Lễ hội cầu an của đồng bào dân tộc Bahnar

Lễ hội cầu an của đồng bào dân tộc Bahnar

Ngày 26/3, hòa trong không khí những ngày tháng 3 Tây Nguyên, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ( Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Bahnar đến từ tỉnh Gia Lai đã tổ chức tái hiện lễ hội cầu an cùng với lễ cúng cồng chiêng đặc sắc của dân tộc mình.
Nghệ nhân Y Thúy, thôn Đak KRăk, xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum là một trong những nghệ nhân dệt thổ cẩm “gạo cội” tại Kon Tum. Ảnh: Dư Toán – TTXVN

Bảo tồn, phát huy nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Bahnar

Tháng 2/2023 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quyết định công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Bahnar tại các huyện Đăk Hà, Sa Thầy, Kon Rẫy và thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum). Điều này mang lại những tín hiệu tích cực trong công tác bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của bà con.
Nghệ nhân Đinh Thị Hiền hướng dẫn học viên dệt thổ cẩm. Ảnh: Hoài Nam – TTXVN

Bảo tồn, phát huy giá trị thổ cẩm truyền thống của dân tộc Bahnar

Bao đời nay, cùng với các lễ hội truyền thống, dệt thổ cẩm cũng là niềm tự hào đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Thông qua dự án “Bảo tồn và phát triển dệt thổ cẩm Bahnar ở xã Kông Lơng Khơng” được Hội đồng Anh tài trợ, chị Trần Thị Bích Ngọc, một viên chức của xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã cùng các cộng sự nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị thổ cẩm truyền thống.
Nghệ nhân Y Trieng ở thị trấn Đăk Rve, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) đánh đàn T’rưng. Ảnh: Khoa Chương - TTXVN

Người lưu giữ nét văn hóa của người Jơ Lâng

Đối với cộng đồng người Jơ Lâng (nhánh của dân tộc Bahnar) đang sinh sống tại làng Kon Cheo Leo thuộc thôn 5, thị trấn Đăk Rve, huyện Kon Rẫy (Kon Tum), bà Y Trieng, 55 tuổi, được ví như “linh hồn” của làng khi am hiểu và thông thạo nhiều loại hình văn hóa truyền thống. Bà Y Trieng có thể chơi các loại nhạc cụ như K’lông pút, đàn T’rưng, đánh cồng chiêng và múa xoang. Đặc biệt, bà Y Trieng còn là nghệ nhân hát thành thục và biết nhiều bài hát dân ca truyền thống của dân tộc Bahnar.
Phong tục cưới hỏi của người Bahnar

Phong tục cưới hỏi của người Bahnar

Với người Bahnar, phong tục cưới hỏi có ý nghĩa rất quan trọng. Tùy từng vùng, miền mà phong tục này có những điểm khác nhau nhưng nhìn chung vẫn giữ được nét nguyên sơ, giàu tính nhân văn.
Nhà rông trong tổng thể làng Đê KJêng (xã Ayun, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Nguồn: danvan.vn

Hiệu quả từ cuộc vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai

Gia Lai là tỉnh có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, chiếm 44,7%, chủ yếu là dân tộc Bahnar và J’rai. Do phong tục, tập quán còn lạc hậu, nhận thức còn nhiều hạn chế nên đời sống của người dân còn khó khăn. Trước thực trạng đó, năm 2011, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Gia Lai đã ban hành Kế hoạch 449/KH-MT về việc triển khai cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”. Đến nay, qua hơn 10 năm, cuộc vận động đã mang lại những kết quả tích cực, góp phần nâng cao nhận thức, đời sống cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Phụ nữ Rơ Ngao biểu diễn múa xoang cầu mong một năm mới mùa màng tốt tươi. Ảnh: Khoa Chương

Lễ “Nước giọt” của người Rơ Ngao

Người Rơ Ngao là một nhánh của dân tộc Bahnar sống tập trung tại làng Kon Trang Long Loi, huyện Đăk Hà (Kon Tum). Vào dịp cuối năm, cộng đồng người Rơ Ngao lại tổ chức lễ cúng "Nước giọt" nhằm tạ ơn Yàng Ia (Thần nước) và cầu mong một mùa màng tốt tươi sẽ đến trong năm mới.
Hướng đi hiệu quả của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng đất khó Kbang

Hướng đi hiệu quả của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng đất khó Kbang

Mùa Xuân này, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại tỉnh Gia Lai phấn khởi bởi vườn cây ăn trái của gia đình được giá, được mùa. Những mô hình này được hình thành từ việc tích cực chuyển đổi diện tích sắn, lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Trưởng thôn Yôh (bên phải) chăm sóc rẫy bời lời gần 3ha mới chuyển đổi từ diện tích sắn kém hiệu quả. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Dân làng đoàn kết, ổn định đời sống nhờ Trưởng thôn Yôh

Những ngày cuối năm, ngôi làng Alao (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, Gia Lai) rộn ràng tiếng gọi nhau đi đổi công thu hoạch nông sản. Anh Yôh, Trưởng thôn là người tất bật nhất bởi đám ruộng gặt nào cũng cần sự có mặt của anh dù trong chốc lát để bà con thêm phần phấn khởi. Năm nay, người dân làng Alao vui mừng vì vụ lúa được mùa, bà con vui vẻ, đoàn kết cùng nhau chuẩn bị chào đón một năm mới sắp đến.
Người Rơ Ngao giữ gìn nghề đan lát truyền thống

Người Rơ Ngao giữ gìn nghề đan lát truyền thống

Người Rơ Ngao là một nhánh của dân tộc Bahnar sinh sống tại làng Kon Trang Long Loi, huyện Đăk Hà (Kon Tum). Đối với người Rơ Ngao, nghề đan lát được xem như một nét văn hóa rất riêng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Để bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của ngành nghề truyền thống, người dân Rơ Ngao chọn sử dụng các vật dụng bằng đan lát trong sinh hoạt, lao động, sản xuất và chú trọng phát triển các sản phẩm để phục vụ du lịch.
Làng Trớ, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai sau khi được sắp xếp, di dời nhà cửa theo Đề án của phát triển kinh tế - xã hội gắn với thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai. Ảnh: Dư Toán - TTXVN

Diện mạo mới ở vùng căn cứ cách mạng Chư A Thai, Gia Lai

Từng là “vùng trũng” về phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, bốn làng Pông, Trớ, Hek, Kinh Pêng (gọi chung là 4 làng đồn) thuộc xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện (Gia Lai) đang đổi thay từng ngày nhờ triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Huyện Kbang phát triển kinh tế từ trồng xen canh cây mắc ca

Huyện Kbang phát triển kinh tế từ trồng xen canh cây mắc ca

Huyện Kbang, tỉnh Gia Lai có diện tích gần 1.000 ha cây mắc ca, là địa phương có diện tích mắc ca lớn nhất tỉnh; trong đó, có 250 ha đang trong thời gian thu hoạch, ước sản lượng gần 180 tấn trong năm 2021. Diện tích mắc ca này hiện đang được trồng xen canh, cho hiệu quả sử dụng diện tích đất nông nghiệp ổn định hơn so với trước. Đây cũng là định hướng phát triển kinh tế cho người dân tại huyện Kbang, đặc biệt là người dân tộc Bahnar trên địa bàn.
Những bộ đồ thổ cẩm cách tân do anh Tưih lên ý tưởng thiết kế thu hút đông đảo giới trẻ Bahnar thuê mặc chụp ảnh lưu niệm, ảnh cưới. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN

Chàng giáo viên Bahnar với ý tưởng phát triển thời trang thổ cẩm

Không chỉ yêu nghề, mến trẻ, thầy giáo Tưih (sinh năm 1988, người Bahnar, ở làng Dur, xã Glar, huyện Đắk Đoa, Gia Lai) còn rất tâm huyết với việc phát triển văn hóa truyền thống của dân tộc. Nhiều năm trở lại đây, anh Tưih đã lên ý tưởng thiết kế các mẫu váy cưới, váy dạ hội bằng thổ cẩm rất bắt mắt, được đông đảo giới trẻ Bahnar lựa chọn.
Chị Đinh Thị Em (phải) hướng dẫn chị Đinh Thị Choi, làng Yun, xã Yang Bắc, huyện Đăk Pơ (Gia Lai) chăm sóc vườn ngô từ nguồn vốn vay của Chi hội phụ nữ làng Yun. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN

Đinh Thị Em - Chi hội trưởng phụ nữ tiên phong, gương mẫu

So với mặt bằng chung của phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai, chị Đinh Thị Em, Chi hội trưởng Chi Hội liên hiệp phụ nữ làng Yun, xã Yang Bắc, huyện Đăk Pơ luôn là một tấm gương tiên phong, gương mẫu trong các phong trào xây dựng, phát triển tại địa phương. Dù mới 37 tuổi nhưng chị Em đã có 16 năm đảm nhận nhiều vai trò công tác tuyên truyền cơ sở, góp phần lớn đưa làng Yun trở thành làng Nông thôn mới kiểu mẫu trong đồng bào dân tộc thiếu số vào năm 2019.
Trẻ em người Bahnar, xã Chư Hreng, thành phố Kon Tum rọc lá chuối, gói bánh tét ủng hộ đồng bào miền Trung. Ảnh: Dư Toán – TTXVN.

Người dân Kon Tum hướng về miền Trung ruột thịt

Cùng với người dân cả nước hướng về miền Trung ruột thịt, những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Kon Tum diễn ra nhiều chương trình ý nghĩa, quyên góp sức người, sức của, với mong muốn giúp bà con nhân dân miền Trung sớm vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của mưa lũ.
Về với buôn làng sau 9 năm làm "người rừng"

Về với buôn làng sau 9 năm làm "người rừng"

"Mình về với buôn làng" là câu nói ngậm ngùi của Kưnh, đối tượng cuối cùng theo tà đạo Hà Mòn tại Gia Lai sau khi được giáo dục cảm hóa hơn 2,5 tháng tại trụ sở Công an huyện Mang Yang (Gia Lai).
Gia Lai nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số

Gia Lai nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số

Những năm qua, tỉnh Gia Lai đã có nhiều chính sách quan tâm phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trên địa bàn để hài hòa nguồn nhân lực địa phương, qua đó tạo sự đồng thuận, đoàn kết, tìm được tiếng nói chung giữa chính quyền và nhân dân trong tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng trên địa bàn.
Lễ mừng lúa mới trên quê hương anh hùng Núp

Lễ mừng lúa mới trên quê hương anh hùng Núp

Mới đây, tại làng Sitơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang (Gia Lai) - quê hương của Anh hùng Núp, đồng bào dân tộc Bahnar đã tổ chức tái hiện Lễ mừng lúa mới với ý nghĩa tạ ơn Yàng Sri (thần Lúa) đã mang đến mùa màng bội thu cho dân tộc mình.
Tái hiện Lễ Tơ Mon của đồng bào dân tộc Bahnar

Tái hiện Lễ Tơ Mon của đồng bào dân tộc Bahnar

Ngày 19/5, tại Làng Văn Hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Bahnar ở xã Tơ Tung, huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai đã tổ chức tái hiện lễ Tơ Mon đặc sắc của dân tộc mình.
Nét đẹp văn hóa cúng kho lúa đầu năm mới của đồng bào Bahnar

Nét đẹp văn hóa cúng kho lúa đầu năm mới của đồng bào Bahnar

Xuất phát từ tín ngưỡng vạn vật hữu linh, đồng bào dân tộc Bahnar ở Gia Lai cho rằng mọi vật đều có tâm hồn. Năm mới, khi vụ mùa đã được thu hoạch xong, lúa đem từ đồng về chất đầy kho là thời điểm đồng bào Bahnar tổ chức cúng kho lúa, cầu mong thần lúa cho dân làng dồi dào sức khỏe, mùa vụ sau bội thu...
Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2018: Đa dạng văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai

Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2018: Đa dạng văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai

Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2018 là nơi gặp gỡ, hội tụ nghệ nhân các loại hình văn hóa nghệ thuật của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và của tỉnh Gia Lai nói riêng. Hơn 200 nghệ nhân của tỉnh Gia Lai đại diện cho hai dân tộc chính là Jrai và Bahnar biểu diễn nghệ thuật tạc tượng, đan lát, dệt thổ cẩm, diễn tấu cồng chiêng, diễn xướng sử thi, hát dân ca hòa trong không khí rộn ràng của nhiều dân tộc tỉnh bạn có mặt tại Festival lần này.
Độc đáo "Lễ thổi tai" của đồng bào dân tộc Bahnar

Độc đáo "Lễ thổi tai" của đồng bào dân tộc Bahnar

Trong khuôn khổ Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2018, ngày 20/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Bahnar đến từ làng Leng, xã Tơ Tung, huyện K'Bang, tỉnh Gia Lai đã tổ chức tái hiện " Lễ thổi tai" độc đáo của dân tộc mình.