Quang cảnh bờ biển Mũi Né - Phan Thiết
|
Hiện nay, tổng số tàu, thuyền toàn tỉnh là gần 8.000 chiếc với tổng công suất gần 738.000 CV, trong đó có khoảng 2.000 tàu, thuyền công suất lớn khoảng 9.000 tỷ đồng, tăng 18,4% so với năm 2015.
Kiểm tra lắp đặt thiết bị an toàn nghề cá cho ngư dân Bình Thuận |
Bình Thuận còn có tiềm năng lớn về khai thác hải sản. Đây là một trong những ngư trường lớn của cả nước, có nguồn lợi hải sản phong phú. Đến nay, tỉnh đã có 4 trung tâm nghề cá gồm: Phan Thiết, La Gi, Phan Rí Cửa và huyện đảoPhú Quý. Đặc biệt, Bình Thuận đã bước đầu phát huy hiệu quả mô hình khai thác xa bờ, gắn với dịch vụ hậu cần, thu mua, sơ chế biến, bảo quản sản phẩm trên biển, xây dựng mô hình tổ đoàn kết khai thác hải sản.
Bình Thuận có khoảng 2.000 tàu, thuyền công suất lớn chuyên đánh bắt xa bờ |
Hiện nay, tổng số tàu, thuyền toàn tỉnh là gần 8.000 chiếc với tổng công suất gần 738.000 CV, trong đó có khoảng 2.000 tàu, thuyền công suất lớn đánh bắt xa bờ, làm dịch vụ hậu cần, thu mua, sơ chế sản phẩm trên biển. Bình Thuận là tỉnh đi đầu cả nước trong phát triển đội tàu dịch vụ hậu cần thu mua hải sản trên biển với hơn 100 tàu công suất lớn, chuyên thu mua hải sản tại vùng biển Trường Sa, Nhà giàn DK1…
Đóng mới tàu tại cảng cá Phan Thiết |
Ông Nguyễn Ngọc Hai, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận cho biết: Tỉnh đã đề ra mục tiêu đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế biển cao gấp 1,3 lần tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế tỉnh trong giai đoạn 2016 - 2020, trong đó ngành thủy sản tăng bình quân 10%/năm, công nghiệp chế biến thủy sản tăng 75%/năm, du lịch 19,3%/năm và đến năm 2020 sản lượng nước mắm đạt 42 triệu lít, xuất khẩu thủy sản đạt 170 triệu USD...
Chế biến hải sản xuất khẩu đang là thế mạnh của tỉnh Bình Thuận
|
Du khách lướt ván diều ở Khu du lịch Hòn Rơm |
Nhờ nguồn hải sản dồi dào, nghề sản xuất nước mắm truyền thống đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều người dân thành phố Phan Thiết
|
Cá cơm tập kết tại cảng cá Phú Hài, thành phố Phan Thiết
|