NỀN VĂN HÓA PHONG PHÚ, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC
CHỢ PHIÊN SAY SẮC, SAY TÌNH
Chợ phiên huyện miền Tây Cao Bằng thường cách nhau 5 ngày, ngày 5 - 10…, âm lịch hằng tháng.
Ngày chợ, mỗi một dân tộc xuống chợ đem những sản vật, sắc màu riêng của mình đến giao lưu, mua bán, trao đổi, gặp gỡ.
Vì thế ở chợ phiên, chúng tôi bị choáng ngợp ngắm nhìn nhiều sắc màu, sản vật từng dân tộc.
Phụ nữ Mông bước đi uyển chuyển với váy xòe dài, áo vải thêu cầu kỳ màu đen pha trắng, xanh non.
Phụ nữ Dao tươi thắm trong trang phục đen phối đỏ rực rỡ, ngực đeo chuỗi bông đỏ, đầu đội khăn đỏ làm khuôn mặt hồng rực, mỗi bước vang tiếng nhạc reo từ bộ trang sức nhiều vòng bạc trạm khắc cầu kỳ.
Phụ nữ Lô Lô mảnh mai, đầu quấn khăn, đính hạt cườm, mắt ướt long lanh, cánh tay áo thêu bảy màu như nàng tiên mang bảy sắc cầu vồng từ trên trời xuống.
Phụ nữ Sán Chỉ tinh tế, đằm thắm trong áo chàm dài, viền đỏ…
Chị Duyên, dân tộc Lô Lô, xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc (Bảo Lạc) tâm sự: Đến ngày chợ phiên, vợ chồng tôi và các con (nếu ngày nghỉ học) đều háo hức chọn bộ quần áo đẹp của dân tộc mình để mặc đi chợ, nhà có gạo nương, gạo nếp thơm, gà đen…, thì đem xuống chợ bán. Đi chợ rất vui, được gặp nhiều người quen, bè bạn, nam nữ thanh niên hẹn hò tìm nhau.
CHỢ PHIÊN SAY SẮC, SAY TÌNH
Chợ phiên huyện miền Tây Cao Bằng thường cách nhau 5 ngày, ngày 5 - 10…, âm lịch hằng tháng.
Ngày chợ, mỗi một dân tộc xuống chợ đem những sản vật, sắc màu riêng của mình đến giao lưu, mua bán, trao đổi, gặp gỡ.
Vì thế ở chợ phiên, chúng tôi bị choáng ngợp ngắm nhìn nhiều sắc màu, sản vật từng dân tộc.
Phụ nữ Mông bước đi uyển chuyển với váy xòe dài, áo vải thêu cầu kỳ màu đen pha trắng, xanh non.
Phụ nữ Dao tươi thắm trong trang phục đen phối đỏ rực rỡ, ngực đeo chuỗi bông đỏ, đầu đội khăn đỏ làm khuôn mặt hồng rực, mỗi bước vang tiếng nhạc reo từ bộ trang sức nhiều vòng bạc trạm khắc cầu kỳ.
Phụ nữ Lô Lô mảnh mai, đầu quấn khăn, đính hạt cườm, mắt ướt long lanh, cánh tay áo thêu bảy màu như nàng tiên mang bảy sắc cầu vồng từ trên trời xuống.
Phụ nữ Sán Chỉ tinh tế, đằm thắm trong áo chàm dài, viền đỏ…
Chị Duyên, dân tộc Lô Lô, xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc (Bảo Lạc) tâm sự: Đến ngày chợ phiên, vợ chồng tôi và các con (nếu ngày nghỉ học) đều háo hức chọn bộ quần áo đẹp của dân tộc mình để mặc đi chợ, nhà có gạo nương, gạo nếp thơm, gà đen…, thì đem xuống chợ bán. Đi chợ rất vui, được gặp nhiều người quen, bè bạn, nam nữ thanh niên hẹn hò tìm nhau.
Quyến rũ sắc màu chợ phiên Bảo Lạc |
Sáng sớm từ các ngả đường, đàn ông Mông, Nùng, Dao, Lô Lô..., dắt từng đoàn ngựa thồ sản vật khắp sườn núi cao đổ về chợ. Ngựa hí vang lưng núi như lòng chủ hân hoan xuống chợ phiên.
Chợ nhiều sản vật ngon, hiếm, hấp dẫn, như: măng khô, măng tươi, củ ấu tầu, mật ong, hà thủ ô, hoàng tinh, lợn đen, gà đen, cá gắp khô, cá anh vũ, cá sộp, thịt bò khô, thịt lợn hun khói, lạp sườn, thịt lợn chua, phjắc chặc (lá rừng thơm xào, kho với thịt), rượu ngô ủ men lá thơm nồng nàn, quyện với hương xôi nếp nương, bánh ngô, bánh chuối, rau rừng... Nhiều sản vật ngon, khiến mọi người khó cưỡng lại nếu không mua, không thưởng thức một thứ gì để tận hưởng ẩm thực riêng có miền Tây. Phía cuối chợ là chợ bò, nơi đây đồng bào Mông, Nùng, Dao…, dắt bò đi bán, đi khoe con bò to khỏe, vạm vỡ.
Cùng với sắc màu, tiếng khèn, tiếng đàn môi khiến ai nghe một lần cũng phải say mê.
Nếu phụ nữ đẹp bởi nhiều sắc màu trang phục sặc sỡ thì nam giới rắn rỏi phi ngựa, giỏi thổi khèn, đàn môi.
Cứ sắp tan chợ, không còn bận trao đổi hàng hóa, đàn ông người Mông, Dao thổi và múa khèn, đàn môi réo rắt, dập dìu bên những người bạn. Họ mời nhau chén rượu ngô nồng nàn, say sưa trò chuyện rôm rả…
Chợ phiên râm ran tiếng nói cười, như ngày hội ngộ, giao lưu, đem tiếng khèn, tiếng đàn, ánh mắt niềm vui trao nhau…
Chị Phạm Huyền, số 60, phố Đào Tấn, Hà Nội đến chợ phiên Bảo Lâm vui vẻ tâm sự: Tôi hay đi công tác huyện vùng cao tỉnh Hà Giang, thường đi qua huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc nhiều năm nay. Lần nào qua đây vào ngày chợ, tôi và mọi người đều ghé vào chợ để được ngắm nhìn trang phục sắc màu rực rỡ, quyến rũ của nhiều dân tộc vùng cao, nếm rượu ngô nồng nàn, thưởng thức món cá sông Gâm nấu canh lá chua rừng, mua măng khô ngon về làm quà. Chợ phiên ở đây đến một lần rồi mong trở lại nhiều lần.
NHỮNG LỄ HỘI ĐỘC ĐÁO
Nhiều người cho rằng miền Tây Cao Bằng là xứ sở của lễ hội. Mỗi lễ hội của dân tộc lại kết tinh giá trị, ý nghĩa riêng để hướng con người khát vọng, vươn tới cuộc sống tươi đẹp hơn.
Ngày 9 tháng Giêng hằng năm, huyện Bảo Lạc có lễ hội Lồng tồng - Lễ hội cầu mùa của người Tày, tổ chức tại cánh đồng mẫu lớn xóm Nà Chùa, Thị trấn huyện.
Bà con và người uy tín trong cộng đồng lên chùa Vân An làm lễ dâng hương các vị thần, xin cho mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an, mùa màng tươi tốt bội thu. Sau đó phát túi lộc đầu năm là giống thóc, ngô cho cán bộ xã và Thị trấn để chia cho người dân gieo mầm hạnh phúc đến mọi nhà.
Tiếp đến là nghi lễ quan trọng - lễ "Tịch điền". Bà con cử người có uy tín, mắc ách vào con trâu to, khỏe, đặt một luống cày xuống ruộng, mở đầu cho vụ mùa năm mới của nhà nông (sau lễ hội này các gia đình mới bắt đầu làm mùa). Cùng với đặt luống cày vụ năm mới, người dân còn làm lễ cầu nguyện thần linh để thần linh dâng tế lên trời đất những sản vật ngon địa phương để đất trời cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi. Bên cạnh mâm lễ có cây nêu cao, trên cùng buộc ống nước và bông lúa vàng trĩu hạt, tượng trưng cho sự giao thoa giữa con người, đất và trời.
Cuốn hút, hấp dẫn Hội thi Bò đẹp và chọi bò ở huyện Bảo Lâm |
Hội Lồng tồng thu hút người dân và du khách thập phương thưởng thức đánh trống, múa lân náo nhiệt, tham gia đấu thể thao, thi nấu các món ăn địa phương. Cuốn hút nhất là chơi tung còn, ném quả còn vào vòng tròn lớn trên đỉnh cây cao. Quả còn ném thủng vòng tròn nhật nguyệt trước giờ chính Ngọ thì mới được mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Vì thế, người nào đến ném còn cũng háo hức, ao ước ném thủng vòng còn, giúp bản làng đưa lời cầu khẩn đạt thấu lên trời để được thời tiết thuận lợi, mùa màng tươi tốt.
Hết lễ hội Lồng tồng, bà con, du khách lại rủ nhau đi huyện Bảo Lâm xem Hội thi Bò đẹp và chọi bò tổ chức vào ngày 20 tháng Giêng hằng năm.
Đây là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Cao Bằng, thu hút hàng nghìn lượt người đến xem. Hội thi Bò đẹp và chọi bò xuất phát từ thế mạnh người Mông rất quý vật nuôi là con bò, có kỹ thuật chăm sóc bò rất tốt, khỏe mạnh, có sức bền cày kéo và sức đọ với thú dữ. Vì vậy, con bò không chỉ là vật nuôi cho sức kéo, làm kinh tế mà còn được coi là vật thiêng, biểu trưng cho sức mạnh bảo vệ con người, chủ nhân con bò.
Ngày hội là ngày đồng bào Mông trổ tài cho mọi người biết về tài chăm sóc, huấn luyện bò to khỏe. Hàng trăm con bò u to, khỏe được chọn đến hội có thân hình u cao, vai rộng, mắt lanh lợi, sừng nhọn, nặng từ 6 tạ - 1 tấn. Sau khi thi chọn cặp bò đẹp, từng cặp bò thi đấu với nhau để chọn những đôi khỏe nhất, dai sức nhất đấu đến trận cuối cùng. Người xem bị cuốn hút bởi những trận đấu kịch tính, quyết liệt do những “đấu sĩ bò” thể hiện sức mạnh, sự khôn ngoan phi thường trong những trận đấu.
Hội thi Bò đẹp và chọi bò không chỉ tôn vinh kỹ thuật, tình yêu vật nuôi của người Mông mà còn cổ vũ phong trào chăn nuôi bò giỏi, làm kinh tế của huyện. Người Mông khẳng định, nhà có bò to khỏe tức là có sức mạnh, may mắn vì con bò làm đầu cơ nghiệp cho kinh tế gia đình.
Đến Thanh minh tháng 3 âm lịch, người Lô Lô có lễ hội “Mề lồ pỉ” - lễ thờ thần đá.
Ngày lễ, mọi người trong bản tụ tập trước miếu thờ thần đá nghe thầy cúng hát bài hát dâng lên thần đá và kể về “Huyền thoại thần đá hộ mệnh”.
Xa xưa lắm, từ thuở hồng hoang, đá có trước rồi rừng cây mọc trên đá. Rừng sinh ra muôn loài, trong đó có người Lô Lô. Hòn đá thiêng ở đâu là người Lô Lô ở đó. Vì thế, bản của người Lô Lô ở gần cánh rừng rậm (thường là rừng nguyên sinh), có nhiều muông thú và suối nước trong lành. Đất rừng tươi tốt làm nương rẫy, cho mùa bội thu và có nguồn nước suối ngọt. Vậy nên người Lô Lô làm con trai khỏe mạnh như thú rừng, con gái đẹp có da trắng hồng như hoa rừng, tóc dài đen mượt tựa nước suối, tiếng hát, tiếng nói trong trẻo, lảnh lót như chim họa mi…
Thần đá chỉ đường lập nên bản làng, bảo vệ cuộc sống nên người Lô Lô thờ cúng vị thần hộ mệnh linh thiêng và thực hiện quy định nghiêm khắc không được chặt phá rừng thiêng nơi có Thần đá, những vùng đất có núi non trùng điệp, đất đai màu mỡ, nhiều khe suối, khí hậu mát mẻ quanh năm.
Ngoài ra, người Dao có lễ cấp sắc, người Sán Chỉ có lễ Thủm Cuổn…, được tổ chức rất cầu kỳ, độc đáo tại các bản, làng khi trong bản có thanh niên đến tuổi trưởng thành; hay còn gọi đó là lễ trưởng thành mang giá trị nhân văn rất cao về lối sống, đạo đức, trách nhiệm đàn ông với gia đình và cộng đồng…
Sự đa dạng, đa sắc tộc làm nên vườn hoa đầy màu sắc về giá trị văn hóa độc đáo các dân tộc anh em, gợi nguồn khám phá vô tận.
Chúng tôi mới chỉ viết lên được phần nhỏ của vườn hoa văn hóa đa sắc tộc vùng biên ải miền Tây Cao Bằng. Còn rất nhiều nét văn hóa đặc sắc khác đang mở và đón chờ du khách gần xa đến thưởng ngoạn.
Hết lễ hội Lồng tồng, bà con, du khách lại rủ nhau đi huyện Bảo Lâm xem Hội thi Bò đẹp và chọi bò tổ chức vào ngày 20 tháng Giêng hằng năm.
Đây là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Cao Bằng, thu hút hàng nghìn lượt người đến xem. Hội thi Bò đẹp và chọi bò xuất phát từ thế mạnh người Mông rất quý vật nuôi là con bò, có kỹ thuật chăm sóc bò rất tốt, khỏe mạnh, có sức bền cày kéo và sức đọ với thú dữ. Vì vậy, con bò không chỉ là vật nuôi cho sức kéo, làm kinh tế mà còn được coi là vật thiêng, biểu trưng cho sức mạnh bảo vệ con người, chủ nhân con bò.
Ngày hội là ngày đồng bào Mông trổ tài cho mọi người biết về tài chăm sóc, huấn luyện bò to khỏe. Hàng trăm con bò u to, khỏe được chọn đến hội có thân hình u cao, vai rộng, mắt lanh lợi, sừng nhọn, nặng từ 6 tạ - 1 tấn. Sau khi thi chọn cặp bò đẹp, từng cặp bò thi đấu với nhau để chọn những đôi khỏe nhất, dai sức nhất đấu đến trận cuối cùng. Người xem bị cuốn hút bởi những trận đấu kịch tính, quyết liệt do những “đấu sĩ bò” thể hiện sức mạnh, sự khôn ngoan phi thường trong những trận đấu.
Hội thi Bò đẹp và chọi bò không chỉ tôn vinh kỹ thuật, tình yêu vật nuôi của người Mông mà còn cổ vũ phong trào chăn nuôi bò giỏi, làm kinh tế của huyện. Người Mông khẳng định, nhà có bò to khỏe tức là có sức mạnh, may mắn vì con bò làm đầu cơ nghiệp cho kinh tế gia đình.
Đến Thanh minh tháng 3 âm lịch, người Lô Lô có lễ hội “Mề lồ pỉ” - lễ thờ thần đá.
Ngày lễ, mọi người trong bản tụ tập trước miếu thờ thần đá nghe thầy cúng hát bài hát dâng lên thần đá và kể về “Huyền thoại thần đá hộ mệnh”.
Xa xưa lắm, từ thuở hồng hoang, đá có trước rồi rừng cây mọc trên đá. Rừng sinh ra muôn loài, trong đó có người Lô Lô. Hòn đá thiêng ở đâu là người Lô Lô ở đó. Vì thế, bản của người Lô Lô ở gần cánh rừng rậm (thường là rừng nguyên sinh), có nhiều muông thú và suối nước trong lành. Đất rừng tươi tốt làm nương rẫy, cho mùa bội thu và có nguồn nước suối ngọt. Vậy nên người Lô Lô làm con trai khỏe mạnh như thú rừng, con gái đẹp có da trắng hồng như hoa rừng, tóc dài đen mượt tựa nước suối, tiếng hát, tiếng nói trong trẻo, lảnh lót như chim họa mi…
Thần đá chỉ đường lập nên bản làng, bảo vệ cuộc sống nên người Lô Lô thờ cúng vị thần hộ mệnh linh thiêng và thực hiện quy định nghiêm khắc không được chặt phá rừng thiêng nơi có Thần đá, những vùng đất có núi non trùng điệp, đất đai màu mỡ, nhiều khe suối, khí hậu mát mẻ quanh năm.
Ngoài ra, người Dao có lễ cấp sắc, người Sán Chỉ có lễ Thủm Cuổn…, được tổ chức rất cầu kỳ, độc đáo tại các bản, làng khi trong bản có thanh niên đến tuổi trưởng thành; hay còn gọi đó là lễ trưởng thành mang giá trị nhân văn rất cao về lối sống, đạo đức, trách nhiệm đàn ông với gia đình và cộng đồng…
Sự đa dạng, đa sắc tộc làm nên vườn hoa đầy màu sắc về giá trị văn hóa độc đáo các dân tộc anh em, gợi nguồn khám phá vô tận.
Chúng tôi mới chỉ viết lên được phần nhỏ của vườn hoa văn hóa đa sắc tộc vùng biên ải miền Tây Cao Bằng. Còn rất nhiều nét văn hóa đặc sắc khác đang mở và đón chờ du khách gần xa đến thưởng ngoạn.
Theo baocaobang.vn