Mới đây, các nhà khoa học Australia đã tìm ra một “vũ khí” mới, có thể đem lại hiệu quả trong việc chống lại các bệnh nhiệt đới bằng cách sử dụng muỗi biến đổi gene có tinh dịch độc.
Một nghiên cứu, vừa được các nhà khoa học thuộc Đại học Virginia Commonwealth University (VCU) tiến hành, cho thấy môi trường ấm hơn có thể khiến muỗi sinh sôi nảy nở nhiều hơn.
Mỗi năm có hàng trăm nghìn người tử vong do sốt rét và các bệnh lây lan khác do bị muỗi đốt - loài côn trùng có từ thời khủng long từng sinh sống trên Trái Đất. Tất cả những vết đốt này là do muỗi cái gây ra, bởi chúng có cấu tạo miệng đặc biệt mà giống đực ngày nay không có. Tuy nhiên, một nhóm nhà khoa học quốc tế mới đây cho biết 2 mẫu hóa thạch có niên đại cách đây 130 triệu năm lại cho thấy muỗi đực từ thời cổ đại đã có khả năng hút máu.
Trước tình hình số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao, Sở Y tế tỉnh Tiền Giang chỉ đạo các Trung tâm Y tế huyện, thành phố và thị xã trên địa bàn tỉnh triển khai quyết liệt giải pháp phòng, chống.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa cho biết, đến đầu tháng 4, toàn tỉnh ghi nhận trên 900 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 1 ca tử vong. Thị xã Ninh Hòa và thành phố Nha Trang là hai địa phương có số ca mắc cao. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa đã cử cán bộ, nhân viên phối hợp với Trung tâm y tế các địa phương điều tra, giám sát chỉ số lăng quăng, đánh giá hiệu quả công tác xử lý dịch bệnh.
Trước dự báo bệnh sốt xuất huyết Dengue có thể gia tăng trong thời gian tới, tỉnh Ninh Thuận đã đề ra nhiều giải pháp để huy động nguồn lực tập trung triển khai công tác phòng, chống, không để bùng phát thành dịch lớn.
Nhật báo Khoa học và Công nghệ của Trung Quốc ngày 29/7 đưa tin các nhà khoa học nước này đã phát triển một phương pháp mới giúp kiểm soát "dân số" loài muỗi.
Do ảnh hưởng của những cơn bão gần đây, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận xảy ra nhiều đợt mưa lớn làm tăng độ ẩm, ao tù nước đọng… Đây là điều kiện thuận lợi để muỗi sinh trưởng và phát triển gây nên bệnh sốt xuất huyết. Để chủ động kiểm soát bệnh không lây lan thành dịch và đảm bảo sức khỏe cho nhân dân, ngành Y tế tỉnh Bình Thuận đã chủ động triển khai công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết sau mưa lũ.
Lũ muỗi thường lợi dụng lúc bạn đang ngủ để tìm cách hút máu. Nếu chẳng may ngủ quên không buông màn hay khi ngủ đặt tay, chân, mặt ra sát màn (sát những lỗ nhỏ li ti trên màn), lũ muỗi sẽ tận dụng ngay cơ hội này để rủ nhau "ăn no". Bởi vậy, dù đã buông màn, nhưng để tránh những trường hợp trên, bạn nên có những cách đuổi muỗi trong phòng ngủ triệt để nhất để không một con muỗi nào dám bay vào phòng nữa.
Trước tình hình bệnh do vi rút Zika và bệnh sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng mạnh trên địa bàn thành phố, chiều 3/11, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc họp khẩn với lãnh đạo các sở, ngành liên quan và 24 quận, huyện.
Ngày 12/4, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết virus Zika có ảnh hưởng không lớn đến sức khỏe của người dân bình thường. Tuy nhiên nguy cơ tiềm ẩn tác động của virus Zika gây chứng đầu nhỏ đối với trẻ sơ sinh đã khiến nhiều người dân lo lắng.
Mỹ đã ghi nhận thêm 3 trường hợp nhiễm virus Zika - loại virus lây truyền từ muỗi, có thể gây ra các dị tật cho thai nhi. Thông báo từ giới chức y tế cho biết tất cả đều ở bang Florida (Phlo-ri-đa) và đều là các trường hợp vừa trở về từ các nước Mỹ Latinh.