Nỗi lo bệnh dại của ngành y tế Đắk Lắk

Nỗi lo bệnh dại của ngành y tế Đắk Lắk

Trong năm 2024, tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong do bệnh dại, đứng vào nhóm các tỉnh có số ca tử vong cao của cả nước. Đến đầu năm 2025, một trường hợp tử vong nghi do bệnh này vừa xảy ra tại huyện Krông Ana tiếp tục dấy lên nỗi lo về nguy cơ lây lan bệnh.

Chủ động giám sát, phát hiện và kiểm soát bệnh do virus Marburg

Chủ động giám sát, phát hiện và kiểm soát bệnh do virus Marburg

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tính đến ngày 10/10, tại Rwanda (một quốc gia ở Đông Phi) đã có 58 ca mắc bệnh do virus Marburg, trong đó có 13 trường hợp tử vong, đáng nói có đến 70% số ca mắc là nhân viên y tế. Bệnh do virus Marburg gây ra được đánh giá là bệnh lý nguy hiểm với khả năng lây truyền cũng như tỷ lệ tử vong cao có thể lên tới 88%.

Đắk Lắk: Số ca mắc bệnh truyền nhiễm gia tăng do khoảng trống tiêm phòng

Đắk Lắk: Số ca mắc bệnh truyền nhiễm gia tăng do khoảng trống tiêm phòng

Thời gian gần đây, tại tỉnh Đắk Lắk, các ca bệnh truyền nhiễm có chiều hướng gia tăng, trong đó, ghi nhận sự quay trở lại của bệnh sởi. Đáng lo ngại, tại địa phương có thời gian thiếu vaccine tạo nên những “khoảng trống miễn dịch” khiến nguy cơ các loại bệnh bùng phát là rất lớn.

Chuyên gia chia sẻ cách phòng tránh bệnh bạch hầu

Chuyên gia chia sẻ cách phòng tránh bệnh bạch hầu

Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, có nguy cơ lây lan nhanh thành dịch trong cộng đồng. Thời gian qua tại Nghệ An đã có trường hợp tử vong do bệnh bạch hầu và tại Bắc Giang đã có trường hợp mắc bệnh do tiếp xúc với bệnh nhân tử vong nêu trên.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửu khẩu quốc tế Tịnh Biên (Bộ đội Biên phòng An Giang) phối hợp với các lực lượng tại khu vực cửa khẩu tổ chức chốt chặn, kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện qua lại biên giới nhằm kiểm soát dịch bệnh và phòng chống các loại tội phạm. Ảnh: Công Mạo-TTXVN

An Giang: Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn bệnh truyền nhiễm từ biên giới

Trước diễn biến phức tạp của bệnh đậu mùa khỉ và các dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ xâm nhập vào địa bàn, UBND tỉnh An Giang yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường phòng, chống dịch bệnh, nhất là ở địa bàn biên giới, kiểm soát chặt chẽ người qua lại với tinh thần “sớm một bước, cao hơn một mức”, không để dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn.

Số ca bệnh dại tử vong gia tăng đột biến tại khu vực miền Trung

Số ca bệnh dại tử vong gia tăng đột biến tại khu vực miền Trung

Thông tin tại Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024 do Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sáng 27/3, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, những năm qua, bệnh cúm gia cầm và bệnh dại thường xuyên xảy ra ở nước ta, trong đó bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm lưu hành có số ca tử vong cao nhất.

Ghi nhận gần 70 trường hợp mắc bệnh ho gà chủ yếu tại khu vực phía Bắc

Ghi nhận gần 70 trường hợp mắc bệnh ho gà chủ yếu tại khu vực phía Bắc

Ngày 20/3, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, thông tin từ Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác gần 70 trường hợp mắc bệnh ho gà, chủ yếu tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc như Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Yên Bái, Nam Định, Phú Thọ và Vĩnh Phúc…

Kiểm soát kịp thời, hạn chế bùng phát các bệnh truyền nhiễm

Kiểm soát kịp thời, hạn chế bùng phát các bệnh truyền nhiễm

Chiều 12/3, Đoàn công tác của Viện Pasteur Nha Trang đã có buổi làm việc với Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Thuận về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm tại địa phương, trong tình hình một số bệnh có diễn biến phức tạp.

Đắk Lắk : Đối diện với tình hình dịch bệnh truyền nhiễm phức tạp trong mùa Đông - Xuân

Đắk Lắk : Đối diện với tình hình dịch bệnh truyền nhiễm phức tạp trong mùa Đông - Xuân

Thời gian qua, mặc dù cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, song các bệnh truyền nhiễm vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát và lây lan. Đặc biệt, vào thời điểm chuyển mùa và Tết Nguyên đán năm 2024 đang đến gần, nhu cầu đi lại, giao lưu, tiếp xúc của người dân tăng cao là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh phát triển.
Tăng cường điều trị ca mắc đậu mùa khỉ, không để xảy ra lây nhiễm chéo

Tăng cường điều trị ca mắc đậu mùa khỉ, không để xảy ra lây nhiễm chéo

Cơ quan y tế tỉnh Đồng Nai và Bình Dương xác nhận đã ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ trên địa bàn. Trước mắt chưa xác định được nguồn lây nhiễm của ca bệnh. Như vậy, tính đến nay, cùng với 2 ca được phát hiện năm 2022, Việt Nam đã ghi nhận 4 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ. Ở Việt Nam, Bộ Y tế xếp đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Khu vực điều trị nội trú cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện Thanh Nhàn. Ảnh: TTXVN phát

Bộ Y tế đề xuất sửa thời gian ủ bệnh, không phát hiện thêm ca mắc mới với COVID-19

Liên quan đến bệnh COVID-19, ngày 24/9, Bộ Y tế cho biết đã có Tờ trình số 1229/TTr-BYT trình Thủ tướng Chính phủ về dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm ban hành kèm theo Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi đang điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội). Ảnh: Minh Quyết - TTXVN

Sốt xuất huyết gia tăng với hơn 66.000 ca mắc, 14 bệnh nhân tử vong

Ngày 30/8, Bộ Y tế cho biết, theo kết quả giám sát dịch bệnh truyền nhiễm và báo cáo của các địa phương, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang có xu hướng tăng cao tại một số tỉnh, thành phố, đặc biệt là tình hình bệnh sốt xuất huyết tại Hà Nội và tình hình bệnh tay chân miệng tại khu vực miền Nam.
Khám phá mới về bệnh miễn dịch hiếm gặp

Khám phá mới về bệnh miễn dịch hiếm gặp

Ngày 4/5, Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) cho biết các nhà nghiên cứu tại viện này đã xác định được đặc điểm của bệnh giảm bạch cầu lympho CD4 vô căn (ICL), tình trạng suy giảm miễn dịch hiếm gặp khiến con người dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh tự miễn và ung thư.
Tiêm vaccine cho học sinh lớp 6. Ảnh: Văn Đức - TTXVN

Cầm tiêm chủng vaccine kịp thời để loại trừ, khống chế nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Liên quan đến vấn đề thiếu vaccine dịch vụ chưa thể tháo gỡ, nhiều phòng tiêm chủng phải đóng cửa, việc cung cấp vaccine tiêm chủng cho người dân bị gián đoạn, Bộ Y tế cho biết: Vaccine là một trong những biện pháp quan trọng phòng chống bệnh truyền nhiễm. Để bảo vệ hiệu quả sức khỏe cộng đồng, cần duy trì tỷ lệ miễn dịch cao và rộng khắp.
18 quận, huyện ở Hà Nội ghi nhận ca mắc thủy đậu

18 quận, huyện ở Hà Nội ghi nhận ca mắc thủy đậu

Tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, từ đầu năm đến ngày 21/3, trên địa bàn thành phố ghi nhận 548 ca mắc thủy đậu, tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái (cùng kỳ năm 2022 có 4 ca). Đáng lưu ý, số ca mắc cao nhất ở nhóm tuổi tiểu học và mầm non. Bệnh nhân ghi nhận tại 18/30 quận, huyện; dẫn đầu là Chương Mỹ 230 ca, tiếp đến là Mê Linh 69 ca, Ba Vì 60 ca, Nam Từ Liêm 56 ca, Mỹ Đức 42 ca...
Đậu mùa khỉ được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm B

Đậu mùa khỉ được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm B

Tại Quyết định số 3044/QĐ-BYT vừa ban hành, Bộ Y tế đã bổ sung bệnh đậu mùa khỉ vào danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B - gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.
Lào Cai: Gia tăng trẻ nhập viện do bệnh truyền nhiễm

Lào Cai: Gia tăng trẻ nhập viện do bệnh truyền nhiễm

Số trẻ nhập viện tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai đang có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt đối với các loại bệnh lý về đường hô hấp, tiêu hóa... Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần chủ động biện pháp đề phòng cho trẻ, tránh nguy cơ bệnh chồng bệnh.
Hà Nội: Ngăn chặn Adenovirus bùng phát

Hà Nội: Ngăn chặn Adenovirus bùng phát

Những ngày gần đây, số trẻ mắc Adenovirus tăng đột biến trên địa bàn Hà Nội khiến nhiều bệnh viện của Hà Nội và tuyến Trung ương quá tải do gia tăng các ca nhập viện vì Adenovirus, viêm phổi, viêm đường hô hấp, sốt xuất huyết, cúm… Đáng lưu ý, 80% ca mắc Adenovirus (hơn 1.000 ca) ghi nhận ở Bệnh viện Nhi Trung ương là bệnh nhi của các quận, huyện Hà Nội.
Bệnh sốt xuất huyết bùng phát theo chu kỳ: Người dân không nên chủ quan

Bệnh sốt xuất huyết bùng phát theo chu kỳ: Người dân không nên chủ quan

Dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam khi số ca mắc liên tục tăng cao. Đáng chú ý, các ca bệnh nặng cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Các chuyên gia cảnh báo, năm nay dịch sẽ bùng phát lớn theo chu kỳ, do đó người dân không nên chủ quan.
Đắk Lắk giám sát các khu vực có bệnh truyền nhiễm

Đắk Lắk giám sát các khu vực có bệnh truyền nhiễm

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk (CDC), hiện trên địa bàn, một số bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng... đang có xu hướng tăng và diễn biến phức tạp. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các địa phương và ngành Y tế tăng cường các biện pháp phòng, chống nhằm hạn chế sự lây lan của bệnh truyền nhiễm.