Đa dạng hóa sinh kế giúp người Khmer giảm nghèo

Tổ hợp tác đan lát hàng thủ công mỹ nghệ ở ấp Giồng Đình, xã Đại An, huyện Trà Cú (Trà Vinh) giải quyết việc làm thường xuyên cho nhiều phụ nữ Khmer. Ảnh: An Hiếu
Tổ hợp tác đan lát hàng thủ công mỹ nghệ ở ấp Giồng Đình, xã Đại An, huyện Trà Cú (Trà Vinh) giải quyết việc làm thường xuyên cho nhiều phụ nữ Khmer. Ảnh: An Hiếu

Trà Cú là huyện vùng sâu của tỉnh Trà Vinh với trên 62% dân số là đồng bào dân tộc Khmer. Nhờ triển khai nhiều mô hình, giải pháp trong công tác giảm nghèo, Trà Cú đã giúp nhiều hộ Khmer nghèo vươn lên ổn định cuộc sống.

Đa dạng hóa sinh kế giúp người Khmer giảm nghèo ảnh 1Tổ hợp tác đan lát hàng thủ công mỹ nghệ ở ấp Giồng Đình, xã Đại An, huyện Trà Cú (Trà Vinh) giải quyết việc làm thường xuyên cho nhiều phụ nữ Khmer. Ảnh: An Hiếu

Cho lợi nhuận bình quân từ 150 - 200 triệu đồng/ ha, mô hình chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng khoai môn, bắp (ngô) của Tổ hợp tác sản xuất ấp Giồng Lớn A, xã Đại An đã giúp nhiều hộ Khmer nâng cao thu nhập. Thấy rõ hiệu quả kinh tế, đồng bào mở rộng diện tích khoai môn lên hơn 40 ha. Nhờ vậy, toàn ấp chỉ còn 8 hộ nghèo (giảm gần 200 hộ so với năm 2012); thu nhập bình quân đạt 48 triệu đồng/người/năm (tăng 30 triệu đồng/người/năm so với 5 năm trước).

Đa dạng hóa sinh kế giúp người Khmer giảm nghèo ảnh 2Cán bộ Phòng Dân tộc huyện Trà Cú (Trà Vinh) tham quan mô hình trồng khoai môn ở ấp Giồng Lớn A, xã Đại An. Ảnh: An Hiếu
Đa dạng hóa sinh kế giúp người Khmer giảm nghèo ảnh 3Ngoài trồng khoai môn, người Khmer ở ấp Giồng Lớn A, xã Đại An, huyện Trà Cú (Trà Vinh) còn trồng xen các loại rau màu khác để cải thiện thu nhập. Ảnh: An Hiếu
Đa dạng hóa sinh kế giúp người Khmer giảm nghèo ảnh 4Công đoạn nhuộm cói (lát) tại làng nghề dệt chiếu Cà Hom của người Khmer ở xã Hàm Tân, huyện Trà Cú (Trà Vinh). Ảnh: An Hiếu

Cùng với việc hỗ trợ người Khmer chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Trà Cú còn hỗ trợ các làng nghề truyền thống phát triển sản xuất. Với 3 làng nghề: Làng nghề sản xuất các sản phẩm từ tre - trúc - tầm vông xã Hàm Giang, làng nghề đan lát xã Đại An và làng nghề dệt chiếu Cà Hom (xã Hàm Tân), huyện đã tạo việc làm cho 3.000 lao động, trong đó phần lớn lao động là người Khmer với mức thu nhập 2,5 - 6 triệu đồng/người/tháng.

Thanh Hòa – An Hiếu

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm