Tháng Thanh niên năm 2018

Đắk Lắk đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp

Đắk Lắk đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp
Theo anh Y’Nhuân Byă, Bí thư Tỉnh Đoàn Đắk Lắk, hiện nay đội ngũ thanh niên có tinh thần sáng tạo, năng động trong khởi nghiệp, liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm… Để đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp, Tỉnh Đoàn Đắk Lắk đã tạo điều kiện cho đoàn viên, thanh niên tiếp cận các nguồn vốn khởi nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh, đặc biệt là tại các vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nguồn vốn hỗ trợ khởi nghiệp đã góp phần giúp đỡ thanh niên xây dựng các mô hình kinh tế trồng trọt và chăn nuôi; nhiều mô hình đã thành công, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Điển hình như anh Y’Linh Niê (sinh năm 1988) dân tộc Êđê, thôn 4, thị trấn Ea Pôk, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk, đã khởi nghiệp thành công bằng mô hình trồng hoa cúc, đem lại thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm. Anh Y’Linh cho biết, năm 2014, khi đang loay hoay tìm kiếm nguồn vốn để phát triển mô hình trồng hoa cúc thì anh được vay 20 triệu đồng từ nguồn vốn khởi nghiệp của Đoàn Thanh niên. Có được nguồn vốn, Y’Linh đã đến tỉnh Lâm Đồng học kỹ thuật canh tác hoa cúc và xây dựng thành công mô hình trồng hoa cúc tại địa phương. Hiện tại Y’Linh đã hoàn thành thủ tục vay thêm 50 triệu đồng vốn khởi nghiệp của Đoàn Thanh niên để tiếp tục đầu tư mô hình trồng nấm linh chi, phát triển thêm kinh tế gia đình.

Anh Vũ Việt Dũng (sinh năm 1992) ở thôn 7, xã Ea Kpam, huyện Cư M’gar khởi nghiệp thành công từ mô hình trồng nấm. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN
 
Anh Vũ Việt Dũng (sinh năm 1992) ở thôn 7, xã Ea Kpam, huyện Cư M’gar khởi nghiệp thành công từ mô hình trồng nấm. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN
 Anh Vũ Việt Dũng (sinh năm 1992) ở thôn 7, xã Ea Kpam, huyện Cư M’gar khởi nghiệp thành công từ mô hình trồng nấm. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Đi đầu trong phong trào thanh niên phát triển kinh tế tại địa phương, anh Vũ Việt Dũng (sinh năm 1992), thôn 7, xã Ea Kpam, huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) cho biết, năm 2016 anh khởi nghiệp bằng mô hình trồng nấm bào ngư, nấm linh chi, nấm mèo. Với 10.000 bịch nấm trong một vụ từ 4 - 5 tháng, sản lượng đạt hơn 2 tấn, anh thu về khoảng 40 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Tháng 8/2017, anh Dũng được vay thêm 100 triệu đồng từ nguồn vốn khởi nghiệp của Đoàn Thanh niên để mở rộng quy mô sản xuất. Số vốn này giúp anh xây dựng thêm lò hấp, nhà trại và đầu tư thiết bị kỹ thuật để phát triển sản xuất. Mô hình trồng nấm của anh Dũng còn đem lại việc làm thường xuyên cho 6 lao động địa phương với mức lương từ 7 - 9 triệu đồng/tháng. Trong thời gian tới, khi nhận nguồn vốn vay của Đoàn Thanh niên, anh Dũng sẽ mở rộng quy mô sản xuất và đầu tư khoa học kỹ thuật. Mô hình trồng nấm sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn và giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Mô hình trồng nấm của anh Vũ Việt Dũng (sinh năm 1992) ở thôn 7, xã Ea Kpam, huyện Cư M’gar tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN
Mô hình trồng nấm của anh Vũ Việt Dũng (sinh năm 1992) ở thôn 7, xã Ea Kpam, huyện Cư M’gar tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Anh Y’Nhuân Byă khẳng định, đoàn viên, thanh niên khởi nghiệp thành công không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh mà còn lan tỏa, thúc đẩy phong trào sáng tạo khởi nghiệp trong toàn tỉnh. Những thanh niên thành công trong phát triển kinh tế còn tích cực chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nguồn vốn cho những đoàn viên khác cùng khởi nghiệp để xây dựng quê hương Đắk Lắk ngày càng giàu đẹp.
 
Tuấn Anh 

Có thể bạn quan tâm