Yên Bái đa dạng hệ thống tiêu thụ sản phẩm OCOP

Bằng nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, đa dạng hệ thống phân phối, kênh tiêu thụ sản phẩm gắn với ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, các sản phẩm OCOP của tỉnh Yên Bái đã xuất hiện ngày càng nhiều và từng bước khẳng định vị thế trên thị trường, được người tiêu dùng tin tưởng đón nhận.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Festival nông sản, OCOP, làng nghề gắn kết du lịch

Tối 30/11, tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức khai mạc “Festival nông sản, OCOP, làng nghề gắn kết du lịch - Thái Nguyên 2023”. Đây là hoạt động được triển khai theo Quyết định số 386/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025.


Gạo ST25 lần thứ hai đạt giải gạo ngon nhất thế giới

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 30/11, gạo Ông Cua ST25 của Việt Nam đã đạt giải nhất tại Hội thi gạo ngon nhất thế giới lần thứ 15 do The Rice Trader tổ chức, trong khuôn khổ Hội nghị thương mại lúa gạo toàn cầu diễn ra tại Cebu, Philippines.


Độc đáo ẩm thực các dân tộc vùng Tây Nguyên

Nằm trong chuỗi các hoạt động của Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I tại tỉnh Kon Tum, năm 2023, du khách và bạn bè gần xa được thưởng thức nhiều món ăn độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc qua Hội thi Ẩm thực truyền thống các dân tộc vùng Tây Nguyên.


Cam Cao Phong được mùa, nông dân phấn khởi

Những ngày cuối tháng 11/2023, trên thủ phủ đất cam huyện Cao Phong (Hòa Bình), người dân nơi đây phấn khởi, nô nức thu hoạch những vườn cam trĩu quả, vàng ươm, thơm ngọt. Mùa vụ năm nay, cam Cao Phong đạt năng suất cao, chất lượng ổn định. Giá bán tại vườn dao động từ 20.000 - 25.000 đồng/kg. Sản phẩm đang được tiêu thụ mạnh trên các thị trường trong và ngoài tỉnh.


Chỉ dẫn địa lý "Cua Cà Mau" chỉ được cấp cho giống cua xanh

Cà Mau là một trong 13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long và là tỉnh cực Nam của đất nước, có 3 mặt giáp biển, nơi chứa đầy phù sa, vùng ngập mặn, lợ phong phú với sản lượng cua biển dẫn đầu trong cả nước. Nhưng "Cua Cà Mau" mới chỉ được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến nhiều trong một năm trở lại đây với việc Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành Quyết định số 2576/QĐ-SHTT cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00116 cho sản phẩm "Cua Cà Mau". Đây là sản phẩm thứ hai được chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý ở Cà Mau, do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức quản lý.


Bưởi tiến vua mang lại nguồn thu hàng trăm tỷ đồng

Được coi là vùng đất “thủy tổ” cây bưởi của tỉnh Yên Bái, những năm gần đây, nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc chăm sóc cây bưởi theo hướng hữu cơ và chủ động liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, quả bưởi đã được nâng tầm về chất lượng và mẫu mã. Từ đó, từng bước xác lập thương hiệu bưởi Khả Lĩnh trên thị trường, đem lại nguồn thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm cho nhiều hộ dân vùng bưởi huyện Yên Bình và cả tỉnh Yên Bái.


Xây dựng và bảo hộ thương hiệu Chuối Cảnh Hưng

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng chuối mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ nông dân ở xã Cảnh Hưng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Quả chuối tươi của người dân Cảnh Hưng xuất hiện ở nhiều thị trường nhưng hiện vẫn chưa có bao bì hay tem nhãn thể hiện nguồn gốc xuất xứ. Do đó, việc bảo vệ và phát triển thương hiệu chuối Cảnh Hưng đang được người trồng chuối mong đợi nhằm góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thế mạnh của địa phương.


Tôn vinh văn hóa trà, xây dựng thương hiệu các sản phẩm trà

Tối 24/11, Lễ vinh danh các làng nghề chè huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) năm 2023 đã được tổ chức với chủ đề “Phú Lương - Tinh hoa xứ trà”. Đây là lần thứ ba Lễ hội được tổ chức nhằm khẳng định thế mạnh từ cây chè, tôn vinh người trồng chè, văn hóa trà và xây dựng thương hiệu các sản phẩm trà của huyện Phú Lương.


Kết nối, quảng bá sản phẩm OCOP và đặc sản Nghệ An

Tỉnh Nghệ An đã và đang thực hiện nhiều giải pháp giới thiệu, quảng bá các sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và đặc sản tỉnh Nghệ An tới người tiêu dùng, các nhà phân phối, đại lý, siêu thị, đặc biệt là Siêu thị Go. Hoạt động này nhằm tìm kiếm các nhà đầu tư để phát triển, mở rộng sản xuất các sản phẩm có lợi thế, tiềm năng, các sản phẩm của tỉnh, từ đó tăng cường năng lực cung cấp sản phẩm của tỉnh Nghệ An cả về số lượng và chất lượng.


Chương trình OCOP góp phần gia tăng tiêu thụ hàng hóa ở Bạc Liêu

Ngày 24/11, tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2023. Chủ trì Hội nghị có Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh.


Phụ nữ vùng cao khởi nghiệp từ giống lúa nếp quý bản địa

Nhờ đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phát triển thành vùng sản xuất tập trung, giống lúa nếp bản địa Khoái Đen thuộc xã Hùng Xuyên, huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) không những được bảo tồn mà còn trở thành sản phẩm hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân ở địa phương. Đây là mô hình “Hỗ trợ Phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” do Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đoan Hùng phối hợp triển khai trên địa bàn.


Xây dựng nhãn hiệu sản phẩm lúa Khẩu Lương Phửng

Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) đã cùng với xã Bản Lang, huyện Phong Thổ (Lai Châu) phục tráng, xây dựng nhãn hiệu sản phẩm giống lúa Khẩu Lương Phửng.


Nghề làm nem Lai Vung - Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Theo đó, nghề thủ công truyền thống - nghề làm nem Lai Vung (xã Tân Thành và thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.


Cói Thanh Hóa chinh phục thị trường khó tính

Quảng Xương và Nga Sơn của tỉnh Thanh Hoá từ lâu đã được xem là “vương quốc cói” của cả nước. Với hơn 1.500 ha diện tích trồng cây cói, hai địa phương này đã đầu tư, phát triển nhiều mô hình kinh tế tiểu thủ công nghiệp nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng cao từ cây cói. Qua đó, từng bước chinh phục được những thị trường khó tính nhất, góp phần tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho lao động địa phương.


Giữ gìn giống dừa sáp đặc sản Cầu Kè

Gần 100 năm cây dừa sáp đầu tiên của Việt Nam “bén duyên” ở vùng đất Cầu Kè (Trà Vinh), đến nay, địa phương này đã có trên 171.000 cây dừa sáp, được trồng trên diện tích gần 780 ha, với sản lượng trung bình mỗi năm trên 3,3 triệu quả. Hiện quả dừa sáp được bán với giá từ 30.000-100.000 đồng/quả, nên mang lại hiệu quả kinh tế rất cao so với các giống dừa thường, cải thiện đáng kể thu nhập của gần 2.600 hộ trồng dừa sáp huyện Cầu Kè; trong đó, hộ Khmer chiếm trên 70%.


Khai mạc "Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023"

Tối 9/11, tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội diễn ra Lễ khai mạc "Festival Lễ hội Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND thành phố Hà Nội đồng tổ chức. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự lễ khai mạc.


Cấp giấy chứng nhận đăng ký cho nhãn hiệu “Mật ong hoa cà phê Gia Lai - Coffee honey”

Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) vừa ban hành Quyết định số 83172/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 462499 cho nhãn hiệu “Mật ong hoa cà phê Gia Lai - Coffee honey”. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai là đơn vị tổ chức quản lý chứng nhận đăng ký nhãn hiệu này.


Huyền tích những cây chè cổ thụ trên đỉnh Suối Giàng

Xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn (Yên Bái) không chỉ có khí hậu trong lành, mát mẻ mà còn có những cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Người ta tin rằng, đây là loại thuốc quý, là báu vật của đồng bào Mông từ bao đời nay…


Đưa sản phẩm OCOP Tây Ninh vươn xa

Ở Đông Nam Bộ, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tây Ninh là địa phương có nhiều sản vật gắn với điều kiện tự nhiên, những nét văn hóa của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn. Phát huy lợi thế, khẳng định các thương hiệu, tăng cường quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thông qua Chương trình OCOP là hướng đi được tỉnh triển khai, góp phần phát triển hiệu quả kinh tế nông thôn.