Đậu mùa khỉ được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm B

Đậu mùa khỉ được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm B

Tại Quyết định số 3044/QĐ-BYT vừa ban hành, Bộ Y tế đã bổ sung bệnh đậu mùa khỉ vào danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B - gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

Đậu mùa khỉ được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm B ảnh 1Bên trong thang máy, hành lang, khu vực chờ khám bệnh tại bệnh viện Da liễu Hà Nội được dán thông điệp phòng, chống dịch bệnh Đậu mùa khỉ. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN

Theo đó, các hoạt động phòng, chống bệnh được thực hiện theo quy định của luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và căn cứ vào tính chất nguy hiểm, khả năng lây truyền và tỷ lệ tử vong của bệnh đậu mùa khỉ.

Tại nước ta, các bệnh truyền nhiễm được phân làm 3 nhóm.

Trong đó, nhóm A là các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh bao gồm các bệnh bại liệt, cúm gia cầm A(H5N1), bệnh đậu mùa, bệnh COVID-19, bệnh sốt vàng…

Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong gồm bệnh do virus Adeno, bệnh do virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), bạch hầu, cúm, bệnh dại, ho gà, lao phổi, sốt xuất huyết, sốt rét, sởi, bệnh tay chân miệng, thuỷ đậu…

Nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh (giang mai, lậu, bệnh sốt mò, sán lá gan, sốt xuất huyết do virus Hanta…).

Tình hình dịch bệnh đậu mùa khỉ trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Việt Nam cũng đã ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh về từ nước ngoài.

Đậu mùa khỉ (monkeypox) không phải là bệnh mới, ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1958 trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu.

Trường hợp bệnh đầu tiên ở người được ghi nhận vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Công Gô, kể từ đó bệnh đậu mùa khỉ ở người trở thành bệnh lưu hành ở khu vực Trung Phi và Tây Phi.

Năm 2003, đợt dịch đầu tiên bên ngoài châu Phi là ở Mỹ liên quan đến cầy thảo nguyên (chó đồng) đã dẫn đến hơn 70 ca mắc và sau đó bệnh đậu mùa khỉ được báo cáo rải rác.

Từ tháng 5 đến nay dịch có diễn biến bất thường, lan ra nhiều quốc gia. Thời gian ủ bệnh thường 6-13 ngày, nhưng có thể dao động từ 5-21 ngày. Biểu hiện triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, nhưng tương tự như bệnh đậu mùa.

Các triệu chứng thường thấy như là: sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Bệnh có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ ở nước ta, Bộ Y tế đã khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

1. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.

3. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.

4. Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.

5. Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa virus đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.

6. Đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

PV

TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Khuyến cáo người dân không đi lấy nọc độc sau khi bị chó dại cắn

Khuyến cáo người dân không đi lấy nọc độc sau khi bị chó dại cắn

Ngày 14/1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) Đồng Nai, cho biết trên địa bàn vừa ghi nhận một trường hợp tử vong do mắc bệnh dại. Đáng nói, trường hợp này sau khi bị chó nghi dại cắn không thực hiện tiêm ngừa vaccine phòng dại mà chỉ đi nhờ thầy lang lấy nọc độc.

Khoảng cách giữa thời gian sống khỏe và tuổi thọ ngày càng nới rộng

Khoảng cách giữa thời gian sống khỏe và tuổi thọ ngày càng nới rộng

Nghiên cứu được công bố ngày 13/1 trên tạp chí y khoa JAMA Network Open đã chỉ ra khoảng cách ngày càng nới rộng giữa số năm sống khỏe và tuổi thọ của người dân tại 183 quốc gia được nghiên cứu. Cụ thể, người dân ở những quốc gia trên có trung bình 9,6 năm sống trong tình trạng sức khỏe kém.

Băng giá xuất hiện tại nhiều vùng núi cao Lào Cai

Băng giá xuất hiện tại nhiều vùng núi cao Lào Cai

Từ đêm 11/1 đến sáng 12/1, do ảnh hưởng của không khí lạnh từ phía Bắc tràn xuống, nhiệt độ tại các khu vực vùng cao của Sa Pa (Lào Cai) xuống rất thấp. Đặc biệt, khu vực đỉnh Fansipan, đỉnh đèo Trạm Tôn và Ô Quy Hồ xuất hiện băng tuyết phủ núi rừng, cây cối bị đóng băng trắng xóa.

Giải oan cho chất béo từ sữa trong chuyển hóa lipid

Giải oan cho chất béo từ sữa trong chuyển hóa lipid

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Trung Quốc đã làm sáng tỏ những tranh cãi lâu nay về tác động của sữa nguyên kem và chất béo từ sữa đối với sức khỏe con người. Kết quả được công bố trên tạp chí khoa học iMeta ngày 1/1 cho thấy việc tiêu thụ lâu dài sữa nguyên kem và chất béo từ sữa không gây ra tăng cân đáng kể hoặc làm tăng gánh nặng lipid trong máu, theo thí nghiệm đối với chuột.

Hy vọng mới về thuốc kéo dài tuổi thọ

Hy vọng mới về thuốc kéo dài tuổi thọ

Các nhà khoa học Mỹ gần đây đang tăng cường nghiên cứu thuốc làm tăng tuổi thọ của chó với mục đích tìm ra phương thức kéo dài tuổi thọ cho con người.

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi ngộ độc rượu

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi ngộ độc rượu

Thời gian qua, một số địa phương trên cả nước đã xảy ra những vụ ngộ độc rượu làm nhiều người phải nhập viện cấp cứu, trong đó có một số trường hợp tử vong. Nguyên nhân có thể là do sử dụng phải rượu không có nguồn gốc, do một số cơ sở mua cồn công nghiệp pha chế thành rượu. Xét nghiệm cho thấy hàm lượng độc tố Methanol trong các mẫu rượu này.

Bước tiến quan trọng trong điều trị chứng ngưng thở khi ngủ

Bước tiến quan trọng trong điều trị chứng ngưng thở khi ngủ

Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) ngày 20/12 đã phê duyệt Zepbound - loại thuốc đầu tiên được sử dụng để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ (OSA) ở bệnh nhân béo phì. Đây được coi là bước đột phá trong điều trị một tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến hàng triệu người Mỹ.

Mối liên hệ giữa bệnh Alzheimer và virus herpes

Mối liên hệ giữa bệnh Alzheimer và virus herpes

Trong một nghiên cứu mới đây, các chuyên gia tại Mỹ cho biết bệnh Alzheimer có thể có liên quan đến virus cytomegalo hay HCMV, thuộc nhóm virus herpes gây nhiễm trùng và có thể di chuyển từ ruột đến não.

Các nhà nghiên cứu Australia tìm ra cách vô hiệu hoá các đột biến gene gây ung thư

Các nhà nghiên cứu Australia tìm ra cách vô hiệu hoá các đột biến gene gây ung thư

Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà nghiên cứu của Trung tâm Ung thư Peter MacCallum ở thành phố Melbourne (Australia) đã chứng minh rằng có thể sử dụng công cụ chỉnh sửa gene mạnh mẽ CRISPR để vô hiệu hoá các đột biến gene KRAS G12, NRAS G12D và BRAF V600E gây ra ung thư tuyến tụy, đại trực tràng và ung thư phổi.

Hệ lụy sức khỏe từ thói quen nhai đá

Hệ lụy sức khỏe từ thói quen nhai đá

Các chuyên gia về sức khỏe răng miệng cảnh báo rằng thói quen này có thể gây ra nhiều tổn hại cho răng miệng và thậm chí phản ánh các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Tế bào gốc hé lộ bí quyết sống thọ trăm tuổi

Tế bào gốc hé lộ bí quyết sống thọ trăm tuổi

Một nhóm các nhà khoa học tại Boston (Mỹ) vừa đạt được bước tiến quan trọng trong việc nghiên cứu về tuổi thọ con người khi thiết lập thành công một ngân hàng tế bào gốc từ máu của những người sống thọ trên 100 tuổi, mở ra cơ hội mới để tìm hiểu các yếu tố góp phần tạo nên cuộc sống khỏe mạnh và trường thọ.

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc từ so biển

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc từ so biển

Sam biển quen thuộc và gắn liền với người dân các địa phương ven biển của tỉnh Nghệ An. Tại các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc và các thị xã Hoàng Mai, Cửa Lò, các món ăn chế biến từ sam biển hiện diện khá đa dạng trong văn hóa ẩm thực của người dân và nằm trong thực đơn của nhiều nhà hàng, khách sạn. Điều đáng lo lắng, trong khi sam biển là loài hải sản không độc, có giá trị dinh dưỡng, thương phẩm thì loài so biển có họ hàng và ngoại hình, màu sắc rất giống con sam lại chứa độc tố tetrodotoxin cực mạnh, có thể gây tử vong khi con người ăn phải.