Làng nghề làm bánh cáy làng Nguyễn, với lịch sử phát triển từ lâu đời, đã trải qua những biến đổi lúc thăng, lúc trầm, lúc phát triển rực rỡ, cũng có lúc lại gặp nhiều khó khăn. Mỗi thời một thay đổi, những người thợ làm bánh lại phải chuyển mình để gìn giữ cái nghề mà ông cha đã để lại, không những thế còn phải làm cho nghề làm bánh cáy phát triển hơn nữa.
Tận mắt chứng kiến một dây chuyền sản xuất bánh cáy của một gia đình có truyền thống lâu năm với món bánh độc đáo này, mới thấy hết được cái tâm người ta dành cho món ăn quê hương.
Nét độc đáo của bánh cáy làng Nguyễn chính là sự kết hợp các nguyên liệu từ hoa màu trong đời sống, tạo nên thứ bánh dẻo, thơm và có hương vị đặc trưng. Xưa kia, người làng Nguyễn vẫn có thói quen xếp bánh cáy vào ang sành, đậy kín bằng lá chuối khô để dành ăn dần. Khi ăn, bánh cáy sẽ được cắt thành từng lát.
Nhìn lát bánh lốm đốm những màu nâu, trắng, vàng, hồng, xanh đan xen, ta lại tưởng như thấy một mảng tranh đầy màu sắc. Người dân làng Nguyễn xem bánh cáy như một thứ quà đặc biệt dành biếu ông bà, cha mẹ hay những người thân để tỏ lòng kính trọng, yêu thương.
Chính vì thế, mỗi dịp lễ, tết, cúng giỗ tổ tiên, trên bàn thờ trong mỗi gia đình ở làng Nguyễn đều không thể thiếu phong bánh cáy. Tàn nén hương, người trụ cột trong gia đình cắt và chia đều miếng bánh cáy cho mọi người, để con cháu trong lúc nhâm nhi thêm nhớ về nguồn cội của mình. Với khách đến chơi nhà, đĩa bánh cáy quê hương chính là món quà thể hiện lòng mến khách của gia chủ.
Có thể nói bánh cáy là một loại bánh có cách làm khá cầu kì, cầu kì không chỉ từ cách chon khá nhiều nguyên liệu đi kèm, mà cầu kì chính là cách làm ra con cáy. Như nhiều người vẫn nghi nguyên liệu làm bánh cáy là từ trứng con cáy ngoài biển, nhưng sự thật không phải như vậy, con cáy ở đây được tạo ra từ chính nông sản của làng Nguyễn như gạo nếp cái hoa vàng, quả gấc, quả dành dành, lạc, vừng, gừng, mứt bí, mỡ lợn, đường mía, tất cả những nguyên liệu này được hòa quyện với nhau, làm ra con cáy - nguyên liệu chính cho món bánh cáy. Khâu làm bánh cáy là khâu quan trọng cho món bánh cáy làm sao cho con cáy có độ dòn mà không bị cứng.
Trước tiên để tạo ra con cáy người ta lấy một phần gạo nếp đồ xôi với nước quả gấc tạo thành màu đỏ thắm. Phần thứ hai đồ xôi vơi nước của quả dành dành để tạo thành màu vàng tươi.
Sau đó cả hai phần xôi này đều được lấy vồ giã nhỏ ra như Bánh dày, rồi thái nhỏ phơi khô để bảo quản trong vòng 6 tháng mới cho vào chảo rán. Lý do phải để trong vòng 6 tháng mơi rán lúc đó con cáy mới có độ nở xốp nhẹ, còn nếu đem ra rán ngay thì con cáy sẽ bị dai và nhanh cứng.
Một bí quyết nữa là khi rán con cáy sống người ta phải cho con cáy vào chảo dầu đang sôi với ngọn lửa đều để những con cáy được nở xốp vữa độ, nếu con cáy bị quá lửa khi lên bánh sẽ mất hương vị riêng, hay con cáy chưa chin thì ăn bánh sẽ mất đi sự lạo xạo, mất đi độ dòn của bánh.
Hoa nè hay hoa bỏng được tạo từ thóc rang khô lên sau đó cho ra Sàng sảy thật kỹ cho sạch trấu, rồi cho vào nghiền nhỏ thành bột, mỡ phần loại ngon ướp với đường khoảng 15 ngày, nha, đường, gừng nấu lên rồi cho hoa nè cho con cáy, mờ phần, mứt bí, lạc trộn đều lên với nhau, khi các nguyên liệu được trộn đều lên với nhau người ta xúc vào khuôn gỗ nhồi nén thành bánh, khuôn gỗ có nhiều loại hình thù và kích thước tùy theo người sản xuất quyết định, khuôn gỗ có lát vứng đã rang thơm ở xung quanh để khi lấy bánh ra toàn bộ mặt ngoài của tấm bánh được trang trí hoa văn bằng một lớp vường thơm ngon và đẹp mắt.
Đến công đoạn cuối cùng người thợ lành nghề tay thớt tay dao cắt bánh nhanh thoăn thoắt, từng vuông bánh khi ấy đem đóng hộp, dán nhãn sẵn sàng đến tay những thượng khách đang nóng lòng muốn thưởng thức.
Những năm gần đây, làng nghề làm bánh cáy làng Nguyễn đã có những bước phát triển đáng khích lệ và đang được đổi mới rất nhiều. Nhưng để bánh cáy làng Nguyễn tiếp tục tồn tại và phát triển hơn nữa trong tương lai thì cần có sự hỗ trợ, quan tâm nhiều hơn nữa của các cơ quuan nhà nước, các tổ chức, các doanh nghiệp và sự quyết tâm, nỗ lực của chính người dân làng Nguyễn. Để bánh cáy luôn luôn có sức sống mãnh liệt, đi sâu vào lòng người thưởng thức một ấn tượng khó phai.
Tận mắt chứng kiến một dây chuyền sản xuất bánh cáy của một gia đình có truyền thống lâu năm với món bánh độc đáo này, mới thấy hết được cái tâm người ta dành cho món ăn quê hương.
Bánh cáy là món quà quê giản dị nhưng không kém phần nối tiếng của làng quê Thái Bình |
Nét độc đáo của bánh cáy làng Nguyễn chính là sự kết hợp các nguyên liệu từ hoa màu trong đời sống, tạo nên thứ bánh dẻo, thơm và có hương vị đặc trưng. Xưa kia, người làng Nguyễn vẫn có thói quen xếp bánh cáy vào ang sành, đậy kín bằng lá chuối khô để dành ăn dần. Khi ăn, bánh cáy sẽ được cắt thành từng lát.
Nhìn lát bánh lốm đốm những màu nâu, trắng, vàng, hồng, xanh đan xen, ta lại tưởng như thấy một mảng tranh đầy màu sắc. Người dân làng Nguyễn xem bánh cáy như một thứ quà đặc biệt dành biếu ông bà, cha mẹ hay những người thân để tỏ lòng kính trọng, yêu thương.
Chính vì thế, mỗi dịp lễ, tết, cúng giỗ tổ tiên, trên bàn thờ trong mỗi gia đình ở làng Nguyễn đều không thể thiếu phong bánh cáy. Tàn nén hương, người trụ cột trong gia đình cắt và chia đều miếng bánh cáy cho mọi người, để con cháu trong lúc nhâm nhi thêm nhớ về nguồn cội của mình. Với khách đến chơi nhà, đĩa bánh cáy quê hương chính là món quà thể hiện lòng mến khách của gia chủ.
Công đoạn làm bánh cáy |
Có thể nói bánh cáy là một loại bánh có cách làm khá cầu kì, cầu kì không chỉ từ cách chon khá nhiều nguyên liệu đi kèm, mà cầu kì chính là cách làm ra con cáy. Như nhiều người vẫn nghi nguyên liệu làm bánh cáy là từ trứng con cáy ngoài biển, nhưng sự thật không phải như vậy, con cáy ở đây được tạo ra từ chính nông sản của làng Nguyễn như gạo nếp cái hoa vàng, quả gấc, quả dành dành, lạc, vừng, gừng, mứt bí, mỡ lợn, đường mía, tất cả những nguyên liệu này được hòa quyện với nhau, làm ra con cáy - nguyên liệu chính cho món bánh cáy. Khâu làm bánh cáy là khâu quan trọng cho món bánh cáy làm sao cho con cáy có độ dòn mà không bị cứng.
Trước tiên để tạo ra con cáy người ta lấy một phần gạo nếp đồ xôi với nước quả gấc tạo thành màu đỏ thắm. Phần thứ hai đồ xôi vơi nước của quả dành dành để tạo thành màu vàng tươi.
Sau đó cả hai phần xôi này đều được lấy vồ giã nhỏ ra như Bánh dày, rồi thái nhỏ phơi khô để bảo quản trong vòng 6 tháng mới cho vào chảo rán. Lý do phải để trong vòng 6 tháng mơi rán lúc đó con cáy mới có độ nở xốp nhẹ, còn nếu đem ra rán ngay thì con cáy sẽ bị dai và nhanh cứng.
Một bí quyết nữa là khi rán con cáy sống người ta phải cho con cáy vào chảo dầu đang sôi với ngọn lửa đều để những con cáy được nở xốp vữa độ, nếu con cáy bị quá lửa khi lên bánh sẽ mất hương vị riêng, hay con cáy chưa chin thì ăn bánh sẽ mất đi sự lạo xạo, mất đi độ dòn của bánh.
Bánh cáy - món quà quê thơm thảo |
Đến công đoạn cuối cùng người thợ lành nghề tay thớt tay dao cắt bánh nhanh thoăn thoắt, từng vuông bánh khi ấy đem đóng hộp, dán nhãn sẵn sàng đến tay những thượng khách đang nóng lòng muốn thưởng thức.
Những năm gần đây, làng nghề làm bánh cáy làng Nguyễn đã có những bước phát triển đáng khích lệ và đang được đổi mới rất nhiều. Nhưng để bánh cáy làng Nguyễn tiếp tục tồn tại và phát triển hơn nữa trong tương lai thì cần có sự hỗ trợ, quan tâm nhiều hơn nữa của các cơ quuan nhà nước, các tổ chức, các doanh nghiệp và sự quyết tâm, nỗ lực của chính người dân làng Nguyễn. Để bánh cáy luôn luôn có sức sống mãnh liệt, đi sâu vào lòng người thưởng thức một ấn tượng khó phai.
Theo langvietonline.vn