Chu kỳ phát triển của muỗi vằn Aedes. Ảnh: vietnamnet.vn |
Cụ thể, các nhà khoa học thuộc Đại học Tôn Trung Sơn đã tiến hành thí nghiệm 4 năm trên thực địa nhằm kiểm soát loài muỗi vằn (tên khoa học là Aedes albopictus), một trong những loài muỗi phổ biến nhất thế giới, có thể lây truyền bệnh sốt xuất huyết, virus Zika và các bệnh nguy hiểm khác.
Các nhà khoa học đã tiêm tế bào và dùng tia bức xạ để triệt tiêu khả năng sinh sản của muỗi đực. Sau đó, họ thả chúng vào môi trường tự nhiên để "giao phối" với muỗi cái, khiến muỗi cái không thể cho ra đời thế hệ sau. Các nhà khoa học cũng làm cho muỗi đực phơi nhiễm vi khuẩn Wolbachia rồi từ đó khiến cho muỗi cái cũng trở nên vô sinh.
Bằng phương pháp này, quần thể loài muỗi hầu như bị tiêu diệt trong các cuộc thí nghiệm trên thực địa, với số lượng muỗi trong môi trường tự nhiên giảm từ 83-94%. Không phát hiện con muỗi nào trong 6 tuần sau đó. Theo nhóm nghiên cứu, kết quả thí nghiệm trên thực địa thành công cho thấy công nghệ này có thể được dùng để thiết lập một khu vực "miễn nhiễm" với các bệnh do muỗi gây ra cũng như không bị muỗi đốt. Nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí khoa học Nature của Anh.
Minh Châu