Đắk Lắk tìm giải pháp giảm phát thải, tăng năng suất cho cây lúa

Đắk Lắk tìm giải pháp giảm phát thải, tăng năng suất cho cây lúa

Ngày 11/1, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Công ty cổ phần Net Zero Carbon tổ chức Tọa đàm "Giải pháp trọn gói lúa xanh giảm phát thải và tăng năng suất" nhằm chia sẻ thông tin và thảo luận về các giải pháp canh tác lúa bền vững. Tham dự hội thảo có lãnh đạo các đơn vị thuộc Sở, UBND các địa phương, Hội Nông dân tỉnh, Liên minh Hợp tác xã, Trung tâm khảo nghiệm giống và sản phẩm cây trồng Tây Nguyên, hợp tác xã, nông dân trồng lúa.

Đắk Lắk tìm giải pháp giảm phát thải, tăng năng suất cho cây lúa ảnh 1Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Hoài Dương phát biểu khai mạc tọa đàm. Ảnh: Hoài Thu – TTXVN

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Hoài Dương cho biết, sản xuất lúa của tỉnh Đắk Lắk đứng đầu khu vực Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên với diện tích gieo trồng ổn định hơn 100.000 ha, chiếm khoảng 34,98% diện tích gieo trồng cây hàng năm của tỉnh; năng suất bình quân đạt 69,5 tạ/ha, sản lượng ước đạt 800.000 tấn trong năm 2023.

Diện tích lúa phân bổ rộng rãi, trong đó, các huyện như Ea Súp, Krông Pắc, Lắk, Ea Kar, Krông Ana là những địa phương có diện tích canh tác lúa nước lớn và hình thành được các vùng sản xuất lúa gạo hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Nhiều địa phương trong tỉnh sử dụng giống lúa chất lượng cao, nhiều giống lúa mới có chất lượng được công nhận và sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ để gia tăng giá trị cho hạt gạo, tăng thu nhập cho người nông dân.

Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Đối với ngành trồng trọt, tác động rõ thấy là diện tích đất canh tác suy giảm, tình trạng hạn hán và sâu bệnh, xâm nhập mặn… gây áp lực lớn đến năng suất cây trồng, sinh kế của người nông dân và cơ hội thương mại nông sản.

Đắk Lắk tìm giải pháp giảm phát thải, tăng năng suất cho cây lúa ảnh 2Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Hắc Hiển tham luận, thảo luận tại tọa đàm. Ảnh: Hoài Thu – TTXVN.

Tham dự hội thảo có lãnh đạo các đơn vị thuộc Sở, UBND các địa phương, Hội Nông dân tỉnh, Liên minh Hợp tác xã, Trung tâm khảo nghiệm giống và sản phẩm cây trồng Tây Nguyên, hợp tác xã, nông dân trồng lúa.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Hoài Dương cho biết, sản xuất lúa của tỉnh Đắk Lắk đứng đầu khu vực Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên với diện tích gieo trồng ổn định hơn 100.000 ha, chiếm khoảng 34,98% diện tích gieo trồng cây hàng năm của tỉnh; năng suất bình quân đạt 69,5 tạ/ha, sản lượng ước đạt 800.000 tấn trong năm 2023.

Diện tích lúa phân bổ rộng rãi, trong đó, các huyện như Ea Súp, Krông Pắc, Lắk, Ea Kar, Krông Ana là những địa phương có diện tích canh tác lúa nước lớn và hình thành được các vùng sản xuất lúa gạo hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Nhiều địa phương trong tỉnh sử dụng giống lúa chất lượng cao, nhiều giống lúa mới có chất lượng được công nhận và sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ để gia tăng giá trị cho hạt gạo, tăng thu nhập cho người nông dân.

Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Đối với ngành trồng trọt, tác động rõ thấy là diện tích đất canh tác suy giảm, tình trạng hạn hán và sâu bệnh, xâm nhập mặn… gây áp lực lớn đến năng suất cây trồng, sinh kế của người nông dân và cơ hội thương mại nông sản.

Ở khía cạnh khác, nông nghiệp chỉ xếp sau ngành năng lượng và giao thông vận tải về lượng phát thải khí nhà kính ra môi trường, góp phần gia tăng tốc độ biến đổi khí hậu. Do đó, tọa đàm "Giải pháp trọn gói lúa xanh giảm phát thải và tăng năng suất" nhằm trao đổi, tìm ra nhóm giải pháp phù hợp để thúc đẩy ngành nông nghiệp của tỉnh phát triển bền vững, đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Hoài Dương mong muốn, sau tọa đàm, hai bên phối hợp triển khai nhiều hoạt động để ngành lúa gạo Đắk Lắk nói riêng, Tây Nguyên nói chung phát triển. Các doanh nghiệp, hợp tác xã và người nông dân sẽ là những thành tố tạo bệ đỡ đưa ngành lúa gạo Đắk Lắk phát triển bền vững và vươn xa hơn trên thị trường gạo chất lượng.

Tại buổi toạ đàm, các đại biểu cho rằng, sản xuất lúa gạo đang gặp không ít khó khăn, thách thức do biến đổi khí hậu khiến diện tích đất canh tác suy giảm, tình trạng hạn hán và sâu bệnh. Cùng với đó, thực hiện cam kết của Chính phủ tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26) là phải giảm 30% lượng phát thải khí metan gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030, giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050 thì sản xuất nông nghiệp cũng phải có trách nhiệm trong thực hiện cam kết này.

Vì vậy các chuyên gia cho rằng, để giảm phát thải khí nhà kính trong trồng lúa nước cần thực hiện đồng bộ các biện pháp như chế độ tưới nước chủ động khô và ngập nước thay vì để các ruộng lúa ngập nước trong suốt cả mùa vụ, từ đó giúp giảm phát thải khí metan, giải pháp này cần xây dựng hệ thống thủy lợi chủ động để áp dụng công nghệ phù hợp và đòi hỏi chi phí đầu tư tương đối lớn.

Ông Trần Minh Tiến, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Net Zero Carbon Việt Nam cho rằng, để sản xuất lúa bền vững chất lượng cao, giảm phát thải khí nhà kính, bên cạnh các giải pháp như đưa vào sản xuất các giống lúa phù hợp, sử dụng phân bón, chế phẩm hợp lý, thực hành nông nghiệp tuần hoàn, cần quan tâm hơn nữa đến kỹ thuật canh tác lúa mới theo hình thức ướt – khô xen kẽ.

Trước đây, cây lúa ngập 120 ngày trong nước thì phát thải ra khí metan rất nhiều, đồng thời cây lúa rất hạn chế trong hút các dưỡng chất từ đất. Nếu áp dụng quy trình ướt – khô xen kẽ thì đất và cây lúa có thời gian nghỉ ngơi tái tạo, sự phát triển bộ rễ của cây phát triển rất sâu, cây lúa phát triển mạnh, hạt lúa mẩy hơn và nhiều hạt hơn, sản lượng tăng lên từ 9 - 26%.

Hoài Thu

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm