Ngày 11/1, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Công ty cổ phần Net Zero Carbon tổ chức Tọa đàm "Giải pháp trọn gói lúa xanh giảm phát thải và tăng năng suất" nhằm chia sẻ thông tin và thảo luận về các giải pháp canh tác lúa bền vững.
Trong vụ Hè Thu 2024, nông dân Tiền Giang gieo sạ gần 43.000 ha. Đến đầu tháng 10/2024, nông dân địa phương đã thu hoạch được trên 15.000 ha, năng suất bình quân đạt 58,5 tạ/ ha và sản lượng trên 89.000 tấn lúa.
Chính sách cải tạo vùng Đồng Tháp Mười được Trung ương khởi xướng. Đảng bộ tỉnh Long An nhận định, Đồng Tháp Mười là vùng đất có nhiều tiềm năng và đề ra quyết tâm khai thác, đưa cây lúa, cây tràm trở thành cây trồng chủ lực.
Mới đây, các nhà khoa học Trung Quốc đã hoàn thành bản đồ kỹ thuật số biến đổi gene của cây lúa dựa trên hơn 10.000 mẫu lúa, qua đó đưa ra một công cụ mới để nghiên cứu sâu hơn về các giống lúa tự nhiên, đặc biệt là các giống quý hiếm.
Đồng bằng sông Cửu Long mỗi năm sản xuất khoảng 24 triệu tấn lúa, tương đương khoảng 24 triệu tấn rơm rạ. Tuy nhiên, hiện nay lượng rơm rạ được tận dụng chỉ khoảng 30% (khoảng 7 triệu tấn). Rơm rạ còn lại trong mùa gặt thường được người dân đốt hoặc ủ vùi dưới ruộng. Điều này dễ dẫn đến nguy cơ ngộ độc cho cây lúa, gây phát thải khí nhà kính. Vấn đề giải quyết rơm rạ như thế nào vừa hiệu quả, vừa tăng thêm thu nhập cho nông dân là câu chuyện được đặt ra.
Chiều 12/10, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả sử dụng phân bón lá hữu cơ Nano Canxi-Silic “PAN” trên cây lúa tại huyện Bình Lục và Thanh Liêm.
Theo một nghiên cứu gần đây đăng trên tạp chí Công nghệ sinh học thực vật, một nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát hiện ra một gene mới có thể nâng cao khả năng chịu hạn ở cây lúa.
“Đã là người con Thái Bình, thì phải xây dựng được thương hiệu cho giống lúa Thái Bình. Từ thương hiệu giống lúa Thái Bình, phải tạo ra được thương hiệu cho gạo Thái Bình. Chỉ có làm được thế, mới phần nào trả được ơn cho quê hương". Đó là những lời tâm huyết của thương binh, doanh nhân, Anh hùng Lao động Trần Mạnh Báo, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed trong cuốn tự truyện “Đối thoại với cánh đồng”. Đúng như lời ông nói, gần 50 năm qua, ông luôn dành tất cả tâm trí cho hành trình phát triển giống lúa “trả ơn cho quê hương".
Thời gian qua, mô hình tôm - lúa đã mang lại những hiệu quả bền vững cho người nông dân nơi vùng biển mặn huyện Thạnh Phú, Bến Tre. Đây được xem là mô hình sản xuất không chỉ thân thiện môi trường, mà còn tạo ra sản phẩm lúa an toàn - con tôm sạch, đặc biệt thích ứng tốt với những biến đổi khí hậu hiện nay. Mô hình "con tôm ôm cây lúa" nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích đất canh tác giúp tăng thu nhập lên 2-3 lần so với trước đây.
Vụ Hè Thu 2020, tỉnh Kiên Giang thực hiện nhiều mô hình khuyến nông tiên tiến trên cây lúa theo hướng giảm lượng giống gieo sạ và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, khắc phục tình trạng hạn hán gây thiếu nước tưới, giúp người nông dân sản xuất hiệu quả, nâng cao thu nhập, kế hoạch năm 2020 tỉnh Phú Yên tiếp tục chuyển đổi khoảng 750 ha đất lúa kém hiệu quả, năng suất thấp sang các cây trồng khác.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, tình hình dịch bệnh trên cây lúa vụ Đông Xuân 2018 - 2019, Hè Thu 2019 trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, nhiều diện tích lúa vẫn nhiễm bệnh nhẹ.
Vụ lúa Đông Xuân năm 2018 - 2019, toàn tỉnh Điện Biên gieo cấy khoảng 9.460 ha. Tuy nhiên, tình hình sâu bệnh, đặc biệt là bệnh đạo ôn diễn biến phức tạp đang tiếp tục có nguy cơ phát sinh, gây hại mạnh giai đoạn lúa trổ, ảnh hưởng đến năng suất.
Tại An Giang vẫn còn nhiều trà lúa cùng một tiểu vùng là cầu nối cho các đối tượng sâu, bệnh hại lưu tồn và bộc phát gây hại cho các vụ sản xuất tiếp theo. Do vậy, ngành nông nghiệp tỉnh An Giang đã khuyến cáo các giống lúa như: Om4218, IR50404, Jasmine 85, Om2514, OM5451, OM6073, nàng hoa 9, Đài thơm 9, RVT... nhiễm sâu, bệnh khiến nguy cơ lớn dịch hại bộc phát ảnh hưởng lớn đến sản xuất.
Giáo sư, Tiến sĩ (GS.TS) Nguyễn Thị Lang, nguyên Trưởng Bộ môn Di truyền và chọn giống, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long là một trong 7 người phụ nữ được vinh danh trong Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2011; Giải thưởng Phụ nữ sáng tạo năm 2014 vì có thành tích đặc biệt trong việc nghiên cứu thành công giống lúa lai có khả năng chịu mặn, năng suất, chất lượng cao.
Do ảnh hưởng của đợt rét đậm từ ngày 24/2, trong những ngày qua, nhiệt độ trung bình tại các tỉnh phía Bắc thường ở mức 15 độ C. Điều này khiến nông dân nhiều nơi lo lắng đợt rét sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây lúa.