Virus đậu mùa khỉ đang gây ra mối lo ngại mới ở Trung Phi khi chủng clade Ia, vốn chỉ lây từ động vật sang người, cho thấy dấu hiệu tiến hóa để lây lan hiệu quả hơn giữa người với người.
Khu vực phía Nam ghi nhận 117 ca đậu mùa khỉ tại 10 tỉnh, thành phố; trong đó có 6 bệnh nhân đã tử vong. Đậu mùa khỉ dự báo sẽ tiếp tục lây lan trong cộng đồng, chưa có dấu hiệu chững lại. Đây là thông tin được lãnh đạo Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra tại Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống dịch bệnh khu vực phía Nam năm 2023, diễn ra vào ngày 22/12.
Cơ quan y tế tỉnh Đồng Nai và Bình Dương xác nhận đã ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ trên địa bàn. Trước mắt chưa xác định được nguồn lây nhiễm của ca bệnh. Như vậy, tính đến nay, cùng với 2 ca được phát hiện năm 2022, Việt Nam đã ghi nhận 4 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ. Ở Việt Nam, Bộ Y tế xếp đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Ngày 26/9, bác sĩ Huỳnh Minh Chín, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết, sức khỏe bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên trên địa bàn tỉnh đã ổn định. Bệnh nhân đang được cách ly, theo dõi, điều trị tại Khoa Nhiễm - Trung tâm Y tế thành phố Tân Uyên.
Ngày 25/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết, địa phương vừa ghi nhận trường hợp dương tính với virus đậu mùa khỉ. Đây là ca bệnh đầu tiên được ghi nhận tại Đồng Nai, hiện chưa xác định nguồn lây nhiễm.
Tại Quyết định số 3044/QĐ-BYT vừa ban hành, Bộ Y tế đã bổ sung bệnh đậu mùa khỉ vào danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B - gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh được đăng trên tạp chí BMJ số ra ngày 2/11, những người mắc bệnh đậu mùa khỉ có thể truyền virus 4 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng bệnh và hơn một nửa số ca lây nhiễm có thể diễn ra trong giai đoạn này.
Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ, bệnh đậu mùa khỉ có thể gây biến chứng nặng nề, thậm chí dẫn tới tử vong, ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng, đơn cử như những người nhiễm virus HIV không được điều trị.
Chiều 3/10, Bộ Y tế cho biết, tại Việt Nam đã ghi nhận ca mắc bệnh Đậu mùa khỉ đầu tiên. Đó là bệnh nhân nữ, 35 tuổi, thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh; khởi phát bệnh ngày 18/9/2022 khi đang du lịch tại Dubai (từ tháng 7/2022 đến 22/9/2022 về Việt Nam) với triệu chứng sốt kèm mệt mỏi, ớn lạnh, đau cơ, đau đầu và ho, xuất hiện các nốt đỏ, ngứa trên cánh tay, thân mình và mặt.
Theo thống kê từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), tính đến tối 3/8, toàn cầu có 25.391 ca mắc đậu mùa khỉ, trong đó có ít nhất 10 ca tử vong. Hiện tại, 83 quốc gia phát hiện có dịch, đặc biệt Mỹ đứng đầu với hơn 6.000 ca. Số ca mắc đậu mùa khỉ đang tăng theo con số vài nghìn ca mỗi ngày khiến nhiều nước, trong đó có Việt Nam phải tăng cường các biện pháp kiểm soát, phòng, chống.
Hiện nay, bệnh đậu mùa khỉ đã lây lan ra nhiều nước trên thế giới, nguy cơ xuất hiện tại Việt Nam là rất cao. Trong bối cảnh đó, ngành Y tế tỉnh Kon Tum đang khẩn trương thực hiện các biện pháp nhằm phòng, chống căn bệnh này khi có tới gần 300 km đường biên giới tiếp giáp với Lào và Campuchia.
Bệnh nhân đậu mùa khỉ có thể không có triệu chứng, thể nhẹ và nặng - Đây là thống nhất chia các thể lâm sàng của bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ của các chuyên gia đến từ Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế tại cuộc họp Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế nghiệm thu "Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị bệnh đậu mùa khỉ ở người" do Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức chiều 26/7, tại Hà Nội.
Trước nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập vào nước ra là rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh nhiều nước châu Âu ghi nhận số ca mắc tăng nhanh, chiều 24/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương chủ trì họp trực tuyến để bàn các biện pháp ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ.