Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin

Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch Quốc hội Samdech Heng Samrin và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Vương quốc Campuchia thăm chính thức Việt Nam, đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (24/6/1967 - 24/6/2017); nhấn mạnh chuyến thăm góp phần quan trọng vào việc củng cố và tăng cường hơn nữa mối quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” giữa hai nước.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đón Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia Samdech Heng Samrin đang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam. Ảnh: Nhan Sáng-TTXVN
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đón Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia Samdech Heng Samrin đang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam. Ảnh: Nhan Sáng-TTXVN

Chủ tịch nước Trần Đại Quang chúc mừng những thành tựu to lớn, toàn diện, có ý nghĩa lịch sử mà nhân dân Campuchia anh em đã đạt được trong những năm gần đây; tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự trị vì anh minh của Quốc vương Norodom Sihamoni (Nô-rô-đôm Xi-ha-mô-ni) và sự lãnh đạo của Thượng viện, Quốc hội và Chính phủ Hoàng gia Campuchia do Đảng Nhân dân Campuchia làm nòng cốt, nhân dân Campuchia anh em sẽ tiếp tục giành được những thành tựu mới to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng thành công Vương quốc Campuchia hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang chúc mừng Campuchia đã tổ chức thành công cuộc bầu cử hội đồng xã/phường khóa 4 vừa qua, cho rằng kết quả bầu cử đã thể hiện sự tin tưởng của nhân dân Campuchia đối với vai trò lãnh đạo đất nước của Đảng Nhân dân Campuchia.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất về sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu mà cố Quốc vương Norodome Sihanouk (Nô-rô-đôm Xi-ha-núc), Quốc vương Norodom Sihamoni, các vị Lãnh đạo và nhân dân Campuchia đã dành cho nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước Việt Nam trước đây, cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay.  

Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ vui mừng nhận thấy mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp Việt Nam - Campuchia không ngừng được củng cố và phát triển, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước. Quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư phát triển mạnh mẽ, Việt Nam trở thành một trong những đối tác thương mại, đầu tư hàng đầu của Campuchia.

Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực cỏ nhiều biến chuyển như hiện nay, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng, hai nước, hai dân tộc Việt Nam và Campuchia cần tăng cường hơn nữa tình đoàn kết, hữu nghị và hợp tác, vun đắp hơn nữa cho mối quan hệ tốt đẹp để xứng đáng với máu xương của biết bao thế hệ đi trước, đáp lại sự mong mỏi của nhân dân hai nước. Đây không chỉ là trách nhiệm cao cả, bổn phận của thế hệ hôm nay, mà còn là của các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước mai sau. Chủ tịch nước đề nghị hai bên cần tiếp tục quan tâm khuyến khích hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, tăng cường giao lưu nhân dân, nhất là giao lưu giữa thế hệ trẻ. Cùng đó, hai bên tích cực ủng hộ những lợi ích chính đáng của nhau, đóng góp tích cực vào hòa bình và phát triển của khu vực và trên thế giới.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia Samdech Heng Samrin đang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam. Ảnh: Nhan Sáng-TTXVN
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia Samdech Heng Samrin đang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam. Ảnh: Nhan Sáng-TTXVN

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Chủ tịch Quốc hội Samdech Heng Samrin, Quốc hội Campuchia tiếp tục quan tâm giúp bà con người gốc Việt tại Campuchia ổn định, yên tâm làm ăn, sinh sống tại Campuchia, đóng góp tích cực vào việc xây dựng và phát triển đất nước Campuchia cũng như cho quan hệ láng giềng hữu nghị tốt đẹp giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang chuyển lời thăm hỏi và chúc sức khỏe tới Quốc vương Norodom Sihamoni, Hoàng Thái hậu, cùng các vị Lãnh đạo Thượng viện, Quốc hội và Chính phủ Vương quốc Campuchia.

Chủ tịch Quốc hội Samdech Heng Samrin chuyển tới Chủ tịch nước Trần Đại Quang lời thăm hỏi của Quốc vương Norodom Sihamoni, Chủ tịch Thượng viện Samdech Say Chhum (Xăm-đéc Xay Chum), Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen (Xăm-đéc Tê-chô Hun Xen); bày tỏ vui mừng sang thăm chính thức Việt Nam đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, tham dự lễ kỷ niệm vào sáng 24/6 tại Hà Nội - một sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ Campuchia - Việt Nam.

Chúc mừng những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội to lớn của Việt Nam, nhất là những thành tựu trong hơn 30 năm đổi mới, Chủ tịch Quốc hội Samdech Heng Samrin nhấn mạnh, Quốc hội Campchia rất vui mừng trước sự phát triển của quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực; tin tưởng mối quan hệ vô giá giữa hai dân tộc sẽ được các thế hệ sau này tiếp tục cùng nhau củng cố, vun đắp và không ngừng phát triển.  

Chủ tịch Quốc hội Samdech Heng Samrin cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ quý báu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã dành cho đất nước và nhân dân Campuchia; khẳng định nhân dân Campuchia sẽ mãi ghi nhớ những hy sinh xương máu của bộ đội Việt Nam trong nghĩa vụ quốc tế cao cả đã giúp đất nước Campchia hồi sinh, nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng của tập đoàn diệt chủng Pol Pot (Pôn Pốt).  
Chủ tịch nước Trần Đại Quang chụp ảnh chung với Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin và các đại biểu. Ảnh: Nhan Sáng-TTXVN
Chủ tịch nước Trần Đại Quang chụp ảnh chung với Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin và các đại biểu. Ảnh: Nhan Sáng-TTXVN
Thông báo với Chủ tịch nước Trần Đại Quang về thành công của cuộc bầu cử hội đồng xã/phường vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Samdech Heng Samrin khẳng định, kết quả này cho thấy người dân Campuchia luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn, các chính sách đúng đắn của Đảng Nhân dân Campuchia.

Chủ tịch Quốc hội Samdech Heng Samrin cho biết, Campuchia sẽ tiếp tục giữ môi trường chính trị ổn định, tốt đẹp sau cuộc bầu cử hội đồng xã/phường vừa qua, đây là cơ sở để Campuchia tổ chức thành công cuộc bầu cử Thượng viện và Tổng tuyển cử vào năm 2018./.    
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Tuyên Quang vinh danh 21 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Tuyên Quang vinh danh 21 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Tối 27/12, Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang tổ chức khai mạc hội chợ OCOP và trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024. Hội chợ diễn ra trong 5 ngày (từ 27 đến 31/12) với quy mô trên 120 gian hàng, giới thiệu các sản phẩm OCOP của các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế trong và ngoài tỉnh.

Đồng Tháp phát triển sản phẩm OCOP gắn với tài nguyên bản địa

Đồng Tháp phát triển sản phẩm OCOP gắn với tài nguyên bản địa

Ngày 27/12, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Sơ kết Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021-2025. Đến nay tỉnh Đồng Tháp đã xác lập thành công 1 chỉ dẫn địa lý, 38 nhãn hiệu chứng nhận, 4 nhãn hiệu tập thể phục vụ sản xuất kinh doanh, quảng bá hình ảnh địa phương cho sản phẩm OCOP.

Cần Thơ hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tự lực, tự cường vươn lên

Cần Thơ hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tự lực, tự cường vươn lên

Ngày 27/12, tại hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao nỗ lực của Ban Dân tộc, các sở, ban, ngành, địa phương đã tích cực thực hiện công tác dân tộc, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong đồng bào dân tộc thiểu số, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nhiều giải pháp tạo việc làm cho lao động miền núi, nông thôn tỉnh Tuyên Quang

Nhiều giải pháp tạo việc làm cho lao động miền núi, nông thôn tỉnh Tuyên Quang

Năm 2024, tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện các giải pháp tạo việc làm cho người lao động, triển khai hiệu quả các chính sách về lao động, việc làm và xuất khẩu lao động của Trung ương, của tỉnh tới người lao động, giúp họ tiếp cận với thị trường lao động, chọn được việc làm phù hợp để nâng cao thu nhập vươn lên thoát nghèo.

Phổ biến giáo dục pháp luật giúp bảo vệ quyền, lợi ích đồng bào dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng

Phổ biến giáo dục pháp luật giúp bảo vệ quyền, lợi ích đồng bào dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng

Sóc Trăng có 35% dân số là người dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm trên 30%. Ngoài công tác chăm lo đời sống, phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, lãnh đạo tỉnh còn chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho dân tộc thiểu số nhằm tăng cường kiến thức pháp luật, tạo thêm sự hiểu biết về quyền, lợi ích hợp pháp khi liên quan đến pháp luật.

Phát triển Đồng Xoài thành đô thị xanh, thành phố hội tụ thông minh

Phát triển Đồng Xoài thành đô thị xanh, thành phố hội tụ thông minh

Chiến tranh đã lùi xa nửa thế kỷ, những vết thương do bom cày, đạn xới năm xưa nay đã lành lặn, chỉ còn để lại những di tích của một thời oanh liệt. Trên quê hương “Đồng Xoài rực lửa chiến công”, nay đã có hình dáng của một "thành phố hiện đại, sinh thái, thông minh”, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng – an ninh của tỉnh Bình Phước.

Thời tiết ngày 27/12/2024: Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại

Thời tiết ngày 27/12/2024: Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trên đất liền, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ. Ngày 27/12, không khí lạnh tăng cường sẽ ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Gia Lai quyết liệt xử lý “án điểm” phá rừng để răn đe

Gia Lai quyết liệt xử lý “án điểm” phá rừng để răn đe

Thời gian gần đây, liên tiếp các vụ phá rừng trái phép xảy ra tại các huyện Chư Prông, Ia Grai và Chư Sê (tỉnh Gia Lai) gây xôn xao dư luận. Chỉ trong vòng 1 năm (từ ngày 11/12/2023 đến 17/12/2024), hàng chục vụ phá rừng đã xảy ra trên các địa bàn này gây thiệt hại lớn về diện tích rừng và tài nguyên gỗ. Trước tình hình này, chính quyền tỉnh Gia Lai đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp mạnh, trong đó có việc xử lý “án điểm” để răn đe các đối tượng vi phạm.

Công trình "Sao sáng buôn, làng" thắp sáng vùng biên Gia Lai

Công trình "Sao sáng buôn, làng" thắp sáng vùng biên Gia Lai

Những năm qua, Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng) đã thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội góp phần ổn định đời sống nhân dân cũng như an ninh, chính trị khu vực biên giới. Trong đó, công trình "Sao sáng buôn, làng" là một trong những hoạt động có hiệu quả thiết thực, mang lại niềm vui cho người dân vùng biên giới Gia Lai.

Cuộc sống mới của những cư dân Lào nhập quốc tịch Việt Nam

Cuộc sống mới của những cư dân Lào nhập quốc tịch Việt Nam

Kon Tum là tỉnh có trên 292 km đường biên giới, tiếp giáp nước bạn Lào và Campuchia. Thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, đã có nhiều người dân Lào sinh sống tại khu vực biên giới của tỉnh Kon Tum nhập quốc tịch Việt Nam. Chính quyền địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện để những công dân này an cư, lạc nghiệp, quyết tâm gắn bó và xây dựng quê hương Việt Nam.

Ngày Dân số Việt Nam (26/12): Chuẩn bị hành trang để đón thế hệ vàng

Ngày Dân số Việt Nam (26/12): Chuẩn bị hành trang để đón thế hệ vàng

Nhân Ngày Dân số Việt Nam (26/12), ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) đã dành thời gian trao đổi với phóng viên TTXVN về những thách thức phải đối mặt trong công tác dân số hiện nay, cũng như việc triển khai các chính sách, chương trình hành động nhằm điều chỉnh mức sinh ở Việt Nam.

Bình ổn thị trường, không lo thiếu hàng cho dịp Tết

Bình ổn thị trường, không lo thiếu hàng cho dịp Tết

Để đảm bảo cho người dân vui Xuân, đón Tết, tỉnh Tuyên Quang đang tập trung triển khai kế hoạch theo dõi, tổng hợp, kiểm tra diễn biến giá cả thị trường và thực hiện nhiều giải pháp bảo đảm cung ứng hàng hóa, cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Người dân lo lắng trước tình trạng sạt lở bờ sông Dinh

Người dân lo lắng trước tình trạng sạt lở bờ sông Dinh

Cứ hễ mùa mưa lũ đến, người dân ở xã Phước Sơn (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) lại không khỏi lo lắng trước nguy cơ ảnh hưởng, mất an toàn tính mạng và tài sản do sạt lở bờ sông có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Lo lắng của người dân là bởi trong những năm qua, bờ sông Dinh thường xuyên xảy ra sạt lở. Mới đây nhất, trên 5 km bờ sông này lại tiếp tục sạt lở, lấn sâu vào khu dân cư và đất sản xuất của người dân.

Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông 2025: Đảm bảo thuận lợi, công bằng hơn cho thí sinh

Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông 2025: Đảm bảo thuận lợi, công bằng hơn cho thí sinh

Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, với điểm khác biệt là thiên về đánh giá năng lực người học thay vì đánh giá kiến thức và kỹ năng như những kỳ thi trước. Vì vậy, việc công bố đề thi tham khảo, quy chế thi, các công tác chuẩn bị khác cho kỳ thi đều được Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện sớm hơn, xa hơn với tinh thần tích cực và kỹ lưỡng.

Áp thấp nhiệt đới gây mưa ở Trung Bộ

Áp thấp nhiệt đới gây mưa ở Trung Bộ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang di chuyển trên vùng biển ngoài khơi từ Ninh Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu, gây mưa ở Trung Bộ.

Đắk Lắk tìm hướng phát triển nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao

Đắk Lắk tìm hướng phát triển nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao

Đắk Lắk là một trong những tỉnh có dân số trẻ đang đối diện với những thách thức không nhỏ trong công tác giải quyết việc làm cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên dân tộc thiểu số. Với các giải pháp đồng bộ, địa phương đang từng bước biến thách thức thành cơ hội, tạo đà phát triển bền vững.

Đắk Nông đặt mục tiêu xóa gần 1.800 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025

Đắk Nông đặt mục tiêu xóa gần 1.800 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025

Đắk Nông có gần 1.800 hộ dân thuộc diện nghèo đủ điều kiện hỗ trợ về nhà ở. Bên cạnh nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, tỉnh đã phát động nhiều phong trào vận động, bố trí kinh phí từ ngân sách để hỗ trợ các hộ dân thuộc diện nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát.

“Điểm tựa” của người dân vùng lũ Yên Bái (Bài cuối)

“Điểm tựa” của người dân vùng lũ Yên Bái (Bài cuối)

Yên Bái là tỉnh miền núi với địa hình phức tạp. Mùa mưa thường xảy ra ngập sâu tại vùng trũng, sạt lở đất ở khu vực đồi núi gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân. Do vậy, để cuộc sống người dân ổn định, tỉnh chủ động những giải pháp căn cơ, lâu dài nhằm giảm tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra.

“Điểm tựa” của người dân vùng lũ Yên Bái (Bài 1)

“Điểm tựa” của người dân vùng lũ Yên Bái (Bài 1)

Bão số 3 (Yagi) hồi tháng 9 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề chưa từng có trong lịch sử ở Yên Bái. Ngay trong thời khắc khó khăn nhất, luôn có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Sau bão, Đảng bộ và chính quyền các cấp tỉnh Yên Bái triển khai “thần tốc” các phương án, giải pháp để nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, sớm phục hồi sản xuất nhằm khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội.