Ngày 30/10, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã chỉ đạo huyện Bảo Lâm theo dõi, chủ động xử lý nguy cơ sạt lở đất xảy ra trên địa bàn, đặc biệt tại khu vực đồi đất có nguy cơ trượt lở như phản ánh của cơ quan báo chí.
Sau khi có thông tin chính thức về trường hợp bệnh nhi 11 tuổi (trú tại xóm Khau Noong, xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng) tử vong do bệnh bạch hầu, Sở Y tế Cao Bằng đã khẩn trương điều tra bệnh sử của bệnh nhân, đồng thời chỉ đạo thực hiện các biện pháp khoanh vùng, phòng bệnh.
Tính đến chiều 12/9, sau 4 ngày bị cô lập, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng vẫn chưa thể kết nối giao thông được với tỉnh và các huyện khác vì quá nhiều điểm bị sạt lở, ách tắc giao thông. Trong khi đó, huyện Bảo Lạc (nằm sát với huyện Bảo Lâm) chiều nay đã khai thông được tuyến Quốc lộ 4A (đường vành đai biên giới) từ Thành phố Cao Bằng qua huyện Hà Quảng đến Bảo Lạc, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác vận chuyển hàng hóa cứu trợ.
Trong hai ngày 15-16/5, mưa lớn diện rộng diễn ra tại huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, Nguyên Bình; khu vực huyện Hà Quảng, Hòa An (tỉnh Cao Bằng), lũ đã xuất hiện trên các sông, suối gây sạt lở đất, đá tại các địa phương trên.
Đêm 17 và rạng sáng 18/4 trên địa bàn các huyện Hà Quảng, Bảo Lâm, Hòa An, Hạ Lang, Quảng Hòa, Trùng Khánh và thành phố Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng ) xảy ra dông, lốc gây thiệt hại về nhà ở và hoa màu của nhân dân.
Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cao Bằng cho biết, ngày 23/8/2023, mưa lớn cục bộ đã gây lũ, sạt lở đất ảnh hưởng đến nhà ở, trường học, công trình giao thông trên địa các xã Cốc Pàng, Thượng Hà, Bảo Toàn (huyện Bảo Lạc); xã Đức Hạnh (huyện Bảo Lâm).
Chiều 30/9, UBND huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Ngày hội hồng không hạt Bảo Lâm năm 2022. Đây là một trong những hoạt động góp phần nâng cao hiệu quả truyền thông trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, thương lái và người tiêu dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm hồng không hạt Bảo Lâm; đồng thời mở rộng giao lưu văn hóa, hợp tác phát triển kinh tế, thúc đẩy hoạt động du lịch gắn với liên kết tiêu thụ nông sản vùng miền…
Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có chiều hướng gia tăng, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là những bé gái. Các ngành chức năng tỉnh Cao Bằng đã nhiều có giải pháp để giảm tình trạng này.
Thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016-2025, ngành chức năng tỉnh Cao Bằng đã rà soát nhu cầu hỗ trợ, đầu tư đồng bộ, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng người Lô Lô trong tỉnh.
Bảo Lạc, Bảo Lâm là hai huyện vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn của tỉnh Cao Bằng. Trong lĩnh vực giáo dục, hai địa phương này còn nhiều điểm trường nhỏ lẻ nên dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên từ cấp mầm non đến cấp trung học cơ sở. Thế nhưng, theo yêu cầu của Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng, hai huyện này sẽ chưa được xem xét thực hiện tuyển dụng viên chức giáo viên năm 2019.
Người Sán Chỉ tập trung chủ yếu ở Cao Bằng, phân bố chủ yếu tại 2 huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm. Trong đó, ở Bảo Lạc người Sán Chỉ tập trung đông nhất tại các xã Cốc Pàng, Thượng Hà, Kim Cúc, Hưng Đạo, Sơn Lộ… Người Sán Chỉ có nền văn hóa truyền thống giàu bản sắc, trong đó, những tục lệ cưới xin cũng như một số dân tộc thiểu số khác rất phức tạp và qua nhiều nấc bước, đến nay vẫn được đồng bào bảo tồn và phát huy.
Người Lô Lô ở Cao Bằng rất tự hào bởi nét đẹp trong trang phục truyền thống của dân tộc với sự kết hợp tinh tế về màu sắc, kỹ thuật ghép vải đỉnh cao và hoa văn trang trí hài hòa.
Những ngày cận hè, giữa trùng điệp đồi cà phê, vườn bơ 034 của gia đình anh Lê Sỹ Huế, xã Tân Lạc, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng khác biệt hẳn. Nằm trên triền đồi rộng đến 11 ha, vườn bơ xanh tốt sai quả đang chuẩn bị vào kỳ cho thu hoạch. Vườn bơ đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình anh Huế.
Dễ trồng, dễ chăm sóc, lại cho thu hoạch quanh năm và có giá bán “hấp dẫn”, đó là những nhận xét của ông Phạm Cao Thanh (59 tuổi, ngụ tại thôn 8, xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) về giống cây Phật thủ - một loại cây trồng mới được ông lựa chọn để phát triển kinh tế gia đình. Hiện, ông Thanh đang sở hữu vườn Phật thủ 2 sào, với hơn 200 cây từ 1 đến gần 3 năm tuổi. Tuy chỉ mới có 25 cây cho thu hoạch, nhưng trong năm 2015, đã mang lại cho gia đình ông nguồn thu nhập hơn 140 triệu đồng.
Giá hồ tiêu liên tục tăng cao đã khiến hàng ngàn hộ dân tại nhiều địa phương như Di Linh, Bảo Lâm, Ðạ Huoai, Ðạ Tẻh, TP Bảo Lộc... (Lâm Đồng) đổ vốn vào trồng tiêu. Nhiều người đốn hạ vườn cà phê, cao su, trà, điều để trồng hồ tiêu và phó mặc vào may rủi về giá cả.
Đến với Bảo Lâm, Bảo Lạc (Cao Bằng), mọi người không chỉ chinh phục chặng đường ngoạn mục qua núi cao hùng vĩ, đến với di tích lịch sử mà còn bị cuốn hút bởi sự đa dạng bản sắc văn hóa nhiều dân tộc: Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô, Quý Châu, Nùng, Tày, Hoa…, quần cư sinh sống. Mỗi một dân tộc có bản sắc văn hóa riêng độc đáo, hội tụ thành vườn hoa văn hóa nhiều sắc màu trên vùng đất biên ải này.
Mặc cho thiên hạ kháo nhau rằng, mắc ca là cây tỷ đô, nông dân huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) vẫn tiếp cận vấn đề cây mắc ca khá dè dặt. Sự dè dặt này không phải không có cơ sở, khi mà cho đến thời điểm hiện tại trên địa bàn huyện Bảo Lâm vẫn chưa có một điểm thu mua quả mắc ca nào.
Ngược nắng, ngược gió, chúng tôi vượt hơn 150 km đường tìm về Tiền Yên, xã Lộc Đức, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) để được thung thăng trong trang trại bơ giống hàng đầu khu vực Tây Nguyên của lão nông Nguyễn Đăng Trung. Nghe nói, lão là người đã bạt nắng đi tìm “vương miện” cho cây bơ…
Nhờ triển khai sâu rộng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) đã tạo nên sự chuyển biến về đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển, diện mạo của huyện ngày càng khởi sắc.