Biến đổi khí hậu ĐBSCL: Khu bảo tồn ngập nước Láng Sen "khát nước"

Biến đổi khí hậu ĐBSCL: Khu bảo tồn ngập nước Láng Sen "khát nước"
Khu bảo tồn ngập nước Láng Sen là nơi trú ngụ của hàng trăm ngàn cá thể chim nước
Khu bảo tồn ngập nước Láng Sen là nơi trú ngụ của hàng trăm ngàn cá thể chim nước
Các loại cá đen, cá trắng trong khu bảo tồn rất phong phú đa dạng
Các loại cá đen, cá trắng trong khu bảo tồn rất phong phú đa dạng

Biến đổi khí hậu khắc nghiệt ở mức báo động cao, lũ năm 2015 thấp cùng với thời tiết nắng nóng, hạn hán và ngăn dòng chứa nước từ các hồ đập thủy điện cực đại đầu nguồn sông Mekong làm cho hầu như toàn khu đất ngập nước Láng Sen bị khô, nứt nẻ đáy, nhiểu nơi đóng thành muối trắng trên lớp thực bì, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái trong khu bảo tồn. Cây cỏ chết khô, động vật thiếu nước cũng không sống nổi, các loài chim nước kéo về trú ngụ vì thế mà giảm đi rất nhiều. Lần đầu tiên khu đất ngập nước vốn chưa bao giờ cạn nay đã rơi vào tình trạng bị “khát nước”
 
Với thời tiết khô hạn thế này, công tác tuần tra được nhân viên khu bảo tồn thực hiện 24/24
Với thời tiết khô hạn thế này, công tác tuần tra được nhân viên khu bảo tồn thực hiện 24/24
Nhiệm vụ tuần tra vào thời điểm này chủ yếu là phòng cháy chữa cháy rừng
Nhiệm vụ tuần tra vào thời điểm này chủ yếu là phòng cháy chữa cháy rừng
Hơn 100 năm nay, khu ngập nước Láng Sen chưa bao giờ khô trắng như vậy
Hơn 100 năm nay, khu ngập nước Láng Sen chưa bao giờ khô trắng như vậy
Kiểm tra ẩm độ trong đất
Kiểm tra ẩm độ trong đất

Theo thống kê, khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen có 86 loài cá, 148 loài chim nước (cò ốc còn gọi là cò nhạn, cò lạo Ấn Độ còn gọi là Giang Sen, quắm đen còn gọi là quắm trắng đầu đen,điêng điểng…). Tình trạng khô hạn như hiện nay các loài cá đen, cá trắng chết đáng kể, loài chim về cũng rất ít khoảng từ 30.000 – 40.000 con (vào mùa mưa chim thường về trên 100.000 con). Thật sự đây là một điều rất đáng lo ngại. khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen hàng trăm năm qua chưa hề cạn nứt nẻ như bây giờ.
 
Những cây sen khô cháy trơ trụi, trắng cả ao do nắng nóng khắc nghiệt
Những cây sen khô cháy trơ trụi, trắng cả ao do nắng nóng khắc nghiệt
Lần đầu tiên trong hơn 100 năm nay, vùng ngập nước Láng Sen phải hứng chịu cảnh "khát nước"
Lần đầu tiên trong hơn 100 năm nay, vùng ngập nước Láng Sen phải hứng chịu cảnh "khát nước"
Biện pháp duy nhất có thể làm lúc này là bơm nước khẩn cấp để giữ ẩm vùng bảo vệ hết sức nghiêm ngặt
Biện pháp duy nhất có thể làm lúc này là bơm nước khẩn cấp để giữ ẩm vùng bảo vệ hết sức nghiêm ngặt
Nhờ hai máy bơm 24/24 trong khoảng 12 ngày mà 178 ha trong khu vùng lõi mực nước tăng lên được 5 tất
Nhờ hai máy bơm 24/24 trong khoảng 12 ngày mà 178 ha trong khu vùng lõi mực nước tăng lên được 5 tất 
Anh Trương Thanh Sơn, Giám đốc Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, quản lý 1.971 ha vùng lõi cho biết: vùng lõi được chia thành 12 tiểu khu, trong đó 11 tiểu khu trong tình trạng khô trắng, trừ tiểu khu 10 là khu nghiêm ngặt với diện tích 178 ha được cứu giãn bằng việc bơm nước vào, với 2 máy bơm trong vòng 12 ngày mực nước lên được 0,5 mét và tiếp tục bơm 24/24 giữ ẩm cho rừng, giữ nước cho chim và cá. Ngoài việc bơm nước vào, khu còn lập 6 chốt bảo vệ, mỗi chốt 3 nhân viên thực hiện công tác tuần tra hàng ngày 24/24 chủ yếu tập trung vào phòng cháy chữa cháy. Đồng thời cam kết với 200 hộ dân quanh khu bảo tồn về phòng cháy chữa cháy, không vào rừng săn bắt ong cá, chim, không đốt lửa vào mùa khô, có đốt phải báo trước để có kế hoạch phòng chống cháy, phát hiện người vào rừng thì báo …., trong đó 10 hộ có xuồng sẵn sàng tiếp ứng khi có sự cố cháy rừng xảy ra.
Nhân viên khu bảo tồn bắt cá nơi khô hạn đem về thả nơi có nước
Nhân viên khu bảo tồn bắt cá nơi khô hạn đem về thả nơi có nước
Những chú cá may mắn được giải cứu, tuy nhiên số còn lại bị chết đáng kể
Những chú cá may mắn được giải cứu, tuy nhiên số còn lại bị chết đáng kể
Con cá vẫy đuôi vui mừng khi được di dời về nơi có nước
Con cá vẫy đuôi vui mừng khi được di dời về nơi có nước
Ban quản lý khu bảo tồn đã cố gắng làm mọi cách để chống chọi với nạn khô hạn chưa từng có này
Ban quản lý khu bảo tồn đã cố gắng làm mọi cách để chống chọi với nạn khô hạn chưa từng có này

Có thể bạn quan tâm