An Giang nỗ lực thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống đuối nước trẻ em

Ông Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục của Quốc (bên phải) kiểm tra các mô hình phòng, chống đuối nước tại thị trấn Mỹ Luông và xã Mỹ An, huyện Chợ Mới. Ảnh: Thanh Sang - TTXVN.
Ông Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục của Quốc (bên phải) kiểm tra các mô hình phòng, chống đuối nước tại thị trấn Mỹ Luông và xã Mỹ An, huyện Chợ Mới. Ảnh: Thanh Sang - TTXVN.

Chiều 25/8, đoàn công tác Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội do ông Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục của Quốc hội làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh An Giang về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống đuối nước trẻ em trên địa bàn tỉnh.

An Giang nỗ lực thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống đuối nước trẻ em  ảnh 1Ông Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục của Quốc phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Thanh Sang - TTXVN.

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội An Giang: Toàn tỉnh hiện có trên 435.500 trẻ em dưới 16 tuổi, chiếm 22,8% dân số, trong đó có trên 4.600 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, gần 35.400 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

An Giang là vùng thường xuyên ngập lũ hàng năm, có nhiều ao hồ, sông ngòi, kênh, rạch chằng chịt nên hiểm họa và nguy cơ tiềm ẩn xảy ra tai nạn đuối nước cho trẻ em, đặc biệt là vào mùa lũ hàng năm.

Năm 2021, An Giang có khoảng 262 trẻ bị tai nạn, thương tích, trong đó có 11 em tử vong do đuối nước. Trong 7 tháng của năm 2022, toàn tỉnh có có 195 trẻ bị tai nạn, thương tích, trong đó có 8 em tử vong do đuối nước.

An Giang nỗ lực thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống đuối nước trẻ em  ảnh 2Ông Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục của Quốc (bên phải) kiểm tra các mô hình phòng, chống đuối nước tại thị trấn Mỹ Luông và xã Mỹ An, huyện Chợ Mới. Ảnh: Thanh Sang - TTXVN.

Ông Châu Văn Ly, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang cho biết: Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng trẻ em bị tai nạn, thương tích và tử vong do tai nạn, thương tích là sự chủ quan, thiếu quan tâm, giám sát của cha mẹ, người chăm sóc trẻ. Bên cạnh đó, bản tính hiếu động, tò mò của trẻ cũng là một trong những nguyên nhân gây tai nạn, thương tích và đuối nước cho các em.

"Với điều kiện tự nhiên nhiều ao, hồ, sông suối, nước lớn và mạnh vào mùa mưa lũ; bên cạnh đó, đáy hồ sâu nhưng lại thiếu sự che chắn, đảm bảo an toàn cũng tạo nguy cơ gây tai nạn đuối nước cho trẻ em An Giang", ông Ly cho biết.

Theo ông Châu Văn Ly, thực hiện Quyết định số 234/QĐ-TTg, ngày 5/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020, UBND tỉnh An Giang ban hành nhiều quyết định, kế hoạch, đề án về tăng cường công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em, phòng, chống tai nạn, thương tích, tai nạn đuối nước trẻ em. Ngoài ra 11/11 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đều có kế hoạch, chương trình và văn bản phù hợp với điều kiện của từng địa bàn.

An Giang nỗ lực thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống đuối nước trẻ em  ảnh 3Ông Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục của Quốc (bên trái) trao 100 phần quà trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới. Ảnh: Thanh Sang - TTXVN.

Tại An Giang, hiện nhiều cơ sở giáo dục có điều kiện đã phối hợp Trung tâm Văn hóa, Thể dục, Thể thao áp dụng dạy tự chọn môn bơi lội trong chương trình giảng dạy. Các địa phương xây dựng mô hình "Ngôi nhà an toàn phòng", "Trường học an toàn", "Cộng đồng an toàn" phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Đến nay, 110/156 xã, phường được công nhận xã, phường đạt các tiêu chí xã, phường phù hợp với trẻ em. Mỗi năm, tỉnh triển khai khoảng 40 điểm giữ trẻ mùa lũ tại các vùng ngập sâu, mỗi điểm trung từ 15 - 40 cháu, kinh phí hỗ trợ cho hoạt động 1 tỷ đồng/năm.

Nhằm hạn chế, giảm thiểu tình trạng đuối nước trẻ em, thời gian tới tỉnh tiếp tục triển khai nhiều giải pháp, trong đó đưa nội dung, giải pháp phòng tránh đuối nước vào kế hoạch kinh tế - xã hội tại địa phương. An Giang tiếp tục tăng cường tập huấn nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho cán bộ, giáo viên, trẻ em, gia đình, nhà trường và cộng đồng; đào tạo huấn luyện viên dạy bơi chuyên nghiệp trong nhà trường.

Thời gian tới, An Giang tiếp tục triển khai rộng rãi, hiệu quả các mô hình, dự án về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tạo môi trường an toàn cho trẻ em ở gia đình, trường học, cộng đồng thông qua xây dựng "Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em", "Trường học an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích" và "Cộng đồng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích". Tỉnh cũng tăng cường kiểm tra, giám sát trong công tác phòng tránh đuối nước trong thời gian tới; kịp thời biểu dương khen thưởng các địa phương có cách làm hay, hiệu quả.

Ông Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục của Quốc hội thống nhất các giải pháp của tỉnh nhằm hạn chế, giảm tình trạng đuối nước trẻ em trên địa bàn; đề nghị An Giang tập trung triển khai các biện pháp can thiệp phòng ngừa tai nạn, thương tích và phòng, chống đuối nước trẻ em.

An Giang nỗ lực thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống đuối nước trẻ em  ảnh 4Ông Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục của Quốc tặng quà trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt huyện Chợ Mới. Ảnh: Thanh Sang - TTXVN.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục của Quốc hội cũng lưu ý An Giang ngoài việc dạy bơi cần dạy kỹ năng thoát hiểm khi gặp sự cố dưới nước, trang bị cho trẻ thêm các kỹ năng cứu đuối, sơ cứu, cấp cứu cho nạn nhân bị đuối nước. Song song đó, tỉnh cần quan tâm nguồn lực cho công tác phòng, chống đuối nước, nhất là công tác xã hội hóa, kêu gọi người dân và toàn xã hội cùng chính quyền phòng, chống đuối nước cho trẻ em.

Trước đó, đoàn công tác Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội đã khảo sát thực tế, làm việc với UBND huyện Chợ Mới về kết quả thực hiện chính sách, pháp luật phòng, chống đuối nước trẻ em; thăm mô hình phòng, chống đuối nước tại thị trấn Mỹ Luông và xã Mỹ An. Đoàn cũng trao 100 phần quà trung thu cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt ở xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới và 5 suất học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn huyện Chợ Mới.

Thanh Sang

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm