Để phòng bệnh viêm vú cho bò, trước khi vắt sữa phải vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, bầu vú và dụng cụ vắt sữa
|
* Triệu chứng:
- Bầu vú sưng, bò sốt, bỏ ăn, sờ có phản ứng đau, khó vắt sữa hoặc ngưng tiết sữa.
- Sữa có mùi lạ (hôi, tanh), màu khác thường (sữa chuyển từ màu trắng sang xanh, vàng, đỏ).
- Sữa có mùi lạ (hôi, tanh), màu khác thường (sữa chuyển từ màu trắng sang xanh, vàng, đỏ).
- Sữa không đồng nhất, có nhiều cặn do đông vón protein hoặc ngưng kết máu tạo thành. Bò sữa bị viêm vú nếu không điều trị kịp thời sẽ biến chứng, gây hại đến tuyến vú của bò, như: teo bầu vú (làm giảm khả năng tiết sữa hoặc mất hẳn), xơ cứng bầu vú hoặc hoại tử vú…
Chăm sóc bò sữa đúng quy trình kỹ thuật, cho bò sữa ăn đầy đủ lượng và chất để tăng sức đề kháng, giảm bệnh tật
|
* Phòng bệnh:
Để phòng, tránh bệnh viêm vú cần chọn giống tốt, thực hiện đúng quy trình nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, tiêm phòng đầy đủ cho bò sữa. Vắt sữa bò theo đúng quy trình và kỹ thuật. Trước khi vắt sữa cần vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, bầu vú, tay người vắt sữa, máy vắt sữa. Sau khi vắt sữa cần nhúng đầu vú vào dung dịch thuốc sát trùng Iodine, Biodine, Revanol. Rửa sạch dụng cụ vắt sữa bằng xà phòng, tráng nước sôi, phơi trên giá. Không để bò nằm ngay sau khi vắt sữa, tránh cho bầu vú, núm vú tiếp xúc trực tiếp với nền chuồng.
Khi khai thác sữa bò, cần quan sát kỹ chất lượng sữa để kịp thời phát hiện triệu chứng của bệnh viêm vú |
* Điều trị:
Khi bò bị viêm vú cần cách ly, giảm thức ăn tinh, thức ăn chứa nhiều nhựa, nhiều nước và thức ăn có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Vắt sữa từ 3 - 5 lần/ ngày để thải trừ mầm bệnh, vệ sinh sạch sẽ bầu vú và chuồng trại,
dùng kháng sinh để điều trị, tránh nhiễm khuẩn cho bò.