Bài 2- Dạy chữ nơi có nhiều "không"
Hiện nay, ở vùng Tây Bắc, nhiều điểm bản không có đường, điện, nước sinh hoạt, sóng điện thoại, lớp học tạm bợ…Các thầy cô giáo vì yêu nghề, thương học sinh nên đã bám trường, bám lớp, lặng thầm gieo con chữ nơi rẻo cao.
Vượt khó để dạy chữ
Mất hơn 2 giờ đồng hồ men theo sườn núi với những con dốc dài lởm chởm đá, có chỗ mặt đường bùn lầy, trơn trượt… chúng tôi cũng vượt qua quãng đường 25 km từ trường trung tâm để đến điểm trường Khau Luông - điểm trường xa nhất và khó khăn nhất của xã Kiến Thiết, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang). Bản Khau Luông nằm trên đỉnh núi, nơi đây có 27 hộ đồng bào Mông sinh sống và được mệnh danh là bản nhiều không: Không đường, điện lưới, chợ, sóng điện thoại. Cuộc sống của đồng bào Mông nơi đây phụ thuộc vào việc làm nương rẫy.
Phụ trách điểm trường Khau Luông là cô giáo Nguyễn Thị Minh, có thâm niên 34 năm trong nghề. Cô Minh được phân công phụ trách điểm trường đã được 2 năm. Cùng ăn, cùng ở với người dân trong bản, cô Minh thấu hiểu những khó khăn, thiếu thốn của đồng bào nơi đây. Ngoài việc dạy chữ cho các em, cô thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn đồng bào cách ăn, ở sao cho hợp vệ sinh, cách phòng chống bệnh tật ở trẻ em.
Cô giáo Nguyễn Thị Minh cho biết, điểm trường Khau Luông hiện có 15 học sinh học từ bậc mầm non đến lớp 4. Tất cả học sinh của điểm trường là con em đồng bào Mông. Điểm trường có 3 cô giáo, do nhà xa nên các cô ở lại đây từ thứ Hai đến thứ Sáu. Ở điểm trường này, điều kiện sinh hoạt còn thiếu thốn như không có điện lưới, sóng điện thoại, không chợ... Khi mới lên đây công tác, các cô cảm thấy như rời xa với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, thương học trò, các cô giáo cố gắng vượt qua khó khăn để dạy chữ cho các em.
“Giáo viên coi học sinh như con, em của mình. Thấy quần áo các em rách quá, các cô thay người mẹ vá cho các em, xin quần áo cho các em mặc… Ngoài ra, việc dạy học cho học sinh người Mông cũng gặp nhiều khó khăn do các em không biết tiếng phổ thông, ít tiếp xúc với bên ngoài gây ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài học của các em. Tôi mong muốn được Nhà nước quan tâm đầu tư làm đường và điện lưới vào bản Khau Luông để người dân đỡ vất vả, học sinh có cơ hội được tiếp xúc với bên ngoài”, cô giáo Nguyễn Thị Minh chia sẻ.
Đầu năm 2019, điểm trường được một tổ chức từ thiện tài trợ xây dựng hai phòng học, một phòng cho giáo viên ở và làm việc khá khang trang nhưng điều kiện sinh hoạt vẫn còn nhiều khó khăn. Để khắc phục tình trạng trên, các cô giáo phải tự trồng rau xanh, mang thực phẩm từ nhà lên điểm trường sử dụng. Những lúc nhớ nhà, các cô giáo phải đi lên đỉnh đồi nằm cách điểm trường gần 3 km để bắt sóng điện thoại gọi điện về cho gia đình.
Điều kiện làm việc, sinh hoạt khó khăn, thiếu thốn là vậy nhưng với tình yêu nghề, thương học sinh, các cô giáo ở điểm trường Khau Luông vẫn quyết tâm gắn bó, từng bước khắc phục khó khăn để dạy tốt, học tốt. Điểm trường Khau Luông nhiều năm liền không có học sinh bỏ học, tỷ lệ chuyên cần luôn đạt 100%.
Ông Lều Chính Phủ, thôn Khau Luông, xã Kiến Thiết, huyện Yên Sơn cho biết, nhờ có các cô giáo cắm bản, con em đồng bào Mông không phải đi xa để học chữ, thực hiện ước mơ của mình. Đồng bào ở đây rất biết ơn, yêu quý các cô giáo.
Hoa rừng tặng cô
Chúng tôi đi từ trung tâm xã Dền Thàng, huyện Bát Xát (Lào Cai) vào tới bản Ngải Thầu hơn một giờ đồng hồ. Đoạn đường 10 km trơn trượt, đất đá gồ ghề, có chỗ lầy lội. Đoạn đường này chỉ có giáo viên cắm bản và người dân địa phương quen đường mới có thể đi xe máy qua một cách thuận lợi. Bản Ngải Thầu có 100% là người Mông sinh sống, ở đây vẫn chưa có điện lưới quốc gia, thiếu thốn nước sinh hoạt.
Ngoài vấn đề đi lại, các cô ở điểm Trường Mầm non - Tiểu học Ngải Thầu gặp không ít khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp học. Phân hiệu được đặt ở giữa khoảng sân của một số nhà dân, gồm 4 phòng học và không có sân chơi (2 lớp mầm non và 3 lớp tiểu học). Theo các thầy cô giáo ở đây, có được diện tích như vậy để xây dựng phân hiệu đã là quá lý tưởng bởi địa hình dốc cao núi đá, khó tìm được một khoảng đất trống bằng phẳng.
Hai cô giáo Mầm non Lê Thị Tuyết và Trương Bích Hương đã gắn bó ở đây 5 năm, với 41 học sinh từ 3 - 5 tuổi. Gọi là điểm trường nhưng ở đây chỉ có 5 phòng học, phòng ngủ của giáo viên và nhà bếp tạm bợ. Được biết, đây là phân hiệu nằm xa nhất, khó khăn nhất của xã Dền Thàng.
Cô giáo Trương Bích Hương tâm sự: Trong hoàn cảnh khó khăn nhưng các cô không hề nản chí, từng bước khắc phục để mang đến cho các em một môi trường giáo dục tốt nhất. Cô mong chính quyền các cấp sớm đầu tư làm đường vào bản, kéo điện lưới và xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt để người dân đỡ vất vả.
Chia tay cô giáo Lê Thị Tuyết và Trương Bích Hương, đi đến đầu cổng, chúng tôi bắt gặp hình ảnh thấy các cháu mẫu giáo trên tay cầm bó hoa rừng hớn hở đi về phía lớp học. Những lời bộc bạch, nhiệt huyết của cô giáo trẻ vùng cao khiến chúng tôi cảm thấy ấm lòng, vững tay lái xuống núi. (Còn nữa)
Hiện nay, ở vùng Tây Bắc, nhiều điểm bản không có đường, điện, nước sinh hoạt, sóng điện thoại, lớp học tạm bợ…Các thầy cô giáo vì yêu nghề, thương học sinh nên đã bám trường, bám lớp, lặng thầm gieo con chữ nơi rẻo cao.
Vượt khó để dạy chữ
Mất hơn 2 giờ đồng hồ men theo sườn núi với những con dốc dài lởm chởm đá, có chỗ mặt đường bùn lầy, trơn trượt… chúng tôi cũng vượt qua quãng đường 25 km từ trường trung tâm để đến điểm trường Khau Luông - điểm trường xa nhất và khó khăn nhất của xã Kiến Thiết, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang). Bản Khau Luông nằm trên đỉnh núi, nơi đây có 27 hộ đồng bào Mông sinh sống và được mệnh danh là bản nhiều không: Không đường, điện lưới, chợ, sóng điện thoại. Cuộc sống của đồng bào Mông nơi đây phụ thuộc vào việc làm nương rẫy.
Cô giáo Nguyễn Thị Minh tại điểm trường Khau Luông, xã Kiến Thiết, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) khắc phục khó khăn đứng lớp dạy chữ cho học sinh. Ảnh: Khánh Cường – TTXVN |
Phụ trách điểm trường Khau Luông là cô giáo Nguyễn Thị Minh, có thâm niên 34 năm trong nghề. Cô Minh được phân công phụ trách điểm trường đã được 2 năm. Cùng ăn, cùng ở với người dân trong bản, cô Minh thấu hiểu những khó khăn, thiếu thốn của đồng bào nơi đây. Ngoài việc dạy chữ cho các em, cô thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn đồng bào cách ăn, ở sao cho hợp vệ sinh, cách phòng chống bệnh tật ở trẻ em.
Cô giáo Nguyễn Thị Minh cho biết, điểm trường Khau Luông hiện có 15 học sinh học từ bậc mầm non đến lớp 4. Tất cả học sinh của điểm trường là con em đồng bào Mông. Điểm trường có 3 cô giáo, do nhà xa nên các cô ở lại đây từ thứ Hai đến thứ Sáu. Ở điểm trường này, điều kiện sinh hoạt còn thiếu thốn như không có điện lưới, sóng điện thoại, không chợ... Khi mới lên đây công tác, các cô cảm thấy như rời xa với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, thương học trò, các cô giáo cố gắng vượt qua khó khăn để dạy chữ cho các em.
“Giáo viên coi học sinh như con, em của mình. Thấy quần áo các em rách quá, các cô thay người mẹ vá cho các em, xin quần áo cho các em mặc… Ngoài ra, việc dạy học cho học sinh người Mông cũng gặp nhiều khó khăn do các em không biết tiếng phổ thông, ít tiếp xúc với bên ngoài gây ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài học của các em. Tôi mong muốn được Nhà nước quan tâm đầu tư làm đường và điện lưới vào bản Khau Luông để người dân đỡ vất vả, học sinh có cơ hội được tiếp xúc với bên ngoài”, cô giáo Nguyễn Thị Minh chia sẻ.
Giáo viên điểm trường Khau Luông thuộc xã Kiến Thiết, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) tổ chức vui chơi cho các em học sinh. Ảnh: Khánh Cường – TTXVN |
Đầu năm 2019, điểm trường được một tổ chức từ thiện tài trợ xây dựng hai phòng học, một phòng cho giáo viên ở và làm việc khá khang trang nhưng điều kiện sinh hoạt vẫn còn nhiều khó khăn. Để khắc phục tình trạng trên, các cô giáo phải tự trồng rau xanh, mang thực phẩm từ nhà lên điểm trường sử dụng. Những lúc nhớ nhà, các cô giáo phải đi lên đỉnh đồi nằm cách điểm trường gần 3 km để bắt sóng điện thoại gọi điện về cho gia đình.
Điều kiện làm việc, sinh hoạt khó khăn, thiếu thốn là vậy nhưng với tình yêu nghề, thương học sinh, các cô giáo ở điểm trường Khau Luông vẫn quyết tâm gắn bó, từng bước khắc phục khó khăn để dạy tốt, học tốt. Điểm trường Khau Luông nhiều năm liền không có học sinh bỏ học, tỷ lệ chuyên cần luôn đạt 100%.
Ông Lều Chính Phủ, thôn Khau Luông, xã Kiến Thiết, huyện Yên Sơn cho biết, nhờ có các cô giáo cắm bản, con em đồng bào Mông không phải đi xa để học chữ, thực hiện ước mơ của mình. Đồng bào ở đây rất biết ơn, yêu quý các cô giáo.
Hoa rừng tặng cô
Chúng tôi đi từ trung tâm xã Dền Thàng, huyện Bát Xát (Lào Cai) vào tới bản Ngải Thầu hơn một giờ đồng hồ. Đoạn đường 10 km trơn trượt, đất đá gồ ghề, có chỗ lầy lội. Đoạn đường này chỉ có giáo viên cắm bản và người dân địa phương quen đường mới có thể đi xe máy qua một cách thuận lợi. Bản Ngải Thầu có 100% là người Mông sinh sống, ở đây vẫn chưa có điện lưới quốc gia, thiếu thốn nước sinh hoạt.
Ngoài vấn đề đi lại, các cô ở điểm Trường Mầm non - Tiểu học Ngải Thầu gặp không ít khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp học. Phân hiệu được đặt ở giữa khoảng sân của một số nhà dân, gồm 4 phòng học và không có sân chơi (2 lớp mầm non và 3 lớp tiểu học). Theo các thầy cô giáo ở đây, có được diện tích như vậy để xây dựng phân hiệu đã là quá lý tưởng bởi địa hình dốc cao núi đá, khó tìm được một khoảng đất trống bằng phẳng.
Hai cô giáo Mầm non Lê Thị Tuyết và Trương Bích Hương đã gắn bó ở đây 5 năm, với 41 học sinh từ 3 - 5 tuổi. Gọi là điểm trường nhưng ở đây chỉ có 5 phòng học, phòng ngủ của giáo viên và nhà bếp tạm bợ. Được biết, đây là phân hiệu nằm xa nhất, khó khăn nhất của xã Dền Thàng.
Cô giáo Trương Bích Hương tâm sự: Trong hoàn cảnh khó khăn nhưng các cô không hề nản chí, từng bước khắc phục để mang đến cho các em một môi trường giáo dục tốt nhất. Cô mong chính quyền các cấp sớm đầu tư làm đường vào bản, kéo điện lưới và xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt để người dân đỡ vất vả.
Chia tay cô giáo Lê Thị Tuyết và Trương Bích Hương, đi đến đầu cổng, chúng tôi bắt gặp hình ảnh thấy các cháu mẫu giáo trên tay cầm bó hoa rừng hớn hở đi về phía lớp học. Những lời bộc bạch, nhiệt huyết của cô giáo trẻ vùng cao khiến chúng tôi cảm thấy ấm lòng, vững tay lái xuống núi. (Còn nữa)
Việt Hoàng - Lục Thu - Khánh Cường