Với sự tài hoa trong nghệ thuật thêu, can, ghép vải trên trang phục, người Hà Nhì đã tạo ra nét độc đáo riêng cho trang phục truyền thống của dân tộc mình, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú trong bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 1659/QĐ-TTg về Phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ tăng cường năng lực sản xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc giai đoạn 2021 - 2025.
Cư dân Hà Nhì đã từng sinh sống lâu đời ở nam Trung Quốc và Việt Nam. Từ thế kỷ thứ 8, thư tịch cổ đã viết về sự có mặt của họ ở Tây bắc Việt Nam. Nhưng phần lớn tổ tiên người Hà Nhì hiện nay là lớp cư dân di cư đến Việt Nam khoảng 300 năm trở lại đây.
Tháng 2 âm lịch hàng năm là thời điểm đồng bào Hà Nhì ở vùng cao Bát Xát (Lào Cai) làm lễ tảo mộ cho người đã mất. Gia đình nào có điều kiện sẽ xây “nhà mới” cho người đã khuất và tổ chức lễ tảo mộ linh đình.
Trong mỗi dịp lễ tết của người Hà Nhì đều không thể thiếu các trò chơi, đặc biệt là trò đánh cù (đọ lo thé) truyền thống. Thông qua trò chơi truyền thống, đồng bào gửi gắm niềm mong ước về một mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, điều đó càng làm tăng thêm sự hứng khởi của những người dự hội.
Là một trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, người Hà Nhì (còn có tên gọi khác như U Ní, Xá U Ní) sinh sống tại 4 xã vùng giáp biên của huyện Mường Nhé là Sín Thầu, Chung Chải, Sen Thượng và Leng Su Sìn, thuộc hai nhóm Hà Nhì Lạ Mí và Hà Nhì Cồ Chồ. Trong lễ tục vòng đời, người Hà Nhì có khá nhiều lễ hội được bảo tồn, lưu giữ, mang đậm sắc thái văn hóa độc đáo như: Lễ tết tháng 2 (Gạ ma thú); lễ cầu mưa; lễ cúng rừng... Đặc biệt, tết Khù Sự Chà (còn có tên gọi khác “Hồ Sự Chà”- tết cơm mới) là tết cổ truyền có không gian gian hóa đặc sắc nhất của người Hà Nhì.
Hơn 60 năm từ khi những bước chân người Hà Nhì đến đây lập bản, mảnh đất nơi biên cương cực Tây Tổ quốc Mường Nhé (Điện Biên) đang từng ngày khởi sắc, đổi thay. Sự no ấm, trù phú, bình yên đã và đang hiện hữu trên từng nếp nhà, những con đường dẫn về bản làng. Để có được kết quả đó, ngoài nỗ lực chung của cấp ủy, chính quyền, lực lượng vũ trang đóng chân trên địa bàn còn có đóng góp không nhỏ của các già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín trong cộng đồng như ông Pờ Á Sinh (bản Tả Kố Khừ, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé).
Bản U Ní Chải, xã Dào San, huyện Phong Thổ (Lai Châu) nằm ở khu vực biên giới, xa trung tâm huyện, đời sống người dân rất khó khăn, số hộ nghèo chiếm trên 50%. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng với những chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc, đến nay, đời sống của người Hà Nhì nơi đây đã thực sự khởi sắc.
Người H'Mông có tục vỗ mông ngày Tết còn người Pà Thẻn tại Hà Giang thì thờ chén nước để cầu may mắn, bình an. Nhiều phong tục của người dân tộc miền núi phía Bắc được thực hiện để cầu may mắn và những điều tốt lành trong năm mới.
Nghi lễ trong đám cưới của người Hà Nhì ở huyện Mường Tè (Lai Châu) được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Trai gái tự do tìm hiểu, khi hai bên cùng ưng thuận tiến tới hôn nhân thì gia đình tổ chức lễ cưới.
Người Hà Nhì sớm biết trồng lúa trên ruộng bậc thang. Họ giỏi việc khai khẩn tạo nên những thửa ruộng trên sườn núi dốc với những mương dẫn nước khéo léo. Họ quen dùng phân chuồng và phân tro trong canh tác lúa nước; đồng thời cũng làm nương cày hoặc nương cuốc để trồng ngô hoặc rau đậu, bầu, bí, bông, chàm...
Người Hà Nhì sinh sống tập trung chủ yếu ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, có vốn văn hóa truyền thống độc đáo, giàu bản sắc. Trong cuộc sống, con gà và biểu tượng con gà thường xuyên xuất hiện trong các ngày lễ tết, trong các nghi lễ chu kỳ vòng đời người như sinh đẻ, cưới xin, ma chay, làm nhà mới… Con gà vừa là vật nuôi phổ biến để phục vụ nhu cầu sinh hoạt ăn uống, đồng thời còn được dùng làm lễ vật dâng cúng tổ tiên trong gia đình, thần bản mệnh cộng đồng làng, xã.
Bộ trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Hà Nhì gồm có áo ngắn (phí tư) mặc bên ngoài, áo dài mặc bên trong. Quần thụng bằng vải chàm đen. Ði kèm với bộ quần áo là các đồ trang sức bằng bạc được may kèm như chiếc áo ngắn có gắn 3 hàng cúc bạc hoặc đồng xu bạc (phú só) to bằng 2-3 ngón tay đính ở trước ngực. Cổ đeo vòng bạc (pó to), tay đeo vòng tay (lạ trụ). Ðầu đội khăn (u pạ) có thêu hoa văn sặc sỡ.
Trang phục truyền thống của người Hà Nhì phản ánh rõ nét việc chinh phục và sử dụng thành thạo một số chủng loại thực vật về làm nguyên liệu, công cụ sản xuất, cũng như thuốc nhuộm,… phục vụ cho nhu cầu mặc.
Gần 4 năm được bầu làm người uy tín của bản A Pa Chải, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, ông Lỳ Xuyến Phù, người dân tộc Hà Nhì (58 tuổi) luôn tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào tích cực sản xuất, bảo vệ an ninh Tổ quốc. Những hoạt động của ông đã góp phần gắn kết cộng đồng ở thôn, bản, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân ở vùng biên cương.
Nhiều năm qua, ở khu vực ngã ba biên giới, nơi có đông đồng bào Hà Nhì sinh sống (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, Điện Biên), hình ảnh các chiến sĩ thuộc Đội sản xuất và xây dựng cơ sở chính trị số 7 - Đoàn 379 (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Điện Biên) giúp dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, bài trừ hủ tục lạc hậu...đã trở nên thân thuộc với bà con nơi đây.