Bộ từ điển song ngữ Việt - Khmer đầu tiên tại Việt Nam

Các tăng sinh Khmer tra cứu từ vựng với Từ điển song ngữ Việt - Khmer trong thư viện của Trường Đại học Trà Vinh. Ảnh: An Hiếu
Các tăng sinh Khmer tra cứu từ vựng với Từ điển song ngữ Việt - Khmer trong thư viện của Trường Đại học Trà Vinh. Ảnh: An Hiếu

Trong khuôn khổ dự án biên soạn bộ từ điển song ngữ Việt - Khmer và Khmer - Việt do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, Trường Đại học Trà Vinh (Trà Vinh) thực hiện, bộ Từ điển song ngữ Việt - Khmer và Khmer - Việt đầu tiên ở nước ta vừa chính thức được phát hành.

Bộ từ điển song ngữ Việt - Khmer đầu tiên tại Việt Nam ảnh 1Các tăng sinh Khmer tra cứu từ vựng với Từ điển song ngữ Việt - Khmer trong thư viện của Trường Đại học Trà Vinh. Ảnh: An Hiếu

 Được triển khai từ năm 2014, bộ từ điển song ngữ gồm 2 cuốn Từ điển song ngữ Việt - Khmer, Khmer - Việt với tổng cộng 84.000 mục từ và 3 phiên bản số cài đặt trên máy tính cá nhân, điện thoại di động, máy tính bảng… Theo bà Thạch Thị Dân, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Trà Vinh, để hoàn thành bộ từ điển, trường đã mời nhóm chuyên gia Campuchia đến thẩm định, kiểm tra đầu mục từ, chỉnh sửa nội dung…, đồng thời tổ chức nhiều cuộc hội thảo lấy ý kiến và các giải pháp hiệu quả.

Bộ từ điển song ngữ Việt - Khmer đầu tiên tại Việt Nam ảnh 2Phiên bản in của bộ từ điển gồm hai quyển song ngữ Việt - Khmer và Khmer - Việt, mỗi quyển có đến 42.000 mục từ của hai ngôn ngữ. Ảnh: An Hiếu

Là công cụ tra cứu, trao đổi thông tin hiệu quả, bộ từ điển song ngữ Việt - Khmer, Khmer - Việt đã đáp ứng kịp thời nhu cầu giao tiếp cũng như các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu tiếng Việt và Khmer của sinh viên, nhà nghiên cứu.

Bộ từ điển song ngữ Việt - Khmer đầu tiên tại Việt Nam ảnh 3Sinh viên khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ (Trường Đại học Trà Vinh) tìm hiểu, tra cứu từ vựng trong quyển từ điển song ngữ Việt - Khmer tại thư viện khoa. Ảnh: An Hiếu

Không chỉ góp phần bảo tồn và phát triển ngôn ngữ Khmer, đây còn là minh chứng cho sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về công tác bảo tồn tiếng nói, chữ viết của đồng bào Khmer nói riêng, bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung.

Thu Hương – An Hiếu

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm