Chuyển biến trong xây dựng đời sống văn hóa ở Bảo Lâm

Chuyển biến trong xây dựng đời sống văn hóa ở Bảo Lâm
Một đội văn nghệ quần chúng ở huyện Bảo Lâm tham gia biểu diễn trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Một đội văn nghệ quần chúng ở huyện Bảo Lâm tham gia biểu diễn trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Xác định rõ để nâng cao đời sống kinh tế cho người dân và giảm được tỷ lệ hộ nghèo, bên cạnh sự vào cuộc của chính quyền địa phương rất cần sự tham gia tích cực của cộng đồng nên tất cả các xã,  thị trấn đều thành lập Ban chỉ đạo thực hiện cuộc vận động. Nhân dân ở 196/196 xóm được tuyên truyền các nội dung về xây dựng nếp sống mới. Ủy ban MTTQ huyện chú trọng đẩy mạnh các phong trào thi đua bằng những hoạt động thiết thực, như: Phối hợp với các tổ chức đoàn thể hướng dẫn hội viên, đoàn viên làm thủ tục vay vốn ngân hàng để phát triển sản xuất, mở dịch vụ kinh doanh, giải quyết việc làm, giúp nhau về ngày công lao động, giúp giống cây trồng, vật nuôi, tiền vốn và kinh nghiệm sản xuất… Từ đó đã khơi dậy và phát huy được tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo ở các cộng đồng dân cư. Năm 2010, số hộ nghèo của Bảo Lâm chiếm 60%, đến nay đã giảm xuống còn 37,4%, hộ cận nghèo 10,2 %. Trên địa bàn huyện bước đầu xuất hiện một số điển hình khu dân cư và gia đình chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất kinh doanh giỏi, điển hình như: Khu dân cư xóm Phiêng Pẻn, xã Lý Bôn; xóm Nà Sa, xã Đức Hạnh; xóm Bản Ràn, xã Thái Học; xóm Nà Ngà, Pác Đoa, xã Vĩnh Quang…, với các gia đình tiêu biểu: Tẩn Dấu Quẩy (xóm Phiêng Pẻn, Lý Bôn); Hà Văn Hèn (xóm Cốc Phung), Ban Văn Ròng (xóm Nà Và, xã Đức Hạnh); Lữ Nam Cương (xóm Pác Đoa, xã Vĩnh Quang)… 

 Thực hiện các chương trình 134, 167, huyện Bảo Lâm xóa được 4.313 nhà dột nát cho các hộ nghèo; nhân dân trên địa bàn huyện đóng góp được gần 1 tỷ đồng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” để giúp đỡ các gia đình chính sách, người có công, gia đình thương, bệnh binh; thành lập được 14 đội văn nghệ xóm, bản, 1 đội văn nghệ xung kích huyện. 100% xã, thị trấn, khu dân cư xây dựng quy ước, hương ước. Việc xây dựng nếp sống văn hóa và việc cưới, việc tang, lễ hội đã có nhiều chuyển biến, các hủ tục mê tín dị đoan, tảo hôn, thách cưới cao..., đã được đẩy lùi và xóa bỏ. Qua tuyên truyền, vận động, người dân đã biết quy hoạch chuồng trại nuôi gia súc, xây dựng hố tiêu hợp vệ sinh, không vứt xác động vật chết bừa bãi, đường làng ngõ xóm thông thoáng, xanh, sạch.. Việc giữ gìn nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc trong huyện được chú trọng quan tâm; hằng năm, 100% khu dân cư trong huyện tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Toàn huyên đã có  8.445 lượt gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa; 123 làng đạt Làng văn hóa; xây dựng mới 147 nhà văn hóa xóm…
Báo Cao Bằng

Có thể bạn quan tâm