Theo đó, tỉnh huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi; ưu tiên bố trí nguồn vốn để hỗ trợ nhân dân xây dựng ngầm tràn, đường tránh lũ, cầu qua suối vào các thôn, bản đặc biệt khó khăn để đảm bảo giao thông đi lại trong mùa mưa lũ; đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ, trạm bơm cục bộ, hệ thống kênh mương tưới tiêu, đáp ứng nhu cầu nước tưới phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho người dân.
Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Giang quan tâm hỗ trợ giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, các vấn đề tái định cư, nước sản xuất, nước sinh hoạt của nhân dân vùng miền núi, dân tộc; hỗ trợ hộ nghèo người dân tộc thiểu số xây mới, cải tạo, sửa chữa nhà ở; đầu tư cải tạo các công trình nước sinh hoạt tập trung phục vụ người dân. Ngành điện địa phương rà soát, xây dựng kế hoạch cải tạo, nâng cấp hệ thống điện tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, khắc phục tình trạng điện yếu, phấn đấu đáp ứng nhu cầu sử dụng điện lưới quốc gia an toàn, ổn định, chất lượng tốt của 100% hộ dân vùng dân tộc và miền núi. Cùng với xây dựng, nhân rộng các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh Bắc Giang tạo điều kiện cho người dân tộc thiểu số khởi nghiệp, xây dựng các mô hình kinh tế, mở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chế biến sản phẩm nông nghiệp, bao tiêu nông lâm sản, giải quyết việc làm tại chỗ cho người dân tộc thiểu số. Trong thời gian tới, tỉnh Bắc Giang cũng chú trọng phát triển giáo dục đào tạo, y tế, dạy nghề, giải quyết việc làm cho đồng bào vùng dân tộc, nhất là thanh niên dân tộc thiểu số; nâng cao chất lượng công tác giảm nghèo, tăng thu nhập, nâng mức sống của người dân ở vùng dân tộc, miền núi, đặc biệt khó khăn.
Bắc Giang là tỉnh miền núi, trong đó có 6 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao (Sơn Động). Toàn tỉnh có 21 thành phần dân tộc, trong đó có 7 thành phần dân tộc thiểu số chủ yếu: Nùng, Tày, Sán Dìu, Hoa, Cao Lan (nhóm địa phương thuộc dân tộc Sán Chay), Sán Chí (nhóm địa phương thuộc dân tộc Sán Chay), Dao, với số dân 245.188 người, chiếm 14,66% dân số của tỉnh. Đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở 90 xã vùng dân tộc, với 236.075 người, bằng 96,3% tổng số người dân tộc thiểu số toàn tỉnh.
Thực hiện Chương trình 135 năm 2018, nguồn vốn trung ương phân bổ cho tỉnh là trên 88,5 tỷ đồng, hiện Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh phân bổ chi tiết nguồn vốn cho các chủ đầu tư thực hiện. Thực hiện Quyết định 755/QĐ-TTg, tổng nguồn vốn năm 2018 dành cho tỉnh Bắc Giang là trên 6,9 tỷ đồng để thanh toán các công trình chuyển tiếp, xây dựng mới các công trình nước sinh hoạt tập trung tại huyện Sơn Động và huyện Lục Nam...; các công trình đang được triển khai theo kế hoạch. Thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho bà con nghèo, vùng khó khăn theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg, tỉnh Bắc Giang được phân bổ kinh phí năm 2018 là trên 9,6 tỷ đồng. Ban Dân tộc tỉnh đã ban hành hướng dẫn để các chủ đầu tư triển khai hỗ trợ các khẩu nghèo trên địa bàn xã, thị trấn vùng khó khăn của các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang.
Trong hai năm qua (2016 - 2017), tổng nguồn vốn từ các chương trình, chính sách dân tộc, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước hỗ trợ người dân vùng dân tộc thiểu số, miền núi, đặc biệt khó khăn của tỉnh Bắc Giang là trên 600 tỷ đồng. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đời sống của người dân vùng dân tộc thiểu số, miền núi của tỉnh Bắc Giang đã có sự đổi thay đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng dân tộc thiểu số của tỉnh từng bước giảm; tỷ lệ hộ nghèo các xã khó khăn vùng dân tộc của tỉnh giảm trung bình mỗi năm từ 3 - 4%, nhiều xã giảm trên 6%.
Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Giang quan tâm hỗ trợ giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, các vấn đề tái định cư, nước sản xuất, nước sinh hoạt của nhân dân vùng miền núi, dân tộc; hỗ trợ hộ nghèo người dân tộc thiểu số xây mới, cải tạo, sửa chữa nhà ở; đầu tư cải tạo các công trình nước sinh hoạt tập trung phục vụ người dân. Ngành điện địa phương rà soát, xây dựng kế hoạch cải tạo, nâng cấp hệ thống điện tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, khắc phục tình trạng điện yếu, phấn đấu đáp ứng nhu cầu sử dụng điện lưới quốc gia an toàn, ổn định, chất lượng tốt của 100% hộ dân vùng dân tộc và miền núi. Cùng với xây dựng, nhân rộng các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh Bắc Giang tạo điều kiện cho người dân tộc thiểu số khởi nghiệp, xây dựng các mô hình kinh tế, mở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chế biến sản phẩm nông nghiệp, bao tiêu nông lâm sản, giải quyết việc làm tại chỗ cho người dân tộc thiểu số. Trong thời gian tới, tỉnh Bắc Giang cũng chú trọng phát triển giáo dục đào tạo, y tế, dạy nghề, giải quyết việc làm cho đồng bào vùng dân tộc, nhất là thanh niên dân tộc thiểu số; nâng cao chất lượng công tác giảm nghèo, tăng thu nhập, nâng mức sống của người dân ở vùng dân tộc, miền núi, đặc biệt khó khăn.
Bà Trương Thị Hậu (sinh năm 1960), thôn Văn Non, xã Lục Sơn (Lục Nam), người dân tộc Dao là gương làm kinh tế giỏi. Bà đã vay vốn, tham gia các lớp tập huấn giao kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi. Hiện gia đình bà có 10 ha keo, bạch đàn, nuôi đàn lợn nái, lợn thịt, gà lên hàng trăm con mỗi lứa cho thu nhập bình quân khoảng 500 triệu đồng/năm. Bà Hậu đã được Ủy ban Dân tộc tuyên dương tại Lễ tuyên dương người có uy tín, nhân sĩ trí thức và doanh nhân tiêu biểu dân tộc thiểu số toàn quốc năm 2017. Trong ảnh: Bà Trương Thị Hậu hái cam. Ảnh: Đồng Thúy - TTXVN. |
Bắc Giang là tỉnh miền núi, trong đó có 6 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao (Sơn Động). Toàn tỉnh có 21 thành phần dân tộc, trong đó có 7 thành phần dân tộc thiểu số chủ yếu: Nùng, Tày, Sán Dìu, Hoa, Cao Lan (nhóm địa phương thuộc dân tộc Sán Chay), Sán Chí (nhóm địa phương thuộc dân tộc Sán Chay), Dao, với số dân 245.188 người, chiếm 14,66% dân số của tỉnh. Đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở 90 xã vùng dân tộc, với 236.075 người, bằng 96,3% tổng số người dân tộc thiểu số toàn tỉnh.
Thực hiện Chương trình 135 năm 2018, nguồn vốn trung ương phân bổ cho tỉnh là trên 88,5 tỷ đồng, hiện Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh phân bổ chi tiết nguồn vốn cho các chủ đầu tư thực hiện. Thực hiện Quyết định 755/QĐ-TTg, tổng nguồn vốn năm 2018 dành cho tỉnh Bắc Giang là trên 6,9 tỷ đồng để thanh toán các công trình chuyển tiếp, xây dựng mới các công trình nước sinh hoạt tập trung tại huyện Sơn Động và huyện Lục Nam...; các công trình đang được triển khai theo kế hoạch. Thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho bà con nghèo, vùng khó khăn theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg, tỉnh Bắc Giang được phân bổ kinh phí năm 2018 là trên 9,6 tỷ đồng. Ban Dân tộc tỉnh đã ban hành hướng dẫn để các chủ đầu tư triển khai hỗ trợ các khẩu nghèo trên địa bàn xã, thị trấn vùng khó khăn của các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang.
Trong hai năm qua (2016 - 2017), tổng nguồn vốn từ các chương trình, chính sách dân tộc, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước hỗ trợ người dân vùng dân tộc thiểu số, miền núi, đặc biệt khó khăn của tỉnh Bắc Giang là trên 600 tỷ đồng. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đời sống của người dân vùng dân tộc thiểu số, miền núi của tỉnh Bắc Giang đã có sự đổi thay đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng dân tộc thiểu số của tỉnh từng bước giảm; tỷ lệ hộ nghèo các xã khó khăn vùng dân tộc của tỉnh giảm trung bình mỗi năm từ 3 - 4%, nhiều xã giảm trên 6%.
Việt Hùng