Biến đổi khí hậu khiến muỗi sinh sôi nhiều hơn

Biến đổi khí hậu khiến muỗi sinh sôi nhiều hơn

Một nghiên cứu, vừa được các nhà khoa học thuộc Đại học Virginia Commonwealth University (VCU) tiến hành, cho thấy môi trường ấm hơn có thể khiến muỗi sinh sôi nảy nở nhiều hơn.

Nghiên cứu công bố trên tạp chí Ecology cho thấy nhiệt độ tăng, thường do biến đổi khí hậu, có thể khiến các loài động vật săn ấu trùng muỗi hoạt động kém hiệu quả hơn. Cụ thể, nhiệt độ cao hơn khiến ấu trùng muỗi phát triển nhanh hơn, kéo theo chuồn chuồn có ít thời gian để ăn ấu trùng hơn.

Điều này có nghĩa lượng ấu trùng muỗi trưởng thành ở khu vực nghiên cứu có thể tăng gần gấp đôi. Các nhà khoa học đã nghiên cứu các hồ nước kè đá ven sông tại công viên đảo Belle Isle, dọc sông James ở Richmond và phát hiện thấy hồ nào có nhiệt độ ấm hơn thì có nhiều ấu trùng muỗi thủy sinh hơn, ngay cả khi có sự hiện diện của những kẻ săn ấu trùng muỗi.

Muỗi sinh ra ở hồ nước kè đá không phải vật chủ trung gian truyền bệnh quan trọng, song là một trong số ít loài muỗi địa phương không phải hút máu khi trưởng thành để đẻ trứng. Vì vậy, những phát hiện này có thể quy chiếu cho các loài tương tự, như muỗi hồ đá châu Á xâm nhập hay các loài muỗi là vật chủ trung gian truyền bệnh như bệnh sốt Tây sông Nile hoặc thậm chí virus Zika.

Thúc Anh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm