Đây là hoạt động thiết thực, nhân văn thể hiện sự quan tâm của các cấp chính quyền với người dân, qua đó lan tỏa tinh thần sẻ chia, tinh thần "lá lành đùm lá rách"; kêu gọi toàn xã hội tích cực hỗ trợ người yếu thế, giúp họ có thêm niềm vui bước vào năm mới.
Chiều tối 25/11, tại thị trấn Trà Cú (huyện Trà Cú), Sở Công Thương tỉnh Trà Vinh khai mạc phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn. Trà Cú là huyện vùng sâu, vùng xa, có đông đồng bào Khmer nhất tỉnh Trà Vinh, chiếm khoảng 60% dân số của huyện. Phiên chợ có quy mô 60 gian hàng của 22 đơn vị, cơ sở, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, thực hiện Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị dừa và phát triển vùng nguyên liệu dừa chất lượng cao, sau 3 năm nông dân trong tỉnh đã trồng mới hơn 4.000 ha vườn dừa, nâng tổng diện tích hiện có của tỉnh đạt hơn 27.800 ha, đứng thứ 2 cả nước (sau tỉnh Bến Tre).
Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đã tăng cường cán bộ kỹ thuật xuống địa bàn để hỗ trợ nông dân phòng trị sâu đầu đen hại cây dừa đang có hướng gia tăng. Hiện diện tích vườn dừa trong tỉnh bị sâu đầu đen gây hại hơn 106 ha, tại nhiều vườn dừa ở các huyện Càng Long, Châu Thành, Tiểu Cần, Trà Cú thành phố Trà Vinh, tăng gần 10 ha so tháng 5/2024.
Tỉnh Trà Vinh có vùng mía nguyên liệu tại huyện Trà Cú, chiếm trên 80% diện tích trồng mía toàn tỉnh. Để nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng mía, giai đoạn 2023-2025, địa phương này sẽ phát triển ổn định vùng trồng mía nguyên liệu theo hướng liên kết tập trung.
Hiện nay, nông dân ở các vùng ven biển thuộc các huyện Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên Hải và thị xã Duyên Hải của tỉnh Trà Vinh đã cơ bản thu hoạch gần hết diện tích hơn 25.000 ha nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng mùa vụ 2021; trong đó, có hơn 710 ha diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao (mật độ cao) cho năng suất từ 50 - 70 tấn/ha, lợi nhuận cao gấp cao gấp 7 - 10 lần so với mô hình nuôi tôm thâm canh bình thường.
Trà Cú là huyện vùng sâu của tỉnh Trà Vinh với trên 62% dân số là đồng bào dân tộc Khmer. Nhờ triển khai nhiều mô hình, giải pháp trong công tác giảm nghèo, Trà Cú đã giúp nhiều hộ Khmer nghèo vươn lên ổn định cuộc sống.
Tỉnh Trà Vinh đề ra chỉ tiêu đưa giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2021 đạt trên 28.150 tỷ đồng, tăng 3,5% so với năm 2020. Mục tiêu của tỉnh là phát triển mạnh mẽ các mô hình sản xuất tiên tiến, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tỉnh ưu tiên đầu tư cho 2 lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh là trồng trọt và nuôi trồng thủy sản để tăng cao giá trị sản xuất.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, năm 2020, tỉnh Trà Vinh có 12 mô hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả trên địa bàn tỉnh được ngành khuyến khích nông dân nhân rộng.
Hiện hàng ngàn hộ nông dân chuyên nuôi cua biển tại các vùng nước lợ thuộc các huyện trong tỉnh Trà Vinh như Duyên Hải, Châu Thành, Cầu Ngang, Trà Cú đang vào vụ thu hoạch tập trung. Niềm vui của nông dân là giá cua biển thương phẩm ổn định ở mức cao, cho lợi nhuận khá.
Nông dân ở các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú, tỉnh Trà Vinh hiện đang vào vụ thu hoạch dưa hấu trồng trái vụ. Vụ dưa hấu này vừa được mùa, được giá, nông dân trồng dưa tùy theo năng suất và chất lượng dưa hấu thu lợi nhuận từ 80 – 140 triệu đồng/ha.
Trà Cú là huyện duyên hải cách thành phố Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh) 33km, gồm 15 xã, 2 thị trấn với trên 40 nghìn hộ, gồm các dân tộc Kinh, Hoa và Khmer.
Hiện nông dân các huyện ven biển như: Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú, Châu Thành, thị xã Duyên Hải của tỉnh Trà Vinh thu hoạch cơ bản thu hoạch dứt điểm mùa vụ nuôi cua biển năm 2017.
UBND tỉnh Trà Vinh vừa quyết định huy động nguồn kinh phí hơn 710 tỷ đồng để thu hút đầu tư và phát triển công nghệ chế biến thực phẩm với các sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh như: thủy sản, lạc, thịt gia súc, gia cầm, nước giải khát trái cây, rau quả sấy…
Tỉnh Trà Vinh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố (Trà Vinh), 1 thị xã (Duyên Hải) và 7 huyện (Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè, Trà Cú, Châu Thành, Cầu Ngang và Duyên Hải).
Năm 2014, Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam đã triển khai dự án “Kinh doanh cùng người thu nhập thấp” xây dựng vùng nguyên liệu hạt giống ngô F1 có quy mô 1.100 ha, nhằm giúp đồng bào Khmer tại 3 huyện: Cầu Ngang, Duyên Hải và Trà Cú của tỉnh Trà Vinh thoát nghèo.