Thạc sĩ Lê Thị Thúy Kiều (Trung tâm dịch vụ Khoa học và Công nghệ Cần Thơ) cho biết, rau có thể được thu hoạch ở 3 giai đoạn: rau mầm (4 – 7 ngày sau gieo hạt), rau non (14 – 18 ngày) và rau trưởng thành. Theo đó, rau non được chứng minh có hàm lượng dinh dưỡng, vitamin B,C,E cao hơn rau trưởng thành từ 4 – 40 lần. Do đó, số lượng tiêu thụ rau non tỷ lệ thuận với sự phát triển của xã hội về nhận thức và thu nhập.
TS Trần Thanh Bé, nguyên Viện Trưởng Viện Kinh tế – Xã hội thành phố Cần Thơ cho hay, hiện nay phần lớn người tiêu dùng đang hiểu chưa đúng về khái niệm “rau an toàn” (hay còn gọi là rau sạch), mà đánh đồng giữa rau sạch và rau hữu cơ. Thực tế hai loại rau này có sự khác biệt rất lớn, nếu không phân biệt rõ sẽ dẫn tới tình trạng kỳ vọng quá cao ở rau an toàn, rồi lại thất vọng và tẩy chay.
Cụ thể, ở rau hữu cơ, các loại như: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học, giống biến đổi Gen (GMO’s), thuốc kích thích tăng trưởng sẽ tuyệt đối không sử dụng. Trong khi đó, ở rau an toàn sẽ được phép sử dụng theo liều lượng và thời gian cách ly quy định.
Hiện có hai mô hình trồng rau non an toàn đang được nhân rộng tại Cần Thơ. Đó là trồng rau non trên kệ nhiều tầng có bổ sung ánh sáng đèn LED và trồng rau non trên giá thể trong nhà màng.
Ông Tiêu Thanh Vũ (quận Ninh Kiều) là nông hộ đang thực hiện mô hình sản xuất rau non trên kệ nhiều tầng có bổ sung ánh sáng đèn LED. Theo ông Vũ, mô hình có ưu điểm là ánh sáng đèn LED có thể thay thế ánh sáng mặt trời để giúp cây rau non sinh trưởng bình thường ở điều kiện trồng trong nhà.
Ngoài ra, việc trồng rau trong nhà, sử dụng ánh sáng đèn LED sẽ hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, an toàn cho người sản xuất, mang đến sản phẩm rau an toàn cho người tiêu dùng. Song song đó, có thể khai thác trên cùng một đơn vị diện tích nhưng sản lượng thu hoạch được có thể cao gấp nhiều lần so với phương pháp sản xuất truyền thống ngoài đồng.
Ông Lâm Quang Hồng (quận Bình Thủy) là nông hộ đang thực hiện mô hình sản xuất rau non trên giá thể trong nhà màng kết hợp hệ thống tưới tự động. Ông Hồng cho biết, mô hình sản xuất rau non trên giá thể trong nhà lưới cũng là mô hình nông nghiệp đô thị tương tự như mô hình bổ sung ánh sáng đèn LED. Tuy nhiên, mức đầu tư ban đầu ít hơn, giúp nhiều nông hộ có thể dễ dàng triển khai hơn.
Ở mô hình này, vấn đề sâu bệnh không còn là mối lo ngại như kiểu canh tác truyền thống ngoài đồng, bởi rau được trồng trong nhà lưới nên có thể kiểm soát chặt chẽ trong quá trình canh tác và dễ dàng xử lý sau mỗi vụ sản xuất. Rau non có hệ số xoay vòng nhanh, chỉ sinh trưởng từ 14 - 18 ngày, giúp giảm áp lực sâu bệnh, hạn chế được thói quen sử dụng phân và thuốc bảo vệ thực vật.
Bà Lê Thị Thúy Kiều cho biết, theo kết quả nghiên cứu, khảo sát của Trung tâm dịch vụ Khoa học và Công nghệ Cần Thơ, mô hình trồng rau sử dụng đèn LED có tỷ suất lợi nhuận đạt trung bình 0,54. Mô hình trồng rau non trên giá thể trong nhà màng kết hợp tưới tự động cho tỷ suất lợi nhuận trung bình 1,81, đồng nghĩa với các nông hộ có thu nhập tốt hơn hẳn so với trồng và thu hoạch rau trưởng thành theo mô hình truyền thống.
TS Trần Thanh Bé, nguyên Viện Trưởng Viện Kinh tế – Xã hội thành phố Cần Thơ cho hay, hiện nay phần lớn người tiêu dùng đang hiểu chưa đúng về khái niệm “rau an toàn” (hay còn gọi là rau sạch), mà đánh đồng giữa rau sạch và rau hữu cơ. Thực tế hai loại rau này có sự khác biệt rất lớn, nếu không phân biệt rõ sẽ dẫn tới tình trạng kỳ vọng quá cao ở rau an toàn, rồi lại thất vọng và tẩy chay.
Cụ thể, ở rau hữu cơ, các loại như: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học, giống biến đổi Gen (GMO’s), thuốc kích thích tăng trưởng sẽ tuyệt đối không sử dụng. Trong khi đó, ở rau an toàn sẽ được phép sử dụng theo liều lượng và thời gian cách ly quy định.
Hiện có hai mô hình trồng rau non an toàn đang được nhân rộng tại Cần Thơ. Đó là trồng rau non trên kệ nhiều tầng có bổ sung ánh sáng đèn LED và trồng rau non trên giá thể trong nhà màng.
Ông Tiêu Thanh Vũ (quận Ninh Kiều) là nông hộ đang thực hiện mô hình sản xuất rau non trên kệ nhiều tầng có bổ sung ánh sáng đèn LED. Theo ông Vũ, mô hình có ưu điểm là ánh sáng đèn LED có thể thay thế ánh sáng mặt trời để giúp cây rau non sinh trưởng bình thường ở điều kiện trồng trong nhà.
Ngoài ra, việc trồng rau trong nhà, sử dụng ánh sáng đèn LED sẽ hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, an toàn cho người sản xuất, mang đến sản phẩm rau an toàn cho người tiêu dùng. Song song đó, có thể khai thác trên cùng một đơn vị diện tích nhưng sản lượng thu hoạch được có thể cao gấp nhiều lần so với phương pháp sản xuất truyền thống ngoài đồng.
Ông Lâm Quang Hồng (quận Bình Thủy) là nông hộ đang thực hiện mô hình sản xuất rau non trên giá thể trong nhà màng kết hợp hệ thống tưới tự động. Ông Hồng cho biết, mô hình sản xuất rau non trên giá thể trong nhà lưới cũng là mô hình nông nghiệp đô thị tương tự như mô hình bổ sung ánh sáng đèn LED. Tuy nhiên, mức đầu tư ban đầu ít hơn, giúp nhiều nông hộ có thể dễ dàng triển khai hơn.
Ở mô hình này, vấn đề sâu bệnh không còn là mối lo ngại như kiểu canh tác truyền thống ngoài đồng, bởi rau được trồng trong nhà lưới nên có thể kiểm soát chặt chẽ trong quá trình canh tác và dễ dàng xử lý sau mỗi vụ sản xuất. Rau non có hệ số xoay vòng nhanh, chỉ sinh trưởng từ 14 - 18 ngày, giúp giảm áp lực sâu bệnh, hạn chế được thói quen sử dụng phân và thuốc bảo vệ thực vật.
Bà Lê Thị Thúy Kiều cho biết, theo kết quả nghiên cứu, khảo sát của Trung tâm dịch vụ Khoa học và Công nghệ Cần Thơ, mô hình trồng rau sử dụng đèn LED có tỷ suất lợi nhuận đạt trung bình 0,54. Mô hình trồng rau non trên giá thể trong nhà màng kết hợp tưới tự động cho tỷ suất lợi nhuận trung bình 1,81, đồng nghĩa với các nông hộ có thu nhập tốt hơn hẳn so với trồng và thu hoạch rau trưởng thành theo mô hình truyền thống.
Ánh Tuyết