Cách sử dụng và bảo quản vắc-xin trong chăn nôi

Cách sử dụng và bảo quản vắc-xin trong chăn nôi
- Vắc xin phải được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp: dưới 0 độ C (đối với vắc xin sống), từ 2 - 8 độ C  (đối với vắc xin chết); sử dụng tủ bảo quản riêng và sát trùng tủ định kỳ để đảm bảo vô trùng. 

- Khi vận chuyển, cần giữ vắc xin trong điều kiện râm mát, tránh ánh nắng mặt trời. Nếu vận chuyển xa nên có hộp xốp, phích đá để bảo quản, nếu gần thì dùng túi nilon tối màu và đá giữ lạnh. 

- Ghi chép việc xuất nhập kho từng loại vắc xin,  số lượng, thời hạn sử dụng, tránh lãng phí. 

Tiêm vắc xin cho gia cầm thường tiêm sau gáy, vị trí 1/3 giáp thân, cơ cánh, cơ ức
Tiêm vắc xin cho gia cầm thường tiêm sau gáy, vị trí 1/3 giáp thân, cơ cánh, cơ ức 

* Sử dụng vắc xin: 

Khi dùng vắc xin cần phải thực hiện theo đúng những nguyên tắc sau: 

- Đối tượng cần phòng bệnh: 

+ Thực hiện phòng bệnh hàng năm đối với những vùng có ổ dịch cũ, vùng có nhiều bệnh truyền nhiễm phát sinh theo mùa. 

+ Những nơi chưa có dịch chỉ nên dùng vắc xin chết. 

+ Nên phòng bệnh cho vật nuôi 15 - 20 ngày trước khi vận chuyển đi xa và sau 20 - 30 ngày trong trường hợp nhập vật nuôi từ nơi khác về.

Trước khi đưa ra thị trường, vắc xin phải được dán mác với thông tin đầy đủ, từ tên vắc xin, hạn sử dụng cho đến số lô sản xuất, liều lượng…
Trước khi đưa ra thị trường, vắc xin phải được dán mác với thông tin đầy đủ, từ tên vắc xin, hạn sử dụng cho đến số lô sản xuất, liều lượng… 
 
+ Vắc xin phòng bệnh nào thì chỉ phòng được loại bệnh đó. 

- Hiệu lực của vắc xin: 

Tình trạng sức khỏe của vật nuôi, điều kiện ngoại cảnh sẽ ảnh hưởng tới hiệu lực của vắc xin. Chỉ sử dụng vắc xin khi vật nuôi khỏe mạnh. 

- Liều sử dụng: Sử dụng vắc xin theo đúng liều lượng chỉ định của nhà sản xuất. 

- Trước khi sử dụng cần kiểm tra lọ vắc xin, từ tên vắc xin, liều lượng, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, đến nút chặt hay lỏng, lọ có bị rạn nứt… 

Sau khi tiêm vắc xin, vật nuôi có thể bị phản ứng do các chất phụ trợ trong vắc xin, cơ thể đang ủ bệnh
Sau khi tiêm vắc xin, vật nuôi có thể bị phản ứng do các chất phụ trợ trong vắc xin, cơ thể đang ủ bệnh 

- Sau khi tiêm vắc xin cho vật nuôi, vắc xin thừa cần tập trung lại để tiêu hủy. 

- Phải có sổ theo dõi: Ghi chép đầy đủ ngày dùng, tên, số lô, trạng thái và hạn sử dụng của vắc xin; tình trạng sức khoẻ của vật nuôi trước và sau khi sử dụng vắc xin.

Có thể bạn quan tâm