Bầu cử QH & HĐND: Thừa Thiên – Huế chuẩn bị công tác bầu cử đảm bảo đúng quy định

Bầu cử QH & HĐND: Thừa Thiên – Huế chuẩn bị công tác bầu cử đảm bảo đúng quy định

Đến ngày 4/3, công tác tổ chức bầu cử trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đã cơ bản đảm bảo đúng tiến độ, nội dung và quy trình đề ra. Ủy ban Bầu cử và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế tích cực hướng dẫn về nội dung, quy trình, thủ tục giới thiệu và ấn định thời hạn tiếp nhận hồ sơ người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026.

Ông Nguyễn Hữu Lạc, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, công tác chuẩn bị bầu cử lần này được triển khai rất chủ động, bảo đảm đúng quy định. Sau Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh hướng dẫn rõ việc xác định số người trong danh sách ứng cử ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, chuẩn bị số lượng đại biểu cao hơn quy định. Cụ thể, với đơn vị bầu cử 3 đại biểu thì số dư ít nhất là 2 người; đơn vị bầu cử 4 đại biểu trở lên, số dư ít nhất là 3 người. Để triển khai công tác bầu cử các cấp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã tổ chức các đợt tập huấn rất bài bản, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thông tin bầu cử đến người dân bằng nhiều hình thức phong phú; ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý hồ sơ và triển khai thông tin nhanh chóng, chính xác. Hiện nay, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tiếp nhận hồ sơ ứng cử đến ngày 14/3 và chuẩn bị các nội dung tổ chức Hội nghị Hiệp thương lần thứ 2 vào ngày 16/3.

Ủy ban Bầu cử tỉnh Thừa Thiên – Huế đã ban hành Nghị quyết về ấn định số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế, nhiệm kỳ 2021-2026. Theo đó, tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được bầu là 51 đại biểu; số đơn vị bầu cử là 14 đơn vị.

Trước đó, tại Hội nghị Hiệp thương giới thiệu đại biểu Quốc hội lần thứ nhất đã thỏa thuận nhất trí giới thiệu 13 người ra ứng cử để bầu 7 đại biểu, trong đó có 4 đại biểu cư trú, làm việc tại tỉnh và 3 đại biểu do Trung ương giới thiệu.

Tỉnh Thừa Thiên – Huế đã thành lập Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 cấp tỉnh gồm 29 đồng chí; thành lập 9 Ủy ban bầu cử cấp huyện và 145 Ủy ban bầu cử cấp xã.

Tường Vi

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 51/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế" (Chương trình).

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Giảm nghèo bền vững được coi là một trong những nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng. Các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người dân sản xuất, tạo sinh kế để tăng thu nhập, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xóa nhà tạm, nhà dột nát là mệnh lệnh từ trái tim, lương tri, trách nhiệm với cộng đồng

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xóa nhà tạm, nhà dột nát là mệnh lệnh từ trái tim, lương tri, trách nhiệm với cộng đồng

Chiều 10/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo) chủ trì Phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chương trình và nhiệm vụ thời gian tới.

Mở rộng diện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi

Mở rộng diện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi

Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký Thông báo kết luận số 75-TB/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Mô hình 5+1 ở Đắk Song (Đắk Nông) đang tạo làn gió mới thúc đẩy mạnh mẽ phong trào thi đua phát triển kinh tế, giảm nghèo một cách bền vững. Trong ảnh: Một góc khu dân cư vùng dân tộc thiểu số ở xã biên giới Thuận Hà.

Hiệu quả mô hình 5+1 ở Đắk Song

Với cách làm sáng tạo, mô hình 5+1 (5 đảng viên giúp 1 hộ thoát nghèo) được triển khai tại huyện Đắk Song (Đắk Nông) đã và đang giúp nhiều hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số vượt qua khó khăn, tạo đổi thay tích cực trong đời sống đồng bào…

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 3 luật được Quốc hội thông qua

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 3 luật được Quốc hội thông qua

Sáng 28/2, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 3 luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, bao gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ; Luật Tổ chức chính quyền địa phương.