Anh Nguyễn Đức Thành - Thành công với nông nghiệp hữu cơ

Anh Nguyễn Đức Thành - Thành công với nông nghiệp hữu cơ

Tây Nguyên có đất đai màu mỡ và khí hậu mát mẻ quanh năm, thích hợp để phát triển nông nghiệp. Tận dụng ưu thế của địa phương, cùng với niềm đam mê nông nghiệp, nhiều bạn trẻ đã chịu thương chịu khó, nỗ lực vươn lên làm giàu trên quê hương mình. Điển hình là anh Nguyễn Đức Thành, sinh năm 1998, ở thôn Hiệp Hòa, xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk.

* Hành trình đầy nghị lực

Nằm cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 30 km, “cơ ngơi” của anh Nguyễn Đức Thành ở huyện Cư M’Gar gồm căn nhà nhỏ và 3 ha cây ăn trái, 6 ao nuôi tôm càng xanh và các loại cá. Năm 2020, tổng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của anh khoảng 700 triệu đồng, trong đó lợi nhuận khoảng 45%. Ít ai biết rằng, để thành công và ổn định như ngày hôm nay, anh Thành đã trải qua một hành trình gian nan đầy nghị lực và truyền cảm hứng.

Nguyễn Đức Thành là con út trong gia đình nông dân có hai chị em. Năm lớp 9, biến cố xảy đến với gia đình Thành khi bố mất, gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Theo chia sẻ của anh Thành, cảm giác vừa tủi thân, vừa thương mẹ và muốn chứng tỏ bản thân đã giúp anh lấy những câu chê bai làm động lực để quyết tâm thay đổi hoàn cảnh.

Học xong Trung học cơ sở, anh Thành nghỉ học ở nhà đi làm thuê và nuôi cá, nuôi bò, trồng tiêu. Hàng ngày, sau khi đi làm về, anh lên mạng tìm hiểu thông tin, kiến thức về nông nghiệp. Với 1,1 ha đất của gia đình và 100 triệu đồng từ tiền bán cá, năm 2015, anh Thành xây chuồng, mua 6 con bò về nuôi. Không may mắn là trồng tiêu thì tiêu bị hư do sâu bệnh, nuôi bò thì bán bị lỗ. Không nản chí, anh xuống các tỉnh miền Tây, chấp nhận làm thuê 3 tháng không công để tìm hiểu về nông nghiệp. Được nhà vườn tận tình chỉ dẫn, năm 2016, anh đầu tư trồng 100 cây ổi, 150 cây dừa và 50 cây vú sữa bơ hồng vì “dừa và ổi dễ trồng, cho trái quanh năm, chỉ cần đủ phân, đủ nước là được”.

Anh Nguyễn Đức Thành - Thành công với nông nghiệp hữu cơ ảnh 1Chi hội Doanh nhân trẻ huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk tham quan mô hình kinh tế của anh Nguyễn Đức Thành. Ảnh: TTXVN phát

Hành trình sau đó có khó khăn khi đặc trưng đất vùng anh ở là sỏi đá, cằn cỗi và ổi trồng bị hư hại. Không nản chí, anh Thành làm đến đâu, gỡ khó đến đó. Thấy thị trường quan tâm đến thực phẩm an toàn, anh bỏ qua những lời nói như “làm hữu cơ chi phí gấp đôi, lãi ở đâu” hoặc “có điên khùng mới trồng hữu cơ”, quyết tâm chỉ dùng chế phẩm sinh học khi trồng trọt, chăn nuôi. Sau 8 tháng trồng ổi, thu lại vốn, được thị trường đón nhận sản phẩm, anh Thành lại mở rộng trồng thêm ổi, dừa, chanh tứ quý, vú sữa,… Từ những mối quan hệ thân thiết với các chủ vườn miền Tây, anh nhập thêm 60 loại cây giống về bán, vừa bán vừa hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cho người dân, mang lại thêm nguồn thu đáng kể.

Ngoài trồng trọt, anh Thành còn nuôi các loại cá, chỉ dùng men sinh học và đậu nành, bắp trong quá trình nuôi. Hiện nay, mỗi năm anh thu khoảng 7 tấn cá. Năm 2017, trong một lần về lại miền Tây, thấy mô hình nuôi tôm càng xanh, anh rất thích thú, tìm tòi học hỏi và dành 12 triệu đồng mua giống về nuôi. Thất bại liên tiếp trong ba năm khi “tôm sốc nhiệt chết hết hoặc chỉ sống vài con đủ ăn”, nhưng anh không nản. Đến năm 2020, anh Thành thu được 6 tạ tôm càng xanh đầu tiên, không đủ đáp ứng nhu cầu của người mua khiến anh càng quyết tâm cao hơn.

Anh Thành chia sẻ, thuận lợi là mẹ luôn ủng hộ. Bên cạnh đó, các sở, ngành, chính quyền địa phương luôn quan tâm, hỗ trợ trong quá trình anh khởi nghiệp. Năm 2016, khoản vay ngân hàng 50 triệu đồng đã phần nào giúp anh tháo gỡ khó khăn trong buổi đầu lập nghiệp.

Theo ông Ngô Minh Đức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Quảng Hiệp (huyện Cư M’Gar), anh Nguyễn Đức Thành là tấm gương điển hình về tinh thần vượt khó vươn lên, được nhân dân trên địa bàn yêu mến, chính quyền địa phương đánh giá cao. Mô hình “lấy ngắn nuôi dài” của anh đã khai thác được tiềm năng của vùng đất, mở rộng trồng trọt trong khi những hộ dân lân cận đã nản chí, bỏ hoang đất từ lâu. Điểm đáng quý ở anh là cần cù, nhẫn nại, ham học hỏi, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương.

* Du lịch miệt vườn ở Tây Nguyên

Tiếng lành đồn xa, nhiều người tìm đến anh Thành để mua cây giống, học hỏi kinh nghiệm, có người chỉ đến chơi và “đòi rải chiếu ngoài vườn ngồi chơi, bắt và nướng cá, ăn ổi sạch, uống nước dừa”. Khách tìm đến ngày càng đông, từ đó suy nghĩ “đưa du lịch miệt vườn lên Tây Nguyên” của anh được nhen nhóm. Năm 2020, anh Thành đầu tư xây 3 nhà chòi từ nguyên liệu gỗ và lá dừa nước. Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, mỗi ngày anh đón hơn 200 lượt khách. Anh Thành cũng đã mua 5 sào đất bên cạnh để trồng hoa mẫu đơn và hoa tường vi để hướng tới làm du lịch.

Anh Nguyễn Đức Thành - Thành công với nông nghiệp hữu cơ ảnh 2 Mô hình “Nuôi tôm càng xanh trên đất Tây Nguyên” của anh Thành. Ảnh: Hoài Thu – TTXVN

Hiện nay, ngoài mô hình nuôi tôm càng xanh và định hướng làm du lịch, anh Thành còn trồng cỏ lạc dại làm thảm thực vật trên vườn cây ăn trái, giúp phục hồi đất, tăng năng suất, tiết kiệm chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, anh nghiên cứu dùng pin năng lượng mặt trời để vận hành mô hình tưới tự động trên vườn cây ăn trái. Dần dần, mô hình làm kinh tế của anh được các cấp chính quyền, sở, ngành và Đoàn Thanh niên giới thiệu rộng rãi để nhân dân tham quan, học hỏi.

Là thanh niên làm kinh tế giỏi, đồng thời nhiều năm nay, anh Thành còn tham gia Ban Chấp hành Chi đoàn thôn Hiệp Hòa. Năm 2020, anh Thành đề xuất xã thành lập “Tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp hữu cơ” nhằm liên kết cung ứng cây giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm cho người dân, tạo sân chơi cho thanh niên trên địa bàn học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm về nông nghiệp hữu cơ. Ngoài ra, anh đã tích cực tham gia, giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm, truyền lửa cho thanh niên về khởi nghiệp, lập nghiệp khi các cấp Đoàn, sở, ngành tổ chức. Anh Thành là điển hình Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác, Thanh niên sống đẹp của huyện Cư M’Gar và nhận Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015-2020.

Chia sẻ về kinh nghiệm khởi nghiệp của mình, anh Thành cho biết, bản thân luôn “ăn chắc mặc bền” và “lấy ngắn nuôi dài”, chú trọng tạo ra tài sản chứ không tiêu sản. Có những thời điểm, anh phải giữ vững lập trường, quyết tâm làm nông nghiệp hữu cơ, quyết tâm nuôi tôm càng xanh.

Theo Phó Bí thư Huyện Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên huyện Cư M’Gar Nguyễn Minh Quý, anh Thành là một người trẻ năng động, chịu khó, nhiệt tình, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm nông nghiệp hữu cơ. Đặc biệt, mô hình “Nuôi tôm càng xanh trên đất Tây Nguyên” của anh là mô hình mới ở địa bàn, là cách làm hay đã mang lại hiệu quả kinh tế. Các cấp Đoàn Thanh niên đã chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp của Thành trên các kênh thông tin truyền thông để thanh niên nói riêng, người dân nói chung học hỏi kinh nghiệm và nỗ lực vươn lên.

Với phương châm “Thành công là cuộc hành trình, chứ không phải là một điểm đến”, anh Nguyễn Đức Thành vẫn đang không ngừng học hỏi và tiếp thu điều mới, cách làm hay, hiệu quả để tiếp tục xây hoài bão về một nền nông nghiệp hữu cơ, vừa bảo vệ môi trường, vừa nâng cao đời sống người dân, chung sức xây dựng nông thôn mới.

Hoài Thu

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Mở hướng đi mới cho nghề nuôi cá nước lạnh đặc sản ở Văn Yên

Mở hướng đi mới cho nghề nuôi cá nước lạnh đặc sản ở Văn Yên

Nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Văn Yên (Yên Bái) đã tận dụng lợi thế từ tự nhiên để phát triển nuôi cá tầm, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi cá nước lạnh đặc sản cho hiệu quả kinh tế cao tại huyện miền núi còn nhiều khó khăn này.

Trang trại chăn nuôi bò vàng H’Mông tại Hợp tác xã Cát Lý. Ảnh: Đức Thọ - TTXVN

Xây dựng chuỗi giá trị bò vàng Hà Giang trên vùng Cao nguyên đá

Trên vùng đất Cao nguyên đá Hà Giang khắc nghiệt, việc chăn nuôi không hề dễ dàng. Tuy nhiên, với sự quyết tâm, sáng tạo và mô hình liên kết bền vững, Hợp tác xã Cát Lý đã và đang phát triển mạnh mô hình nuôi bò vàng Hà Giang, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Trồng khoai lang lãi từ 130-150 triệu đồng/ha ở Gia Lai

Trồng khoai lang lãi từ 130-150 triệu đồng/ha ở Gia Lai

Những ngày này, trên khắp cánh đồng huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai), không khí thu hoạch khoai lang diễn ra nhộn nhịp. Niên vụ Đông Xuân 2024-2025, bà con nông dân không chỉ vui mừng vì năng suất cao mà giá thu mua cũng tăng mạnh, mang lại nguồn thu nhập đáng kể.

Ông Đường Quang Chiến - Người tiên phong trồng cây dược liệu ở Chí Linh

Ông Đường Quang Chiến - Người tiên phong trồng cây dược liệu ở Chí Linh

Hoàng Hoa Thám là một xã miền núi nằm ở phía đông bắc TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nơi đây có nhiều tiềm năng về rừng và đất lâm nghiệp; địa hình, điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đa dạng nên nguồn tài nguyên về hệ thực vật, động vật rất phong phú, trong đó có nhiều loại làm cây thuốc. Sản xuất cây dược liệu tại địa phương là đang là hướng đi mới phù hợp với bà con sinh sống tại đây, vừa có thể mang lại giá trị kinh tế cao, đặc biệt phù hợp với việc tái cơ cấu nông nghiệp, sử dụng đất trồng có hiệu quả hơn…

Thu lãi cao từ mô hình nuôi dê thích ứng với biến đổi khí hậu ở Tiền Giang

Thu lãi cao từ mô hình nuôi dê thích ứng với biến đổi khí hậu ở Tiền Giang

Hiện nay, dê thịt tại tỉnh Tiền Giang đang được thương lái thu mua với giá hơi dao động từ 145.000 - 150.000 đồng/kg, tăng trên 10.000 đồng/kg so với tháng trước, riêng dê giống con được mua với giá 180.000 - 185.000 đồng/kg. Sau thời gian nuôi khoảng 2,5 - 3 tháng, sau khi trừ chi phí con giống cùng thức ăn, người nuôi có lãi trung bình từ 1 - 1,2 triệu đồng/con dê.

Cá Dứa được nhiều hộ dân ở huyện Trần Đề (Sóc Trăng) nuôi trong ao tôm. Ảnh: Tuấn Phi - TTXVN

Sóc Trăng khuyến cáo không phát triển ồ ạt nuôi cá trong ao tôm

Tại Sóc Trăng, con tôm là một trong những loại thủy sản chủ lực trong phát triển kinh tế của tỉnh. Thế nhưng, vì dịch bệnh, giá cả không ổn định nên nhiều hộ ở vùng chuyên canh nuôi tôm nước lợ chuyển dần sang mô hình nuôi cá nước ngọt, cá nước lợ mang lại thu nhập ổn định.

Tuổi trẻ Sơn La với khát vọng lập thân, lập nghiệp

Tuổi trẻ Sơn La với khát vọng lập thân, lập nghiệp

Những năm qua, chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” đã được các cấp bộ Đoàn tỉnh Sơn La triển khai sâu rộng tới đoàn viên, thanh niên. Qua đó, chương trình giúp tạo lập môi trường thuận lợi hỗ trợ, cổ vũ, thúc đẩy đoàn viên, thanh niên thi đua lập thân, lập nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương; góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh tại địa phương.

Anh Nguyễn Quốc Huy làm giàu từ sản vật quê hương

Anh Nguyễn Quốc Huy làm giàu từ sản vật quê hương

Với mong ước làm giàu trên mảnh đất quê hương, anh Nguyễn Quốc Huy ở thị trấn Hợp Châu (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) đã mạnh dạn đầu tư vào nuôi trồng các loại nấm đem lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương.

Giá lợn hơi tăng, người chăn nuôi có lợi nhuận cao

Giá lợn hơi tăng, người chăn nuôi có lợi nhuận cao

Thời điểm này, giá lợn hơi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang ở mức cao kỷ lục từ 81.000 -82.000 đồng/kg. Với giá bán này người nuôi có lợi nhuận cao nên nhiều người đã có động lực tái đàn nuôi vụ mới.Ông Đào Văn Tâm, ngụ thôn Lồ Ồ, xã Đá Bạc, huyện Châu Đức hiện đang nuôi 70 con lợn; trong đó có 65 con lợn thịt và 5 con lợn nái. Ông Tâm cho biết: Thời điểm mùng 6 Tết Nguyên đán ông có xuất chuồng 1 đàn lợn 11 con, với giá 70.000 đồng/kg, khi đó mỗi con lợn lãi 2,5 triệu đồng. Đến nay, giá lợn hơi đã tăng lên 82.000 đồng/kg, ông tiếp tục có đàn 21 con chuẩn bị được xuất bán.

Nuôi cá lồng trên lòng hồ thuỷ điện giúp người dân miền núi thu nhập 100 triệu đồng/năm

Nuôi cá lồng trên lòng hồ thuỷ điện giúp người dân miền núi thu nhập 100 triệu đồng/năm

Người dân tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã tận dụng tiềm năng, lợi thế về diện tích mặt nước vùng lòng hồ thủy điện để phát triển nghề nuôi cá lồng, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Người dân Đồng Tháp có thêm thu nhập từ nuôi dơi lấy “dạ minh sa”

Người dân Đồng Tháp có thêm thu nhập từ nuôi dơi lấy “dạ minh sa”

Đến một số địa phương của tỉnh Đồng Tháp, nhiều người ấn tượng, tò mò về những chòi “cao cẳng” dựng lên giữa vườn cây ăn quả, đồng ruộng; đó là những chòi nuôi dơi để lấy phân. Phân dơi còn được gọi là “dạ minh sa”. Nghề nuôi dơi lấy phân giúp nhiều người có thêm nguồn thu nhập ổn định, phát triển kinh tế gia đình; đồng thời, góp phần bảo vệ động vật hoang dã.

Kết quả khoa học góp phần phát triển các nghề mới, phát huy nghề truyền thống

Kết quả khoa học góp phần phát triển các nghề mới, phát huy nghề truyền thống

Chương trình Khoa học và công nghệ nông thôn miền núi giai đoạn 2021-2025 đã đưa ra được nhiều công nghệ tiên tiến, phù hợp, xây dựng được những mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ hiệu quả. Qua đó các địa phương nâng cao năng suất lao động, đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa phù hợp thị trường, phát huy lợi thế. Đặc biệt chương trình đã hỗ trợ các doanh nghiệp ở nông thôn đổi mới công nghệ, hình thành các ngành nghề mới, phát huy các nghề truyền thống chủ lực của từng địa phương.

Đảng viên trẻ vùng cao Than Uyên tiên phong làm kinh tế

Đảng viên trẻ vùng cao Than Uyên tiên phong làm kinh tế

Nhiều đảng viên trẻ ở vùng cao Lai Châu đã và đang hiện thực hóa ý tưởng, khát khao làm giàu bằng những mô hình khởi nghiệp trên mảnh đất quê hương, khẳng định vai trò đảng viên tiên phong, gương mẫu tích cực làm kinh tế, đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương.

Giảm nghèo bền vững nhờ hỗ trợ đa chiều

Giảm nghèo bền vững nhờ hỗ trợ đa chiều

Thời gian qua, các chính sách giảm nghèo, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025 đã phát huy hiệu quả tại Ninh Bình. Qua đó, các chính sách đã tiếp thêm sức mạnh, góp phần tạo sinh kế giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật có thêm tư liệu sản xuất, từng bước cải thiện thu nhập, sớm ổn định cuộc sống, hướng đến giảm nghèo bền vững.

Kiên Giang bố trí khu vực nuôi thủy hải sản hợp lý dưới tán rừng phòng hộ ven biển

Kiên Giang bố trí khu vực nuôi thủy hải sản hợp lý dưới tán rừng phòng hộ ven biển

Tỉnh Kiên Giang có đường bờ biển trên đất liền dài hơn 200 km với diện tích rừng phòng hộ ven biển hàng chục nghìn km là lợi thế phát triển kinh tế ven biển với đa dạng các mô hình như: nuôi sò huyết, nuôi ba khía, nuôi cá, tôm, cua biển… với thu nhập từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Phát huy hiệu quả kinh tế các mô hình mang lại, tỉnh Kiên Giang quan tâm nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững.

Sau 15/3, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ xu thế giảm nhanh

Sau 15/3, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ xu thế giảm nhanh

Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long về việc tăng cường vận hành công trình thủy lợi lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Sóc Trăng chủ động ứng phó, bảo vệ nông nghiệp trước tình hình hạn mặn phức tạp

Sóc Trăng chủ động ứng phó, bảo vệ nông nghiệp trước tình hình hạn mặn phức tạp

Những ngày gần đây, tình hình xâm nhập mặn trên sông Hậu tại Sóc Trăng đang diễn biến phức tạp, với độ mặn xâm nhập sâu từ 35 - 50km, báo hiệu cao điểm mùa khô 2025 đang ở giai đoạn gay gắt nhất. Trước tình hình này, chính quyền và người dân Sóc Trăng đã chủ động triển khai nhiều giải pháp ứng phó, bảo vệ diện tích sản xuất nông nghiệp và đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân.

Chuyển đổi 4,57 ha rừng để xây hệ thống kênh công trình thủy lợi Ia Mơr

Chuyển đổi 4,57 ha rừng để xây hệ thống kênh công trình thủy lợi Ia Mơr

Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai khóa XII, Kỳ họp thứ 25 (chuyên đề) vừa ban hành Nghị quyết số 475/NQ-HĐND về việc chuyển mục đích sử dụng 4,57 ha rừng để xây dựng hệ thống kênh nhánh thuộc công trình thủy lợi Ia Mơr tại huyện Chư Prông. Quyết định này nhằm cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho hơn 3.100 ha tại tỉnh Gia Lai.

Thu hoạch cà phê niên vụ 2024 - 2025 tại Đắk Lắk. Ảnh: Hoài Thu - TTXVN

Kỳ vọng nâng tầm giá trị cà phê Việt

Tỉnh Đắk Lắk hiện là "thủ phủ cà phê" với diện tích và sản lượng dẫn đầu cả nước. Với mục đích giới thiệu và quảng bá cà phê Buôn Ma Thuột, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần đầu tiên vào năm 2005, đến nay đã tròn 20 năm. Tiếp nối thành công của các lần tổ chức trước, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 được kỳ vọng tiếp tục góp phần nâng tầm giá trị cà phê Việt.

Mạnh dạn hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp

Mạnh dạn hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp

Thời gian qua, với nhiều giải pháp hiệu quả, phù hợp, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã triển khai nhiều giải pháp giúp tạo việc làm, phát triển kinh tế, thúc đẩy tinh thần sáng tạo, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ. Hội viên, phụ nữ quê hương Đồng khởi dần thay đổi nhận thức, tích cực nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm, tự tin hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh trong nhiều lĩnh vực.

Các "nữ tướng" đưa nông sản "xuất ngoại"

Các "nữ tướng" đưa nông sản "xuất ngoại"

Tuy tuổi đời còn khá trẻ nhưng nhiều nữ doanh nhân đã đưa các sản phẩm nông sản Lâm Đồng "xuất ngoại", góp phần khẳng định giá trị và thương hiệu của đặc sản địa phương trên thị trường quốc tế.

Khánh Hòa tiên phong phát triển nuôi biển công nghệ cao

Khánh Hòa tiên phong phát triển nuôi biển công nghệ cao

Ngày 7/3, tại thành phố Nha Trang, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức lễ công bố và phát động triển khai Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế biển bền vững; đồng thời, khẳng định vị thế tiên phong của tỉnh trong lĩnh vực nuôi biển công nghệ cao.

Chị Trương Thị Hân với hành trình xanh đưa sản phẩm cói truyền thống vươn xa

Chị Trương Thị Hân với hành trình xanh đưa sản phẩm cói truyền thống vươn xa

Bằng niềm đam mê với nghề cói xâu truyền thống, chị Trương Thị Hân – Giám đốc Hợp tác xã thủ công mỹ nghệ cói xâu Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đã vượt qua nhiều gian nan, thử thách để đưa những sản phẩm từ nguyên liệu quê hương ra thế giới. Các sản phẩm như túi, khay, giỏ đan bằng cói đã mang lại doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động.