Đẩy lùi dịch bệnh từ những quyết sách đúng đắn

Các cửa hàng ăn, uống trong TTTM BigC Thăng Long yêu cầu khách hàng đứng giãn cách và chỉ bán hàng mang về. Ảnh: Hoàng Hiếu – TTXVN
Các cửa hàng ăn, uống trong TTTM BigC Thăng Long yêu cầu khách hàng đứng giãn cách và chỉ bán hàng mang về. Ảnh: Hoàng Hiếu – TTXVN

Với việc nới lỏng giãn cách xã hội, cho hoạt động trở lại một số dịch vụ, từ đầu tháng 10 này, nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đang từng bước thực hiện chuyển hướng chiến lược “thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, nhằm từng bước mở cửa trở lại nền kinh tế, chuyển sang trạng thái "bình thường mới". Việc chuyển hướng chiến lược thích ứng an toàn với dịch bệnh thực sự là một quyết định khó khăn, nhưng có cơ sở và niềm tin vào sự thành công.

Đẩy lùi dịch bệnh từ những quyết sách đúng đắn ảnh 1Các cửa hàng ăn, uống trong TTTM BigC Thăng Long yêu cầu khách hàng đứng giãn cách và chỉ bán hàng mang về. Ảnh: Hoàng Hiếu – TTXVN

Khó khăn chồng chất khó khăn

Công cuộc chống dịch COVID-19 là không có tiền lệ không chỉ đối với Việt Nam mà toàn thế giới. Mỗi đợt bùng phát dịch lại có đặc điểm khác nhau, xảy ra các địa bàn khác nhau, các chủng virus biến thể nguy hiểm hơn trước. Biến chủng Delta mà chúng ta đang phải đối mặt đặc biệt nguy hiểm bởi tốc độ lây lan nhanh chóng, nguy cơ nhập viện của bệnh nhân COVID-19 ở mức cao và có khả năng gây tử vong cao hơn nhiều so với các biến chủng khác.

Trong khi đối mặt với dịch bệnh nguy hiểm này, nguồn lực y tế của nước ta có hạn. Hệ thống y tế trong điều kiện bình thường có thể đáp ứng được, nhưng khi có biến cố phức tạp, đột ngột xảy ra, thực sự là một thách thức lớn. Ngoài nguồn lực về con người, hầu hết các trang thiết bị y tế, thuốc, sinh phẩm, vaccine... đều phải nhập khẩu do chưa sản xuất được trong nước nên tốn kém, đôi khi, đôi chỗ còn bị động và lúng túng, ...

Đặc biệt, dù đạt thành tựu to lớn sau 35 năm đổi mới, song tiềm lực, quy mô nên kinh tế của nước ta vẫn còn hạn chế. Nguồn ngân sách Nhà nước dự trữ để chi cho những nhiệm vụ cấp bách, bất thường như tiên tai, dịch bệnh… chỉ khoảng hơn 12 ngàn tỷ đồng. Việc bảo vệ sức khỏe, tính mạng của gần 100 triệu người dân trước một “kẻ thù nguy hiểm và vô hình” với khả năng, tiềm lực như kể trên là một bài toán vô cùng hóc búa.

Chuyển hướng chiến lược

Gần 2 năm qua, Việt Nam đã phải đối mặt với 4 đợt dịch COVID-19 bùng phát, lây lan. Trong quá trình đó, chúng ta đã “bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo” để có những thay đổi chiến thuật, chuyển hướng chiến lược trong phòng, chống dịch COVID-19 linh hoạt, hợp lý và đều có hiệu quả cao như: hoàn thiện công thức phòng, chống dịch từ “5K”, lên công thức “5K + vaccine, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức của nhân dân”; quyết định giãn cách xã hội tại 23 tỉnh, thành phố phía Nam trong đợt dịch thứ 4; điều động nguồn nhân lực, chi viện cho các địa phương chống dịch; quyết định thành lập các Trạm Y tế lưu động; quyết định về chiến lược vaccine…

Mỗi lần thay đổi chiến thuật, chuyển hướng chiến lược đều là những quyết định hết sức khó khăn và là những “đêm trắng” của những người “đứng mũi chịu sào”. Để có những quyết định sáng suốt, Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đều huy động trí tuệ của các nhà quản lý, nhà chuyên môn, các nhà khoa học và tham khảo ý kiến của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Cùng với đó, bám sát thực tiễn, nắm chắc tình hình, làm tốt công tác dự báo, căn cứ dữ liệu khoa học để đưa ra các biện pháp phù hợp, kịp thời, hiệu quả và tổ chức thực hiện linh hoạt theo diễn biến tình hình dịch bệnh.

Đặc biệt, nếu như trước đây, Việt Nam theo đuổi mục tiêu “Zero COVID” vì lúc đó hệ thống y tế không thể đáp ứng được yêu cầu, độ bao phủ vaccine của nước ta còn thấp, với truyền thống đạo lý nhân văn của dân tộc, không chấp nhận người dân chịu thương vong; các biến chủng ban đầu của virus còn ít nguy hiểm hơn nên nước ta đã phòng, chống dịch thành công.

Sau một thời gian, chúng ta đã hiểu về chủng virus Delta và xác định dịch không thể loại bỏ trong một thời gian dài trước mắt. Mặt khác, sức chịu đựng của người dân và nền kinh tế đã tới giới hạn. Trong khi đó, hệ thống phòng, chống dịch cả nước vận hành tốt hơn, có thể ứng phó tốt hơn với dịch; hệ thống khám chữa bệnh đã được xây dựng, kết nối từ Trung ương tới 100% xã, phường, thị trấn. Cả nước đã tiêm được hơn 44,6 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 9 tính đến ngày 3/10 (đạt tỷ lệ tiêm ít nhất 1 mũi cho người từ 18 tuổi trở lên là gần 45%). Đặc biệt, mỗi người dân đã hiểu hơn, có ý thức và biết cách hơn trong phòng, chống dịch COVID-19. Do đó, việc chuyển từ chiến lược “Zero COVID” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh" là hoàn toàn phù hợp và cũng như nhiều nước trên thế giới đang thực hiện.

Đoàn kết là sức mạnh

Lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta đã chứng minh, mỗi lúc dân tộc lâm nguy, sức mạnh đoàn kết và lòng dân là yếu tố quyết định làm nên mọi chiến thắng. Công tác phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay cũng vậy.

Từ khi dịch COVID-19 bùng phát và lây lan, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã quan tâm đặc biệt, chỉ đạo, lãnh đạo sát sao; Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ đã vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt, có nhiều nghị quyết, chỉ thị, công điện... chỉ đạo công tác phòng, chống dịch cũng như hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Những cuộc họp không kể ngày đêm, những chuyến “vi hành” xuống cơ sở, những cuộc điện thoại giữa đêm khuya; hay hàng chục cuộc tiếp xúc, điện đàm, hàng chục bức thư của lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi các đối tác để mua, vay, yêu cầu cung cấp vaccine nhiều nhất, nhanh nhất để tiêm miễn phí cho nhân dân… đều vì sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trước hết, trên hết.

Thấu hiểu và hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến, cả nước đã đoàn kết, “nhất tề” phòng, chống dịch COVID-19. Nhìn lại những tháng vừa qua, trong bất cứ hoạt động nào, khi nào và ở đâu, câu chuyện phòng, chống COVID-19 luôn là chủ đề chính, nóng bỏng. Không chỉ các cơ quan đảng, quản lý Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội rốt ráo cho công cuộc chống dịch mà các nhà khoa học, giới trí thức cũng dốc lòng, dốc sức, trí tuệ, tâm huyết cho phòng, chống dịch. Các doanh nghiệp, doanh nhân, các tổ chức thiện nguyện, bạn bè quốc tế, người Việt Nam ở nước ngoài và người dân cả nước đã ủng hộ, vào cuộc mạnh mẽ phòng, chống dịch. Đặc biệt, lực lượng tuyến đầu như y tế, công an, quân đội, báo chí…thực sự bước vào “thời chiến”.

Trong quá trình phòng, chống dịch, tinh thần đại đoàn kết, truyền thống "tương thân tương ái", "lá lành đùm lá rách" của dân tộc lại phát huy sức mạnh hơn bao giờ hết. Đơn cử, khi 23 tỉnh, thành phố phía Nam thực hiện giãn cách xã hội, ứng phó với sự bùng phát, lây lan của dịch COVID-19 đã có hơn 30.000 y bác sĩ, công an, quân đội… từ khắp mọi miền Tổ quốc lên đường chi viện cho miền Nam.

Dịch bệnh nghiệt ngã, song cũng từ đó nảy sinh bao câu chuyện, hình ảnh đẹp, có sức lay động và hiệu triệu: từ tấm áo đẫm mồ hôi của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; bàn tay nhăn nhúm, tê tái của các y, bác sĩ; những lúc chợp mắt vội bên vệ đường của các chiến sĩ công an, bộ đội; giọt nước mắt của cô dâu, chú rể trong đám cưới online; những chuyến xe 0 đồng, "ATM gạo" miễn phí; những chuyến xe thực phẩm mang nặng nghĩa đồng bào…

Đến nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vận động và nhận được hơn 18.000 tỷ đồng của các tổ chức, cá nhân ủng hộ phòng, chống COVID-19. Trong đó, sau lời phát động của Thủ tướng Chính phủ, đến nay có hơn 553.300 tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp vào Quỹ vaccine phòng COVID-19 với hơn 8.779 tỷ đồng. Ngay sau khi phát động, Chương trình “Sóng và máy tính cho em” cũng nhận ủng hộ hơn 1 triệu máy tính với trị giá hơn 2.500 tỷ đồng và cam kết đầu tư 3.000 tỷ đồng để phủ sóng, hưởng ứng chương trình…

Qua công tác phòng, chống dịch cho ta thấy nhiều bài học quý. Trước hết, đó là bài học về sự đoàn kết, thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương, các tổ chức, cơ quan trong hệ thống chính trị, nhất là trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và huy động nguồn lực trong, ngoài nước, nguồn lực của nhân dân và doanh nghiệp. Trong đó, vai trò của nhân dân là đặc biệt quan trọng, đúng như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhiều lần nhắc: “Nhân dân vừa là trung tâm, vừa là chủ thể trong phòng, chống dịch COVID-19; chiến thắng COVID-19 là chiến thắng của nhân dân”.

Niềm tin tất thắng


Hiện nay, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đang ngày đêm huy động trí tuệ tập thể, gấp rút xây dựng và hoàn thiện “Hướng dẫn tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch COVID-19”, “Chiến lược tổng thể phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới”, “Chiến lược tổng thể khôi phục và phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường mới” để cả nước làm căn cứ, từng bước mở cửa trở lại nền kinh tế, đưa cuộc sống về trạng thái "bình thường mới".

Tuy nhiên, theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, việc phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội phụ thuộc rất lớn vào kết quả phòng, chống dịch COVID-19. Do đó, các bộ, ngành, địa phương, cơ quan chức năng tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, trong đó đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong phòng, chống dịch; tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương, đồng thời linh hoạt sáng tạo trong thực hiện chỉ đạo. Cùng với đó, củng cố hệ thống y tế từ Trung ương đến cơ sở, trong đó quan tâm hệ thống y tế lưu động để người dân được tiếp cận y tế từ cơ sở, bệnh tình không chuyển nặng; tiếp tục thực hiện công thức “5K + vaccine, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức của nhân dân” và các trụ cột: xét nghiệm, cách ly, điều trị; kết hợp hài hòa giữa phòng ngự và tấn công để phòng, chống dịch hiệu quả.

Đặc biệt, trong những ngày qua, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội, hàng chục ngàn người dân đang sinh sống, làm ăn ở các địa phương này đã và đang tự phát đi xe máy về quê, làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, cũng như nguy cơ mất an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội... Do đó, Thủ tướng kêu gọi người dân nên kiềm chế, không di chuyển tự phát và ở lại để tiếp tục tiêm vaccine, nhận cơ hội việc làm, ổn định cuộc sống; đồng thời chỉ đạo các địa phương phối hợp tổ chức đón, đưa người dân về quê nếu bà con thực sự có mong muốn, vì các lý do khác nhau, để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, đi lại thuận lợi, đảm bảo an toàn giao thông và tránh gây bức xúc cho người dân.

Nếu mỗi người, mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đều làm hết trách nhiệm của mình, vì sức khỏe, tính mạng của người dân, vì cộng đồng, quốc gia, dân tộc, tin rằng nhất định chúng ta sẽ thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, đưa cuộc sống trở về trạng thái "bình thường mới".

Phạm Tiếp

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Đồng bào Khmer góp phần đưa Kiên Giang ngày càng phát triển

Đồng bào Khmer góp phần đưa Kiên Giang ngày càng phát triển

Kiên Giang là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm 13% với hơn 56.000 hộ, khoảng 237.000 nhân khẩu. Đồng bào Khmer đã nêu cao tinh thần đoàn kết, tích cực tham gia các phong trào hành động cách mạng ở địa phương, góp phần đưa Kiên Giang ngày càng phát triển.

Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường từ 12/4

Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường từ 12/4

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nhiều hình thái thời tiết xuất hiện trong những ngày tới tại các khu vực. Tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ do ảnh hưởng không khí lạnh sẽ gây lạnh, rét kèm theo mưa dông ở khu vực này. Trong khi đó, khu vực miền Đông Nam Bộ nắng nóng có khả năng kéo dài trong những ngày tới.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 11/4/2025: Không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bộ

Bản tin Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia phát đi ngày 11/4 dự báo: Trên đất liền, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ kể từ ngày 12/4.

Cà Mau phát huy tinh thần “có gì góp nấy” trong đảng viên

Cà Mau phát huy tinh thần “có gì góp nấy” trong đảng viên

Để đạt mục tiêu đến cuối tháng 6/2025 hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn tỉnh, chiều 10/4, Đoàn công tác do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân dẫn đầu đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình tại địa bàn huyện Phú Tân.

Cầu nối quan trọng của báo chí tiếng Khmer

Cầu nối quan trọng của báo chí tiếng Khmer

Chiều 10/4, Đoàn công tác do Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Cần Thơ Phạm Văn Hiểu làm trưởng đoàn đã thăm và chúc mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây đến viên chức Phòng báo Khmer, Báo Cần Thơ.

Bình Phước thực hiện yêu cầu “3 không” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Phước thực hiện yêu cầu “3 không” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Bình Phước đang phấn đấu đến ngày 30/6/2025 hoàn thành xây dựng, sửa chữa 797 căn nhà cho người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và hộ nghèo, cận nghèo. Do đó, các địa phương ưu tiên hỗ trợ sớm cho những hộ có đủ điều kiện, không vướng các thủ tục về pháp lý, nhất là vấn đề đất đai để triển khai xây dựng nhà theo phương châm “dễ làm trước, khó làm sau”. Trước mắt, Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh sẽ phân bổ kinh phí hỗ trợ các hộ có đất xây nhà.

Ứng phó hạn mặn, hạn chế ảnh hưởng đời sống người dân

Ứng phó hạn mặn, hạn chế ảnh hưởng đời sống người dân

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu, trong đó xâm nhập mặn là một trong rất nhiều hậu quả do biến đổi khí hậu gây nên. Tại nhiều tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tình hình xâm nhập mặn đã và đang diễn biến khó lường, đòi hỏi cần phải tiếp tục có những giải pháp ứng phó hiệu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người dân tại các địa phương khu vực nêu trên.

Gia Lai xây mới, sửa chữa hơn 5.000 căn nhà

Gia Lai xây mới, sửa chữa hơn 5.000 căn nhà

Tính đến ngày 6/4, toàn tỉnh Gia Lai đã khởi công xây mới, sửa chữa 5.043 căn nhà, đạt 59,43% so với tổng số 8.485 căn theo kế hoạch; trong đó, 1.556 căn đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng.

EVNCPC hỗ trợ xây nhà ở cho hộ dân khó khăn ở miền Trung – Tây Nguyên

EVNCPC hỗ trợ xây nhà ở cho hộ dân khó khăn ở miền Trung – Tây Nguyên

Từ năm 2020-2025, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã trích gần 116 tỷ đồng từ nguồn quỹ phúc lợi và sự đóng góp của cán bộ công nhân viên cho các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, an sinh xã hội; trong đó đã xây dựng và trao tặng 291 căn nhà tình nghĩa cho nhiều hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung – Tây Nguyên có nơi ở an toàn, ổn định cuộc sống.

Thời tiết ngày 10/4/2025: Nắng nóng tiếp tục tại khu vực miền Đông Nam Bộ

Thời tiết ngày 10/4/2025: Nắng nóng tiếp tục tại khu vực miền Đông Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 10/4, ở khu vực miền Đông Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C. Cùng đó, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và vùng núi phía Tây khu vực từ Thanh Hóa đến Huế có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 35 độ C.

Vĩnh Long gắn kết nghĩa tình quân - dân nhân Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Vĩnh Long gắn kết nghĩa tình quân - dân nhân Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Tối 9/4, tỉnh Vĩnh Long tổ chức khai mạc Chương trình Tết Quân - Dân và Ngày hội Văn hóa - Thể thao đồng bào Khmer năm 2025. Chương trình diễn ra từ ngày 9 - 11/4 tại xã Đông Thành, thị xã Bình Minh gắn với Ngày hội Văn hóa - Thể thao đồng bào Khmer nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây với sự tham gia của khoảng 450 đại biểu đến từ 37 đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Ấm lòng hành động đẹp trên cao nguyên đá Hà Giang

Ấm lòng hành động đẹp trên cao nguyên đá Hà Giang

Chiều 9/4, Tổ công tác số 10 (Đội 4, Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an tỉnh Hà Giang) đã tiến hành trao trả tài sản bị rơi cho một nữ du khách mang quốc tịch Latvia (Lít-va) trong chuyến du lịch khám phá Cao nguyên đá Đồng Văn.

Khởi công Nhà tránh trú tại Cao Bằng

Khởi công Nhà tránh trú tại Cao Bằng

Ngày 9/4, tại bản Chồi, xã Đình Phùng, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đã diễn ra lễ khởi công xây dựng Nhà tránh trú cộng đồng – công trình thể hiện sự nỗ lực ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu tại các khu vực dễ bị tổn thương.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 9/4/2025: Khu vực miền Đông Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 9/4, tại Nam Bộ nền nhiệt độ thấp nhất từ 24-27 độ C, độ cao nhất 33-36 độ C, có mây, ngày nắng. Riêng khu vực miền Đông Nam Bộ có nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông cấp 2-3. Trong mưa dông cảnh báo có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đưa vào sử dụng bếp ăn cho học sinh vùng núi Hà Giang

Đưa vào sử dụng bếp ăn cho học sinh vùng núi Hà Giang

Chiều 8/4, tại xã Quảng Ngần, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hà Giang phối hợp với Tổng hội Nhất Quán Đạo Việt Nam khánh thành và đưa vào sử dụng công trình bếp ăn tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học Cơ sở Quảng Ngần (huyện Vị Xuyên, Hà Giang).