Hè về, trẻ em ở nông thôn, miền núi thuộc tỉnh Yên Bái, nơi có nhiều sông, hồ... thường rủ nhau đi bơi. Tuy nhiên, hầu hết các em đều không có phao bơi và thường bơi ở chỗ nước sâu. Ảnh: Đinh Thùy |
Chỉ tính từ đầu tháng 5/2019 đến nay, trẻ em bị đuối nước xảy ra liên tục tại các tỉnh miền núi, nơi có nhiều sông, hồ, ao như: Nghệ An, Thanh Hóa, Lào Cai, Hòa Bình... Không chỉ khiến gia đình, bạn bè, người dân trong vùng bàng hoàng, đây còn là lời cảnh báo các cấp chính quyền địa phương, cộng đồng cần nâng cao nhận thức trong công tác phòng, chống tai nạn đuối nước, từ đó góp phần bảo vệ sự an toàn cho trẻ em dân tộc.
Chiều 6/5, một nhóm 4 em học sinh cấp 2 ở Trường trung học cơ sở Vĩnh Ninh, xã Vinh Ninh, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) rủ nhau ra sông Mã tắm đã bị trượt chân xuống khu vực nước sâu và chết đuối. Trong ảnh: Lực lượng cứu hộ đang tích cực tìm kiếm các nạn nhân. Ảnh: Đinh Thùy |
Chiều 25/5, một nhóm 6 em học sinh lớp 6 Trường trung học cơ sở Quang Kim, huyện Bát Xát (Lào Cai) rủ nhau ra suối Ngòi San tắm, 4 em đã bị đuối nước thương tâm. Trong ảnh: Hiện trường khu vực xảy ra vụ đuối nước. Ảnh: Đinh Thùy |
KHI THẤY TRẺ EM BỊ ĐUỐI NƯỚC: + Cần kêu gọi mọi người cùng giúp sức để nhanh chóng đưa nạn nhân lên bờ. + Với người không biết bơi, cần có chiếc sào, gậy hoặc sợi dây dài quẳng ra vị trí trẻ em bị đuối nước để họ bám vào rồi mình kéo thật nhanh đưa lên bờ. + Với người biết bơi, cần nhanh chóng xuống nước để kéo người bị hại lên bờ (nắm tóc, áo, quần, tay, chân của nạn nhân). + Khi lên khỏi mặt nước, cần tát vào má nạn nhân để gây phản xạ hồi tỉnh, đặt nạn nhân đầu nghiêng sang một bên cho nước trong miệng, họng, phổi chảy ra. + Cởi quần, áo ướt của nạn nhân rồi hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt càng nhanh càng tốt. |
Đức Thịnh - Đinh Thùy