Cần xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm mặt nước cảng Sa Kỳ, Quảng Ngãi

Khu vực mặt nước cảng Sa Kỳ đang bị tàu cá chiếm dụng làm nơi neo đậu gây mất an toàn cho các tàu cở khách du lịch ra vào huyện Lý Sơn. Ảnh: TTXVN phát
Khu vực mặt nước cảng Sa Kỳ đang bị tàu cá chiếm dụng làm nơi neo đậu gây mất an toàn cho các tàu cở khách du lịch ra vào huyện Lý Sơn. Ảnh: TTXVN phát

Cảng Sa Kỳ, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) là đầu mối giao thông quan trọng và duy nhất để kết nối huyện đảo Lý Sơn với đất liền và phục vụ phát triển du lịch. Từ nhiều năm qua, tình trạng lấn chiếm kè bảo vệ bờ, lòng sông thuộc khu vực cảng để neo đậu tàu thuyền, kinh doanh thủy sản đã không được xử lý dứt điểm đang làm mất mỹ quan, gây nguy cơ mất an toàn cho tàu thuyền chở khách ra vào khu vực cảng.

Ghi nhận của phóng viên, khu vực kè bảo vệ bờ sông cách cầu cảng Sa Kỳ khoảng 20m đang bị nhiều hộ dân lấn chiếm xây dựng nhà, làm cầu cảng nhỏ kiên cố nhô ra mặt sông để thu mua hải sản. Cùng với đó, hàng chục tàu cá sau khi vươn khơi trở về không cập cảng cá theo quy định mà tập trung về khu vực này để bốc dỡ hải sản bán cho thương lái. Khu vực dọc bờ sông này còn hình thành một số cơ sở xay đá, một cây xăng... Khu vực luồng lạch vào cảng và mặt nước trước cảng Sa Kỳ đang bị các tàu cá lấn chiếm làm nơi neo đậu, lòng sông khu vực cảng nhiều nơi đang bị thu hẹp hàng chục mét khiến cho các tàu chở khách ra vào cảng gặp nhiều khó khăn, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

Cần xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm mặt nước cảng Sa Kỳ, Quảng Ngãi ảnh 1Một số hộ dân lấn chiếm kè bờ sông đổ thêm đất, đá xây nhà làm cầu cảng nhỏ để mua bán bốc dỡ thủy sản. Ảnh: Phạm Cường - TTXVN

Thuyền trưởng tàu khách An Vĩnh QNg 0369 tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn Lê Văn Thành, cho biết, trước đây lưu lượng tàu ra vào cảng ít, không gian lòng sông trước cầu cảng rộng tàu chở khách ra vào thuận lợi, bây giờ số lượng tàu nhiều lên, nhu cầu hành khách ngày một tăng, trong khi cầu cảng ngắn, lòng sông lại bị thu hẹp tàu khách ra vào rất khó khăn. Cơ quan chức năng cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời kiểm tra khắc phục những tồn tại lấn chiếm mặt nước ở cảng Sa Kỳ để đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hành khách và phát triển du lịch.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bình Sơn Ngô Văn Dụng cho biết, huyện đã chỉ đạo xã Bình Châu phối hợp với các đơn vị liên quan quyết liệt ngăn chặn lấn chiếm lòng lề đường Quốc lộ 24 B, tạo cảnh quan thông thoáng khu vực đường ra vào cảng. Đối với khu vực bờ sông, lòng sông huyện Bình Sơn đã đề nghị lực lượng Cảnh sát đường thủy, Ban Quản lý cảng phối hợp địa phương thường xuyên kiểm tra xử lý nghiêm các tình trạng lấn chiếm mặt nước thuộc khu vực cảng để neo đậu tàu cá, buôn bán hải sản. Tuy nhiên, tình trạng lấn chiếm bờ sông khu vực cảng Sa Kỳ đã xảy ra một thời gian dài, có hộ đã được cấp sổ đỏ trên đất lấn chiếm. Giải pháp trước mắt là tăng cường quản lý hiện trạng việc lấn chiếm bờ sông để sớm có biện pháp xử lý trả lại nguyên trạng khu vực này như ban đầu.

Theo Ban Quản lý Cảng và Cảng vụ đường thủy nội địa Quảng Ngãi, Cảng Sa Kỳ là cảng liền bờ được Cục Hàng hải Việt Nam đưa vào khai thác năm 2016 với năng lực tiếp nhận tàu khách và tàu chở hàng tổng hợp có trọng tải đến 1.000DWT. Ngoài việc bị lấn chiếm khu vực mặt nước, hạ tầng cảng Sa Kỳ đang bộc lộ nhiều hạn chế chưa theo kịp sự phát triển. Mỗi ngày, trung bình có 25 chuyến tàu hàng, khách cập cảng, tuy nhiên cầu cảng Sa Kỳ năng lực tiếp nhận tối đa chỉ 4 tàu cùng một lúc. Đồng thời, với xu hướng đi lại của người dân và du khách tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn đang tăng cao, một số tàu chở khách có chiều dài lớn như Phú Quốc Express 35m, Phú Qúy ISLAND 47m được đưa vào vận hành phục vụ du khách, trong khi chiều dài cầu cảng chỉ 106m khiến cho cảng thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải, đặc biệt vào dịp lễ, tết và mùa du lịch.

Giám đốc Ban Quản lý Cảng và Cảng vụ đường thủy nội địa Quảng Ngãi Nguyễn Hữu Đoan cho rằng, tình trạng người dân lấn chiếm kè bảo vệ bờ, khu mặt nước cảng mới dừng lại ở mức ngăn chặn, còn việc xử lý vi phạm trả lại hiện trạng kè bảo vệ bờ, lòng sông khu vực cảng chưa được xử lý một cách dứt điểm. Theo quy hoạch đến năm 2030 cảng Sa Kỳ được nâng cấp tiếp nhận tàu 1.000-2.000 tấn, năng lực từ 0,2-0,4 triệu tấn/năm, chiều dài cầu cảng đạt 200m. Ban Quản lý cảng và Cảng vụ đường thủy nội địa tỉnh đã có văn bản kiến nghị Sở Giao thông vận tải trình Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi bố trí nguồn vốn đầu tư nối dài cầu cảng giải quyết tình trạng quá tải tại cảng Sa Kỳ cũng như xử lý dứt điểm tình trạng người dân lấn chiếm khu vực cảng như hiện nay, ông Nguyễn Hữu Đoan nhấn mạnh.

Cần xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm mặt nước cảng Sa Kỳ, Quảng Ngãi ảnh 2Khu vực mặt nước cảng Sa Kỳ đang bị tàu cá chiếm dụng làm nơi neo đậu gây mất an toàn cho các tàu cở khách du lịch ra vào huyện Lý Sơn. Ảnh: TTXVN phát

Để phát triển du lịch Quảng Ngãi nói chung và đưa Lý Sơn trở thành trung tâm du lịch biển đảo Quốc gia theo Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đầu mối giao thông Cảng Sa Kỳ là vô cùng quan trọng. Tỉnh Quảng Ngãi cần chỉ đạo xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm vùng nước cảng biển cảng Sa Kỳ, thu hồi lại đất công để thực hiện tốt công tác quy hoạch, đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng dịch vụ du lịch theo đúng quy hoạch của cấp thẩm quyền và đáp ứng tốt nhu cầu đi lại an toàn của người dân và du khách.

Phạm Cường

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Thời tiết ngày 10/2/2025: Bắc Bộ có mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều hửng nắng

Thời tiết ngày 10/2/2025: Bắc Bộ có mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều hửng nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 10/2, khu vực Bắc Bộ có mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều giảm mây hửng nắng với nền nhiệt cao nhất 16-19 độ C. Trời rét đậm, vùng núi rét hại. Vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá và sương muối. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, đêm không mưa.

Trao tặng công trình “Rừng cây thanh niên” phủ xanh đất trống, đồi trọc​ ở Bắc Giang

Trao tặng công trình “Rừng cây thanh niên” phủ xanh đất trống, đồi trọc​ ở Bắc Giang

Ngày 9/2 tại xã Canh Nậu, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, Tỉnh đoàn Bắc Giang tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 và Đợt thi đua chào mừng Đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025-2030 và Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XIV.

Bình Định đồng loạt khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Định đồng loạt khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 9/2, tại hộ gia đình thương binh ông Võ Văn Cư (xóm 2, thôn Chương Hòa, xã Hoài Châu Bắc, thị xã Hoài Nhơn) Bí thư Tỉnh ủy Hồ Quốc Dũng cùng đoàn công tác đã dự Lễ phát động đồng loạt khởi công xây dựng, sửa chữa nhà ở đối với gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Nghệ An xây dựng những điểm nhấn phát triển nông thôn mới

Nghệ An xây dựng những điểm nhấn phát triển nông thôn mới

Sau 14 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Khắp các vùng quê, hình ảnh về những bản làng đẹp, nhà kiên cố, vườn đẹp, giao thông thuận lợi cùng những trường học, trạm y tế, nhà văn hóa được đầu tư xây dựng khang trang… đã làm thay đổi căn bản diện mạo nhiều vùng nông thôn. Đời sống người nông dân và gắn liền với nền nông nghiệp ngày càng hiện đại.

Cà Mau huy động, bố trí nguồn lực để phát triển nhà ở xã hội, xóa nhà tạm, nhà dột nát

Cà Mau huy động, bố trí nguồn lực để phát triển nhà ở xã hội, xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh ủy Cà Mau chủ trương nghiên cứu, đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (có thể đưa vào dự thảo văn kiện đại hội đảng bộ các cấp để đại hội thảo luận, quyết định) và hằng năm của tỉnh, của huyện theo điều kiện, khả năng thực tế để làm cơ sở huy động và bố trí nguồn lực thực hiện.

Động đất độ lớn 3.7 tại Kon Plông, Kon Tum

Động đất độ lớn 3.7 tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), trưa 8/2, một trận động đất có độ lớn 3.7 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thương vong về người và tài sản.

Thanh Hóa giúp người dân vùng cao giảm nghèo

Thanh Hóa giúp người dân vùng cao giảm nghèo

Những năm qua, Thanh Hóa đã đẩy mạnh việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Nhiều người sau khi trở về đã có số vốn để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Đây là một động lực quan trọng, là cơ sở để tỉnh tiếp tục thực hiện việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2025 và các năm tới.

Hơn 800 vận động viên Yên Bái tham gia Hội thi thể thao

Hơn 800 vận động viên Yên Bái tham gia Hội thi thể thao

Ngày 7/2, Ban Chỉ đạo Tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn và Phát triển du lịch tỉnh Yên Bái tổ chức Khai mạc Hội thi thể thao “Mừng Đảng, Mừng Xuân, mừng Đất nước quê hương đổi mới” tỉnh Yên Bái năm 2025 và khánh thành Nhà thi đấu thể thao Liên đoàn Lao động tỉnh.

Điện Biên đa dạng nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Điện Biên đa dạng nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 7/2, Tỉnh ủy Điện Biên tổ chức họp Ban Chỉ đạo đánh giá kết quả thực hiện phát triển nhà ở xã hội và thực hiện các chính sách về nhà ở xã hội cho các đối tượng chính sách trên địa bàn. Theo đó, tỉnh sẽ huy động mọi nguồn lực, quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025.

Nhộn nhịp mùa gặt lúa xuân ở vùng biên Bình Phước

Nhộn nhịp mùa gặt lúa xuân ở vùng biên Bình Phước

Trong những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, không khí mùa gặt lúa xuân nhộn nhịp ở nhiều nơi trên vùng biên Bình Phước. Tiếng máy gặt, tiếng cười nói của bà con nông dân râm ran trên những cánh đồng lúa chín vàng trĩu bông.

Yên Bái chuyển đổi số sâu rộng, thực chất

Yên Bái chuyển đổi số sâu rộng, thực chất

Những năm qua, tỉnh Yên Bái đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình và chất lượng công tác chuyển đổi số, tạo tiền đề nâng cao hiệu quả ứng dụng xây dựng đô thị hiện đại và nông thôn mới thông minh; giúp cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững.

Thanh Hóa khẩn trương khắc phục sự cố vỡ bờ kênh sông Mơ

Thanh Hóa khẩn trương khắc phục sự cố vỡ bờ kênh sông Mơ

Ngày 6/2, theo thông tin từ UBND thành phố Thanh Hóa, liên quan đến sự cố bờ kênh sông Mơ thuộc hệ thống sông nhà Lê, đoạn chảy qua thôn Đoài Đông, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa xuất hiện tình trạng sạt lở nghiêm trọng với chiều dài khoảng 40m, gây ảnh hưởng đến đất đai và tài sản của người dân sống quanh khu vực, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương khắc phục sự cố trong thời gian sớm nhất.

Quảng Nam: Phòng, chống sốt phát ban lan rộng

Quảng Nam: Phòng, chống sốt phát ban lan rộng

Trước tình trạng sốt phát ban diễn biến phức tạp ở xã Trà Leng, huyện miền núi Nam Trà My, đại diện lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với lực lượng y tế huyện phun hóa chất vệ sinh môi trường, khuyến cáo người dân hạn chế tiếp xúc với người bệnh, đẩy mạnh diệt muỗi và hạn chế tiếp cận các động vật truyền bệnh…

Chung tay giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo sớm có nhà mới khang trang

Chung tay giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo sớm có nhà mới khang trang

Ngày 6/2, tỉnh Hậu Giang ổ chức Lễ khởi công Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát tại thành phố Vĩ Thanh và các huyện Long Mỹ, Châu Thành và Châu Thành A. Bốn địa phương còn lại gồm: thành phố Ngã Bảy, thị xã Long Mỹ, huyện Vị Thủy và huyện Phụng Hiệp sẽ khởi công vào ngày 7/2.

Bà Rịa-Vũng Tàu chủ động ứng phó với sự cố cháy rừng trong mùa khô

Bà Rịa-Vũng Tàu chủ động ứng phó với sự cố cháy rừng trong mùa khô

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang bước vào cao điểm mùa khô, thời tiết nắng nóng, hanh khô tiềm ẩn rất cao nguy cơ cháy rừng. Để chủ động công tác phòng cháy chữa cháy rừng, lực lượng kiểm lâm, chủ rừng đã chủ động phối hợp với các địa phương tập trung triển khai nhiều giải pháp, nhất là tại những địa bàn trọng điểm, có nguy cơ cao.

Vượt núi vào bản “gọi” học trò đi học trở lại ở Nghệ An

Vượt núi vào bản “gọi” học trò đi học trở lại ở Nghệ An

Duy trì sĩ số ổn định và đảm bảo chất lượng học tập của học sinh sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán là vấn đề mà nhiều trường học vùng cao ở Nghệ An trăn trở. Để khắc phục tình trạng này, nhiều giáo viên đã băng đồi, vượt núi vào bản vận động học sinh đến trường.

Từ “ý Đảng - lòng dân” đến những buôn làng Gia Lai bình yên và khởi sắc

Từ “ý Đảng - lòng dân” đến những buôn làng Gia Lai bình yên và khởi sắc

Từ những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, buôn làng ở Gia Lai ngày một bình yên và khởi sắc. Những ngôi làng đìu hiu nay khang trang, sạch đẹp hơn; những ngôi nhà cũ kỹ, dột nát được tu sửa, làm mới; điện - đường - trường - trạm được đầu tư xây dựng bài bản. Đặc biệt, từ “ý Đảng” đã làm thay đổi nếp nghĩ cũ, hình thành cách làm mới, nhất là trong cộng đồng người đồng bào dân tộc thiểu số. “Lòng dân” cũng được xây dựng vững chắc qua những chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời của Đảng và Nhà nước.

Thời tiết ngày 5/2/2025: Nhiều vùng biển có gió mạnh, sóng cao

Thời tiết ngày 5/2/2025: Nhiều vùng biển có gió mạnh, sóng cao

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên có sương mù, trời rét về đêm và sáng sớm; riêng khu vực vùng núi Bắc Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại với nhiệt độ dưới 9 độ C. Nam Bộ ngày nắng, đêm không mưa.

Thanh Hóa: Sạt lở nghiêm trọng tại bờ sông nhà Lê

Thanh Hóa: Sạt lở nghiêm trọng tại bờ sông nhà Lê

Chiều 4/2, bờ sông nhà Lê (đoạn chảy qua thôn Đoài Đông, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) xuất hiện tình trạng sạt lở nghiêm trọng với chiều dài khoảng 40 mét, gây ảnh hưởng đến đất đai và tài sản của người dân sống quanh khu vực.

Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế biến động khó lường

Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế biến động khó lường

Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tháng 2/2025, ở Đồng bằng sông Cửu Long, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến việc lấy nước của các công trình thủy lợi cách biển 45 - 65 km trong các kỳ triều cường. Xâm nhập mặn có xu thế biến động khó lường, các địa phương cần đề phòng các tình huống gia tăng đột xuất trong các đợt triều cường.