Con gà trong đời sống của người Hà Nhì

Con gà trong đời sống của người Hà Nhì
Nghệ nhân Ưu tú Ly Seo Chơ, dân tộc Hà Nhì sống tại thôn Lao Chải 1, xã Y Tý, huyện Bát Xát (Lào Cai) cho biết: Con gà có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người Hà Nhì, đặc biệt gà trống “Ha phiê tỉ mu” và con chó đã dẫn và tìm vùng đất để đồng bào định cư, sinh sống. Khi thực hiện nghi lễ dựng làng mới, người ta chọn 3 người đàn ông tốt và họ mang theo một con chó đực, một con gà trống. Lựa chọn một người làm chủ, người này đứng giữa ở khu đất định chọn, hai người còn lại, một người ôm con gà trống và một người dắt con chó đi vòng quanh khu đất 9 vòng, vừa đi vừa hỏi người chủ đất, người này phải trả lời đủ 9 câu hỏi. Người ôm gà và người dắt chó hỏi: Khu đất này là khu đất tốt đúng không? Người chủ đất trả lời: đúng; Người ôm gà và người dắt chó hỏi: Vùng đất này có thể người sinh sống đúng không? Người chủ đất trả lời: đúng; Người ôm gà và người dắt chó hỏi: Vùng đất được cha ông người Hà Nhì xin đúng không? Khu đất do con người Hà Nhì xin dựng làng đúng không?... Tất cả, người chủ đất đều trả lời là đúng.
 
Mọi nghi lễ cúng của người Hà Nhì đều sử dụng thịt gà làm lễ vật.
Mọi nghi lễ cúng của người Hà Nhì đều sử dụng thịt gà làm lễ vật.

Ông Chơ giải thích: Người Hà Nhì  chọn con chó vì chó biết sủa nhằm xua đuổi, ngăn chặn con ma ác không cho vào làng. Con chó sẽ bảo vệ, trông coi người dân suốt đời. Con gà trống biết gáy, gà làm nhiệm vụ thông báo với các vị thần linh, cũng như vạn vật để biết rằng từ nay khu đất này đã có chủ, đồng thời cũng báo cho các loại ma không được xâm phạm lãnh thổ này. Sau khi tìm chọn được vùng đất mới để lập thôn, ba người này mổ gà, chó dâng cúng lên thần linh như là thần thổ địa, thần rồng, thần bảo hộ con người, thần bảo hộ chăn nuôi, thần bảo hộ mùa màng. Từ đó trở đi, cứ đến ngày Dần đầu tiên của năm mới, người Hà Nhì tổ chức lễ cấm bản “Ga Tu Tu” với ý nghĩa ngăn chặn không cho mọi thứ xấu vào làng. Lễ vật được hai ông Khư dù (người đi tìm chân) lựa chọn cẩn thận, chọn gà trống lông màu vàng có mào đỏ tươi, chân có 3 cựa da vàng. Địa điểm tiến hành nghi lễ là ở con đường chính dẫn vào làng. Khi hành lễ xong, thầy cúng “Gạ ma à guy” chỉ đạo các thành viên đi cắm 3 chăng dây ở 3 đường vào làng. Tại cổng chính, trực tiếp ông thầy chỉ đạo treo bộ da gà trống, chân chó và kiếm gỗ có dính huyết chó đem treo ở cổng nhằm ngăn chặn cái xấu (ốm đau, bệnh tật, người chết…), cầu mong cái tốt đến với bản làng, người dân trong năm mới. Đối với người Hà Nhì ở xã Y Tý, người ta dùng dao và cật nứa để lọc nguyên bộ da gà, để cả phần đầu và mỏ gà đem xiên vào một cây vầu cắm đầu bản, còn người Hà Nhì ở xã Nậm Pung dùng dao chặt phần đầu, hai cánh, hai chân đem cắm vào que để tạo thành hình con gà trên đầu ngọn cây quay mỏ ra ngoài làng, ở dưới người ta cắm quả tim con gà. Kết thúc ngày lễ đầu, toàn thể dân bản phải kiêng không không tắm giặt, phơi quần áo sợ rũ sạch cái may mắn của năm mới. Trong ngày tết, người ta ứng xử với nhau chan hòa tình cảm yêu thương, đùm bọc, người Hà Nhì tránh cãi chửi nhau vì sợ cái xấu xâm hại vào làng, không tốt cho cả làng và sợ mất đoàn kết...

Con gà trống được người Hà Nhì sử dụng trong các ngày lễ, tết như: Lễ cúng rừng “Gạ ma do”, lễ cúng nguồn nước “Lú khù sụ”, lễ cúng tạ ơn thầy “Dứ dò dò”, lễ cúng thần thổ địa “Thủ tỷ”, lễ cúng tháng 3 “Mu thu do”, lễ hội “Khô già già”, tết đông “Ga tho tho”… với ý nghĩa chủ làng, chủ nhà dâng lễ vật gà trống mời các thần linh, tổ tiên về thụ hưởng lễ vật và cầu mong sự che chở, bảo vệ từ các thần linh, tổ tiên. Sau các nghi lễ, trước khi ăn, người Hà Nhì thường xem xương ống đùi gà để đoán biết vận hạn trong năm mới cho làng, cho gia chủ.

Trong phong tục cưới xin, khi con gái về nhà chồng, cha mẹ đẻ thường tặng đôi vợ chồng 2 cặp gà trống - mái với ý nghĩa cầu cho con cái hạnh phúc, có gà trống - mái sẽ đẻ trứng, sinh sôi phát triển. Trong ngày tết, cha mẹ thường luộc trứng gà rồi nhuộm đỏ để cho các con mang theo ăn khi đi chơi trong ngày tết.

Trong phong tục liên quan đến ma chay, đám giỗ: Người mất được con cháu mổ gà mời cơm, ngày 3 bữa (sáng, trưa, tối) có thịt gà. Trong lễ tảo mộ, các con cháu lấy gà trống đem về trước cửa mộ và cắt tiết gà trước bia mộ để tỏ lòng thành kính trước linh hồn của cha, mẹ, ông, bà và người thân. Sau đó, người ta xem chân gà để đoán biết gia đình có được yên ổn hay không. Nếu xương đùi gà có màu đỏ vàng, có 4 lỗ, mỗi bên 2 lỗ cắm được tăm thì tốt.
 
Biểu tượng sức mạnh của con gà trong việc bảo vệ dân bản người Hà Nhì thôn Kin Chu Phìn, xã Nậm Pung trong lễ cấm bản.
Biểu tượng sức mạnh của con gà trong việc bảo vệ dân bản người Hà Nhì thôn Kin Chu Phìn, xã Nậm Pung trong lễ cấm bản.

Con gà chăm chỉ, biểu tượng con gà trống có ý nghĩa sâu sắc và mang tính nhân văn cao cả, đồng thời còn là hiện thân cho người phụ nữ Hà nhì. Phụ nữ Hà Nhì, không ai là không biết trang trí thêu hoa văn hình hoa mào gà (gà trống) trên đôi xà cạp quấn chân. Trên trang phục Hà Nhì ngoài áo, quần, tóc giả, khăn thì xà cạp quấn chân là một điểm nhấn đáng xem.

Người Hà Nhì ưa thích văn nghệ, múa hát với các tiết mục như múa hát A đù lu, Ba sa ma (hát múa đón trăng), múa hát Gơ bò gơ… trong ngày lễ, tết. Khi múa, các bà và chị em thực hiện các động tác múa như giơ tay, nâng chân khi đó sẽ làm lộ ra hoa văn mào gà trên chiếc xà cạp quấn ở cổ chân. Các chàng trai Hà Nhì có dịp để dõi theo và những người con gái khéo tay sẽ làm được hình hoa mào gà đều và đẹp, họ sẽ được đánh giá là người khéo léo, chăm chỉ và đó cũng là dịp để nam thanh, nữ tú tìm hiểu, nên duyên chồng vợ.
Báo Điện tử Lào Cai

Có thể bạn quan tâm

Ấn tượng “Tết của người trồng cà phê”

Ấn tượng “Tết của người trồng cà phê”

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột được xem là “Tết của người trồng cà phê”, là dịp tôn vinh người trồng, chăm sóc, chế biến và xuất khẩu cà phê. Sự kiện kinh tế, văn hóa lớn này còn là ngày hội của 49 dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh, là dịp để người dân buôn làng khoe những bộ trang phục truyền thống, ẩm thực của dân tộc mình.

Độc đáo Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

Độc đáo Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội dân gian truyền thống độc đáo của An Giang nói chung và Châu Đốc nói riêng. Lễ hội chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, khát vọng của cộng đồng hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống và được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Khám phá không gian văn hóa vùng cao, lịch sử đồng bào Thái Tây Bắc ở Điện Biên

Khám phá không gian văn hóa vùng cao, lịch sử đồng bào Thái Tây Bắc ở Điện Biên

Tối 13/3, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa và Thông tin du lịch Điện Biên Phủ, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức lễ khai mạc Không gian văn hóa vùng cao; hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa, du lịch tại Lễ hội Hoa Ban năm 2025 và Ngày hội Văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VIII.

Nuôi dưỡng tình yêu văn hóa Khmer cho thế hệ trẻ

Nuôi dưỡng tình yêu văn hóa Khmer cho thế hệ trẻ

Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh) tiền thân là Đoàn văn công Khmer Ánh Bình Minh, được thành lập năm 1963 tại xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đoàn là một đơn vị nghệ thuật có tầm ảnh hưởng lớn với người dân, nhất là cộng đồng người Khmer Nam Bộ.

Kích cầu du lịch Phú Thọ qua lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Kích cầu du lịch Phú Thọ qua lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Hàng năm, mỗi dịp tháng 3 (Âm lịch), điểm Di tích lịch sử Đền Hùng thu hút hàng triệu lượt du khách tham quan, hành hương về Đất Tổ và tham dự lễ hội lớn nhất cả nước tại Phú Thọ. Với đa dạng các hoạt động diễn ra, mùa lễ hội Giỗ Tổ là cơ hội quảng bá, thu hút đông đảo hơn du khách đến với Phú Thọ. Địa phương đang tập trung mọi nguồn lực, triển khai các hoạt động thu hút du khách cũng như đảm bảo an toàn trong thời gian diễn ra lễ hội.

Lễ hội Ánh sáng - "Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê"

Lễ hội Ánh sáng - "Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê"

Tối 12/3, tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột diễn ra Lễ hội Ánh sáng với chủ đề "Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê". Đây là hoạt động trong khuôn khổ chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 - 10/3/2025) và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025. Sự kiện thu hút hàng nghìn người dân và du khách tham gia.

Đặc sắc Hội voi Buôn Đôn

Đặc sắc Hội voi Buôn Đôn

Ngày 12/3/2025, tại xã biên giới Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk diễn ra Hội voi Buôn Đôn năm 2025. Đây là chuỗi hoạt động trong khuôn khổ chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 - 10/3/2025) và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.

Lễ hội phước biển của đồng bào Khmer hấp dẫn du khách

Lễ hội phước biển của đồng bào Khmer hấp dẫn du khách

Từ ngày 12-14/3, tại chùa Sê rây Cro Săng (Phường 2, thị xã Vĩnh Châu), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thị xã Vĩnh Châu tổ chức lễ cúng phước biển năm 2025. Đây là lễ hội của đồng bào Khmer xứ biển Vĩnh Châu thể hiện lòng biết ơn các bậc tiền nhân đã có công khai hoang mở cõi, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu…

Lượng hóa giá trị Quần thể danh thắng Tràng An: Khẳng định tiềm năng khác biệt, lợi thế nổi trội, độc đáo của di sản

Lượng hóa giá trị Quần thể danh thắng Tràng An: Khẳng định tiềm năng khác biệt, lợi thế nổi trội, độc đáo của di sản

Tỉnh Ninh Bình luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với sự phát triển của ngành Du lịch, Văn hóa, trong đó đặc biệt quan tâm tới công tác bảo tồn, phát huy di sản Tràng An. Hội thảo Quốc tế “Lượng hóa giá trị Quần thể danh thắng Tràng An và Phát triển thương hiệu của điểm đến Di sản thế giới” mới đây đánh giá Tràng An có hàm chứa những giá trị nổi bật về thiên nhiên, văn hóa và được coi là một trong những dự án đầu tiên ở Việt Nam triển khai định lượng giá trị kinh tế tổng thể của một di sản thế giới.

Khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Diễn đàn mang tầm vóc toàn cầu

Khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Diễn đàn mang tầm vóc toàn cầu

Tối 10/3, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới” chính thức khai mạc tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố; Đại sứ, Tổng Lãnh sự các nước; đại diện tổ chức quốc tế, nhà tài trợ, doanh nghiệp cùng đông đảo du khách trong, ngoài nước và nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắc đã tham dự.

Đặc sắc trò chơi pháo đất Ninh Giang

Đặc sắc trò chơi pháo đất Ninh Giang

Với người dân Ninh Giang, Hải Dương, đặc biệt là bà con làng Trịnh Xuyên, xã Nghĩa An, hội thi pháo đất trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu tại mỗi kỳ lễ hội Xuân ở địa phương.

 Người "giữ hồn" thổ cẩm ở vùng cao Yên Bái

Người "giữ hồn" thổ cẩm ở vùng cao Yên Bái

Trong tín ngưỡng, văn hóa của đồng bào Mông, thổ cẩm truyền thống là hồn cốt dân tộc, đóng vai trò quan trọng trong đời sống. Thổ cẩm gắn bó với mỗi cộng đồng trong suốt vòng đời, từ lúc sinh ra, lập gia đình và những lúc cuối đời. Với mong muốn gìn giữ, phát triển các sản phẩm thổ cẩm, nghệ nhân vẽ sáp ong Lý Thị Ninh (xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải) đã kết nối, mang thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông vươn ra thế giới và trở thành người "giữ hồn" thổ cẩm dân tộc.

Lễ trao Giải thưởng Cống hiến lần thứ 19 – 2025: Vinh danh các nghệ sỹ, vận động viên thể thao xuất sắc

Lễ trao Giải thưởng Cống hiến lần thứ 19 – 2025: Vinh danh các nghệ sỹ, vận động viên thể thao xuất sắc

Tối 5/3, Lễ trao Giải thưởng Cống hiến 2025 do Báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) tổ chức đã diễn ra trang trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Đến dự và trao các danh hiệu danh giá cho các nghệ sỹ và vận động viên có Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Vũ Việt Trang, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông cùng đông đảo các khách mời.

20 năm Giải thưởng Cống hiến đồng hành cùng sự phát triển của âm nhạc đại chúng Việt

20 năm Giải thưởng Cống hiến đồng hành cùng sự phát triển của âm nhạc đại chúng Việt

Tối nay, 5/3, Lễ trao Giải thưởng Cống hiến sẽ diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Năm nay cũng là năm đánh dấu tròn 20 năm Giải thưởng Cống hiến ra đời và phát triển để trở thành một "hệ sinh thái" Cống hiến, trở thành giải thưởng lớn, ghi nhận, tôn vinh và làm "bệ phóng" cho hàng trăm nghệ sỹ...

Hòa Bình bảo tồn nghề dệt thổ cẩm độc đáo gắn với phát triển du lịch vùng cao

Hòa Bình bảo tồn nghề dệt thổ cẩm độc đáo gắn với phát triển du lịch vùng cao

Nhiều năm qua, tỉnh Hòa Bình đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển làng nghề thổ cẩm truyền thống của các dân tộc Mường, Thái, Dao…, tạo nhiều cơ hội việc làm, giúp người dân tăng thêm thu nhập, từng bước nâng cao đời sống. Việc bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống đã được các cấp, ngành quan tâm và triển khai hiệu quả, gắn với giá trị văn hóa địa phương, phát triển du lịch.