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh và số lượng lợn bệnh phải tiêu hủy, góp phần giảm thiểu tổn thất về kinh tế và ô nhiễm môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số biện pháp khẩn cấp về quản lý giết mổ lợn, tiêu thụ sản phẩm từ lợn khi có bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp, lây lan nhanh ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Trước tình hình trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khuyến cáo các trang trại, hộ chăn nuôi thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học để bảo vệ đàn lợn trước dịch tả lợn châu Phi cũng như các bệnh truyền nhiễm khác.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp đến trang trại lợn ở xã Tiên Dương, huyện Đông Anh để kiểm tra công tác chống dịch tả lợn châu Phi. Đây là một trong những địa phương có số lượng lợn bị tiêu hủy lớn nhất của Hà Nội.
Ngay sau khi xuất hiện hai ổ dịch tả lợn châu Phi tại hai hộ gia đình ở thị trấn Nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn (Yên Bái), ông Nguyễn Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo huyện Văn Chấn và các ngành chuyên môn khẩn trương phòng, chống dịch, không để dịch lây lan trên diện rộng.
Ngày 18/4, ông Đặng Văn Hiệp, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa cho biết, đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có 9 xã, phường thuộc các huyện Thiệu Hóa, Yên Định và thành phố Thanh Hóa công bố hết dịch tả lợn châu Phi.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ vừa ký ban hành Quyết định số 917/QĐ-UBND quy định hỗ trợ chủ chăn nuôi có lợn mắc bệnh, lợn nghi mắc bệnh lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả lợn châu Phi.
Ngày 12/4 tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức hội nghị công bố hết dịch tả lợn châu Phi. Như vậy, Bắc Kạn là địa phương thứ 2 sau tỉnh Hòa Bình công bố hết dịch tả lợn châu Phi.
Ngày 9/4, UBND huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội nghị công bố hết dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh. Theo đó, trong tổng số 23 tỉnh, thành phố trên toàn quốc xảy ra dịch tả lợn châu Phi, Hòa Bình là tỉnh đầu tiên công bố hết dịch tả lợn châu Phi.
Ngày 23/3, lãnh đạo phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu cho biết, trên địa bàn huyện vừa xuất hiện hai ổ dịch tả lợn châu Phi tại 2 xã vùng thấp là Căn Co và Noong Hẻo. Đây là huyện thứ hai của tỉnh Lai Châu xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, sau huyện Tam Đường.
Ngày 20/3, hai chốt kiểm dịch động vật tạm thời phục vụ phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi đặt trên quốc lộ 1A ở thị xã Điện Bàn, huyện Núi Thành (Quảng Nam) đã đi vào hoạt động nhằm kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn từ các tỉnh phía Bắc vào Nam tiêu thụ.
Trước diễn biến phức tạp và sự lây lan rộng của dịch tả lợn châu Phi, các địa phương trong cả nước đã thực hiện đồng loạt các giải pháp khống chế không để dịch lan rộng.
Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi đang bùng phát, các tỉnh, thành phố vẫn đang khẩn trương thực hiện các phương án phòng, chống dịch; trong đó chú trọng đề ra các giải pháp, hành động cụ thể nhằm hạn chế dịch lây lan sang các địa phương khác.
Sau khi xuất hiện ổ dịch đầu tiên trên địa bàn ở xã Yên Đức, thị xã Đông Triều, UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ra công điện “hỏa tốc” chỉ đạo, tập trung nguồn lực khống chế dịch tả lợn châu Phi
Trưa ngày 6/3, trao đổi với phóng viên qua điện thoại, ông Đỗ Thái Mỹ, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Điện Biên xác nhận, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
Để đối phó với dịch tả lợn châu Phi, các trang trại chăn nuôi quy mô lớn trên địa bàn Đồng Nai đang thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại bệnh trên đàn lợn. Sắp tới, ngành nông nghiệp Đồng Nai sẽ hỗ trợ kinh phí tiêm vắc xin cho hơn 20.000 con lợn của các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và cung cấp thông tin về dịch tả lợn châu Phi cho những đối tượng này.
Ngày 21/2, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc tại Việt Nam (FAO Việt Nam) cho biết, Tổ chức này sẽ hỗ trợ Cục Thú y kiểm soát dịch tả lợn châu Phi, đảm bảo sinh kế cho người chăn nuôi.
Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, ngày 20/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ra Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch này. Sau đây là toàn văn Chỉ thị: