Hương vị của núi rừng
Làng nghề bánh gai hình thành ở xã Hát Lót cũng phải 20 năm nay, nhưng phát triển mạnh chủ yếu 10 năm gần đây.
Gia đình chị Đào Thu Hồng, tiểu khu 10, xã Hát Lót là một trong những hộ đầu tiên làm bánh gai ở làng nghề này. Chị Hồng cho hay: Nghề làm bánh gai xuất hiện ở Hát Lót là do những người con ở làng Yên Sở, Hoài Đức (Hà Nội) di cư lên đây làm kinh tế mới mang theo. Nên những chiếc bánh gai làm ra không chỉ lưu giữ hương vị đặc trưng mà còn thấm đượm tình người xa xứ.
Lúc trước, bánh gai chỉ được làm trong những dịp lễ, tết để dâng cúng tổ tiên, hay làm quà biếu cho người thân. Nhưng khi kinh tế phát triển, nhu cầu thị trường cao hơn, mọi người đầu tư máy móc hiện đại để sản xuất lớn.
Vỏ bánh được làm từ bột gạo nếp hòa quyện cùng bột của lá gai nên rất dẻo và sánh, cộng thêm 1 chút nhân đậu xanh vừa thơm, vừa bùi. Đó là chưa kể đến chút béo ngậy của những sợi dừa được nạo mỏng cùng mùi thơm dịu ngọt của dầu chuối và lạc. Chiếc bánh gai từ lâu đã mang đến một dấu ấn riêng trong lòng du khách, vừa đem đến cho thực khách vị ngọt ngào, vừa thơm vừa bùi, tuy nhiên cũng không quên đi kèm là những tiêu chí ngon, sạch và chất lượng.
Để có được những chiếc bánh gai thơm ngon như này không được xem nhẹ bất cứ một công đoạn nào. Từ khâu chọn lá, lá gói bánh gai phải là lá chuối, lá chuối khô tự nhiên trên cây chứ không phải là lá chuối phơi khô. Gạo nếp phải là loại gạo dẻo và thơm ngâm đúng 2 tiếng, vo thật sạch sau đó xay hoặc giã thật nhuyễn thành bột mịn. Lá gai cũng vậy phải chọn những lá non, tước hết gân, luộc kỹ rồi giã hoặc xay nhuyễn thành bột mịn để trộn đều với gạo và đường.
Đó chỉ là phần vỏ bánh, phần nhân bánh là đậu xanh và dừa, công đoạn làm nhân bánh cũng phải lựa chọn kỹ càng những hạt đậu to tròn không lép, sâu, mọt… ngâm khoảng 3 - 4 tiếng vo sạch vỏ, nấu chín và giã thật nhuyễn, dừa thì nạo thành sợi mỏng và nhỏ. Khi có đầy đủ các nguyên liệu sẽ tiến hành gói bánh, bánh phải được gói ít nhất 2 lớp lá.
Trong quá trình làm chín bánh phải chú ý đến lửa, không được quá to và cũng không được quá nhỏ, lửa phải đều thì bánh mới ngon.
Nguồn thu xóa đói giảm nghèo
Từ nhiều năm nay những chiếc bánh gai ở Hát Lót không chỉ mang đến khách hàng sự hài lòng từ hương vị cũng như chất lượng. Mặt khác còn mang lại nguồn kinh tế ổn định cho vùng núi nghèo.
Làng nghề làm bánh gai ở xã Hát Lót vào những tháng cao điểm, mùa lễ tết có khoảng 130 hộ tham gia. Còn sản xuất thường xuyên vào mùa đông, hay mùa hè cũng phải hơn 60 hộ. Mỗi hộ trung bình làm ra và bán từ 100 - 150 chiếc bánh, mùa cao điểm 1.000 chiếc.
Bánh gai Hát Lót đã trở thành món ăn quen thuộc của người dân khi có dịp đi qua đường quốc lộ. Người ít mua 1, 2 chiếc ăn ngay tại chỗ, người nhiều mua hẳn chục về cho gia đình và người thân ăn dần.
Trừ hết các khoản chi phí, mỗi năm những hộ dân ở đây có thể thu về hàng chục triệu đồng từ nghề làm bánh gai, nhờ làm bánh gai nên đời sống kinh tế ở Hát Lót khá ổn định vì chi phí để làm ra những chiếc bánh gai cũng không quá tốn kém./.
Làng nghề bánh gai hình thành ở xã Hát Lót cũng phải 20 năm nay, nhưng phát triển mạnh chủ yếu 10 năm gần đây.
Gia đình chị Đào Thu Hồng, tiểu khu 10, xã Hát Lót là một trong những hộ đầu tiên làm bánh gai ở làng nghề này. Chị Hồng cho hay: Nghề làm bánh gai xuất hiện ở Hát Lót là do những người con ở làng Yên Sở, Hoài Đức (Hà Nội) di cư lên đây làm kinh tế mới mang theo. Nên những chiếc bánh gai làm ra không chỉ lưu giữ hương vị đặc trưng mà còn thấm đượm tình người xa xứ.
Nghề làm bánh gai mang lại thu nhập ổn định cho người dân Hát Lót |
Vỏ bánh được làm từ bột gạo nếp hòa quyện cùng bột của lá gai nên rất dẻo và sánh, cộng thêm 1 chút nhân đậu xanh vừa thơm, vừa bùi. Đó là chưa kể đến chút béo ngậy của những sợi dừa được nạo mỏng cùng mùi thơm dịu ngọt của dầu chuối và lạc. Chiếc bánh gai từ lâu đã mang đến một dấu ấn riêng trong lòng du khách, vừa đem đến cho thực khách vị ngọt ngào, vừa thơm vừa bùi, tuy nhiên cũng không quên đi kèm là những tiêu chí ngon, sạch và chất lượng.
Để có được những chiếc bánh gai thơm ngon như này không được xem nhẹ bất cứ một công đoạn nào. Từ khâu chọn lá, lá gói bánh gai phải là lá chuối, lá chuối khô tự nhiên trên cây chứ không phải là lá chuối phơi khô. Gạo nếp phải là loại gạo dẻo và thơm ngâm đúng 2 tiếng, vo thật sạch sau đó xay hoặc giã thật nhuyễn thành bột mịn. Lá gai cũng vậy phải chọn những lá non, tước hết gân, luộc kỹ rồi giã hoặc xay nhuyễn thành bột mịn để trộn đều với gạo và đường.
Đó chỉ là phần vỏ bánh, phần nhân bánh là đậu xanh và dừa, công đoạn làm nhân bánh cũng phải lựa chọn kỹ càng những hạt đậu to tròn không lép, sâu, mọt… ngâm khoảng 3 - 4 tiếng vo sạch vỏ, nấu chín và giã thật nhuyễn, dừa thì nạo thành sợi mỏng và nhỏ. Khi có đầy đủ các nguyên liệu sẽ tiến hành gói bánh, bánh phải được gói ít nhất 2 lớp lá.
Trong quá trình làm chín bánh phải chú ý đến lửa, không được quá to và cũng không được quá nhỏ, lửa phải đều thì bánh mới ngon.
Nguồn thu xóa đói giảm nghèo
Bánh gai Hát Lót vừa thơm, vừa bùi, vừa ngậy, vừa béo |
Làng nghề làm bánh gai ở xã Hát Lót vào những tháng cao điểm, mùa lễ tết có khoảng 130 hộ tham gia. Còn sản xuất thường xuyên vào mùa đông, hay mùa hè cũng phải hơn 60 hộ. Mỗi hộ trung bình làm ra và bán từ 100 - 150 chiếc bánh, mùa cao điểm 1.000 chiếc.
Bánh gai Hát Lót đã trở thành món ăn quen thuộc của người dân khi có dịp đi qua đường quốc lộ. Người ít mua 1, 2 chiếc ăn ngay tại chỗ, người nhiều mua hẳn chục về cho gia đình và người thân ăn dần.
Trừ hết các khoản chi phí, mỗi năm những hộ dân ở đây có thể thu về hàng chục triệu đồng từ nghề làm bánh gai, nhờ làm bánh gai nên đời sống kinh tế ở Hát Lót khá ổn định vì chi phí để làm ra những chiếc bánh gai cũng không quá tốn kém./.
Theo dulichvn.org.vn