Sau những năm tháng kề vai sát cánh tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ chống thực dân, đế quốc, lẽ ra nhân dân hai nước cùng được hưởng hòa bình để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, nhưng chế độ Campuchia Dân chủ diệt chủng do tập đoàn phản động Pol Pot (Pôn Pốt) - Ieng Sary (Iêng Sa-ry) - Nuon Chea (Nuôn Chia) - Khieu Samphan (Khiêu Som-phon) - Son Sen (Sôn Sên) - Ta Mok (Ta Mốc) - Ieng Thirith (Iêng Thi-rít)... cầm đầu, đã thi hành chính sách diệt chủng tàn khốc, giết hại hàng triệu người dân Campuchia, xoá bỏ đến tận gốc mọi cơ sở xã hội, đẩy dân tộc Campuchia vào thảm họa bị diệt chủng. Chế độ diệt chủng do Pol Pot cầm đầu còn tiến hành cuộc chiến tranh đẫm máu, xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ Việt Nam, gây nên những tội ác lớn đối với nhân dân Việt Nam.
Bài 2: Vượt qua thử thách, thúc đẩy quan hệ chính trị-ngoại giao
Đất nước và dân tộc Campuchia đứng trước nguy cơ bị diệt vong, các lực lượng cách mạng yêu nước chân chính của Campuchia đã tập hợp lại, vùng dậy, lập nên Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia, tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang chống lại chế độ Campuchia Dân chủ diệt chủng.
Đáp lại lời kêu gọi khẩn thiết của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia, đồng thời cũng để thực hiện quyền tự vệ chính đáng bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng của mình, các chiến sỹ Quân tình nguyện Việt Nam đã sát cánh cùng Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia tiến hành cuộc chiến tranh tự vệ thần tốc, cứu đất nước và nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ Campuchia Dân chủ diệt chủng, đưa đến thắng lợi lịch sử vào ngày 07/01/1979.
Trong diễn văn đọc tại lễ mít tinh chào mừng 5 năm ngày đánh đổ chế độ diệt chủng, ngày 07/01/1984, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia Heng Samrin khẳng định: “Thắng lợi 07/01/1979 đã làm sống lại tất cả thành quả cách mạng cùng những giá trị tinh thần và vật chất hun đúc trong quá trình 2.000 năm lịch sử của Campuchia”.
Phát biểu nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam vào tháng 12/2013, Thủ tướng Hun Sen chia sẻ: “Việt Nam vừa hy sinh tính mạng của dân, quân, vừa hy sinh tài sản, vừa hy sinh chính trị, ngoại giao. Hồi đó Việt Nam bị cấm vận từ bên ngoài do giúp Campuchia giải phóng đất nước. Vì nhân dân, đất nước Campuchia mà Việt Nam đã chịu đựng hy sinh và hơn 30 năm sau mới được công nhận bằng việc tòa án Liên hợp quốc/Campuchia đưa ra xét xử các cựu lãnh đạo của chế độ diệt chủng do Pol Pot đứng đầu”.
Thực tiễn đã chứng minh, với thắng lợi lịch sử 07/01/1979, nhân dân Campuchia đã khép lại trang sử đen tối nhất, thực hiện công cuộc hồi sinh dân tộc và mở ra kỷ nguyên độc lập, hoà bình, tự do và phát triển cho đất nước Campuchia; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Campuchia phát triển lên một giai đoạn mới, gắn bó, tin cậy lẫn nhau.
Sau Hiệp định Hòa bình Paris (năm 1991) và cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I ở Campuchia (năm 1993), quan hệ hai nước có những bước phát triển mạnh mẽ, tạo dấu ấn thông qua những chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai bên. Về phía Campuchia là chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng thứ nhất Norodom Ranarith và Thủ tướng thứ hai Hun Sen (tháng 01/1995). Sau đó là chuyến thăm của Thủ tướng Hun Sen (năm 1998), chuyến thăm được đánh giá đã làm thay đổi sâu sắc diện mạo quan hệ Việt Nam-Campuchia, bởi nó đánh dấu sự kiện kết thúc thời kỳ đồng Thủ tướng ở quốc gia láng giềng này.
Việc lựa chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên trên cương vị Thủ tướng Chính phủ Liên hiệp khóa II của Thủ tướng Hun Sen đã tạo ra triển vọng mới trong quan hệ hai nước, đồng thời tái khẳng định sự ưu tiên đối với Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Campuchia. Trong khi đó, trong chuyến thăm chính thức Campuchia của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (năm 1999), lãnh đạo hai nước Việt Nam-Campuchia đã trao đổi sâu rộng các vấn đề cùng quan tâm và nhất trí phương châm phát triển quan hệ toàn diện lên tầm cao mới, đi vào thực chất, hiệu quả, thiết thực.
Trong những năm qua, nhằm tiếp tục củng cố và phát huy mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài, Việt Nam và Campuchia duy trì thường xuyên các chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước. Điển hình là các chuyến thăm Campuchia của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (năm 2011), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (năm 2012 và 2014), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (năm 2010), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (năm 2014), Chủ tịch nước Trần Đại Quang (năm 2016), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (năm 2016) và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (năm 2016).
Về phía Campuchia là các chuyến thăm Việt Nam của Thái Thượng hoàng Norodom Sihanouk cùng Hoàng Thái hậu Norodom Monineath Sihanouk và Quốc vương Norodom Sihamoni (năm 2010), Quốc Vương Norodom Sihamoni (năm 2012 và 2015), Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Chea Sim (năm 2008), Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin (năm 2012, 2015 và 2017), Chủ tịch Thượng viện Sai Chhum (năm 2016), Thủ tướng Chính phủ Samdech Techo Hun Sen (năm 2012, 2013, 2016 và 2017) và Bộ trưởng cao cấp, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia Prak Sokhon (năm 2016)...
Qua các chuyến thăm, lãnh đạo cấp cao hai nước khẳng định quyết tâm cùng nhau vun đắp cho mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống, hợp tác tốt đẹp giữa hai nước theo đúng tinh thần “Campuchia và Việt Nam là hai nước không thể tách rời, mối quan hệ quý báu giữa hai nước cần được phát huy trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước”, như phát biểu của Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni tại cuộc gặp và hội kiến tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam ngày 26/9/2012.
Song hành với các hoạt động của Lãnh đạo cấp cao hai nước, ngoại giao nhân dân giữa Việt Nam và Campuchia cũng được tăng cường. Hoạt động giao lưu, hợp tác giữa các tổ chức hữu nghị của nhân dân hai nước cũng có những bước phát triển. Trong đó, nổi bật là những hoạt động tích cực của Hội Hữu nghị Việt Nam-Campuchia và Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam.
Hoạt động của Hội Hữu nghị hai nước đã góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước và thúc đẩy sự gắn kết giữa hai dân tộc láng giềng. Ngoài ra, các địa phương của hai nước cũng đã tạo lập mối quan hệ gắn bó, nhất là với những tỉnh giáp biên giới. Và ở thời điểm hiện nay, hai nước đã và đang phối hợp triển khai tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chào mừng “Năm hữu nghị Việt Nam-Campuchia 2017” và kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Có thể nói, việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa bối cảnh lịch sử nêu trên một mặt thể hiện sự ủng hộ có ý nghĩa to lớn của Campuchia đối với nhà nước và nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh; đồng thời, khẳng định sự ủng hộ chân tình của nhân dân Việt Nam đối với cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, nền trung lập của Vương quốc Campuchia do Quốc trưởng Norodom Sihanouk đứng đầu, là nền tảng để hai dân tộc, hai đất nước bước những bước tiến dài trong quan hệ hữu nghị và hợp tác, từ chính trị-ngoại giao đến quốc phòng-an ninh, kinh tế, văn hóa, giáo dục, đối ngoại nhân dân...
Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Phó Thủ tướng - Đại tướng Võ Nguyên Giáp đón tiếp Samdech Norodom Sihanouk, Quốc trưởng Campuchia, Chủ tịch Mặt trận Thống nhất dân tộc Campuchia sang thăm chính thức Việt Nam (ngày 25/5 - 8/6/1970). Ảnh: Tư liệu TTXVN |
Bài 2: Vượt qua thử thách, thúc đẩy quan hệ chính trị-ngoại giao
Đất nước và dân tộc Campuchia đứng trước nguy cơ bị diệt vong, các lực lượng cách mạng yêu nước chân chính của Campuchia đã tập hợp lại, vùng dậy, lập nên Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia, tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang chống lại chế độ Campuchia Dân chủ diệt chủng.
Đáp lại lời kêu gọi khẩn thiết của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia, đồng thời cũng để thực hiện quyền tự vệ chính đáng bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng của mình, các chiến sỹ Quân tình nguyện Việt Nam đã sát cánh cùng Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia tiến hành cuộc chiến tranh tự vệ thần tốc, cứu đất nước và nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ Campuchia Dân chủ diệt chủng, đưa đến thắng lợi lịch sử vào ngày 07/01/1979.
Trong diễn văn đọc tại lễ mít tinh chào mừng 5 năm ngày đánh đổ chế độ diệt chủng, ngày 07/01/1984, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia Heng Samrin khẳng định: “Thắng lợi 07/01/1979 đã làm sống lại tất cả thành quả cách mạng cùng những giá trị tinh thần và vật chất hun đúc trong quá trình 2.000 năm lịch sử của Campuchia”.
Nhân dân Thủ đô Hà Nội nồng nhiệt đón chào Đoàn đại biểu Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia do Chủ tịch Heng Samrin làm Trưởng đoàn sang thăm Việt Nam, ngày 22/8/1979. Ảnh: Tư liệu TTXVN |
Phát biểu nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam vào tháng 12/2013, Thủ tướng Hun Sen chia sẻ: “Việt Nam vừa hy sinh tính mạng của dân, quân, vừa hy sinh tài sản, vừa hy sinh chính trị, ngoại giao. Hồi đó Việt Nam bị cấm vận từ bên ngoài do giúp Campuchia giải phóng đất nước. Vì nhân dân, đất nước Campuchia mà Việt Nam đã chịu đựng hy sinh và hơn 30 năm sau mới được công nhận bằng việc tòa án Liên hợp quốc/Campuchia đưa ra xét xử các cựu lãnh đạo của chế độ diệt chủng do Pol Pot đứng đầu”.
Thực tiễn đã chứng minh, với thắng lợi lịch sử 07/01/1979, nhân dân Campuchia đã khép lại trang sử đen tối nhất, thực hiện công cuộc hồi sinh dân tộc và mở ra kỷ nguyên độc lập, hoà bình, tự do và phát triển cho đất nước Campuchia; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Campuchia phát triển lên một giai đoạn mới, gắn bó, tin cậy lẫn nhau.
Đồng chí Nguyễn Thị Định, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam sang dự Hội nghị Thi đua "5 tốt" toàn quốc lần thứ nhất của Hội Phụ nữ Campuchia (28/02/1985). Ảnh: Tư liệu TTXVN |
Sau Hiệp định Hòa bình Paris (năm 1991) và cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I ở Campuchia (năm 1993), quan hệ hai nước có những bước phát triển mạnh mẽ, tạo dấu ấn thông qua những chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai bên. Về phía Campuchia là chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng thứ nhất Norodom Ranarith và Thủ tướng thứ hai Hun Sen (tháng 01/1995). Sau đó là chuyến thăm của Thủ tướng Hun Sen (năm 1998), chuyến thăm được đánh giá đã làm thay đổi sâu sắc diện mạo quan hệ Việt Nam-Campuchia, bởi nó đánh dấu sự kiện kết thúc thời kỳ đồng Thủ tướng ở quốc gia láng giềng này.
Việc lựa chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên trên cương vị Thủ tướng Chính phủ Liên hiệp khóa II của Thủ tướng Hun Sen đã tạo ra triển vọng mới trong quan hệ hai nước, đồng thời tái khẳng định sự ưu tiên đối với Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Campuchia. Trong khi đó, trong chuyến thăm chính thức Campuchia của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (năm 1999), lãnh đạo hai nước Việt Nam-Campuchia đã trao đổi sâu rộng các vấn đề cùng quan tâm và nhất trí phương châm phát triển quan hệ toàn diện lên tầm cao mới, đi vào thực chất, hiệu quả, thiết thực.
Đoàn đại biểu Quốc hội Campuchia do Chủ tịch Chea Sim dẫn đầu, thăm Hợp tác xã nông nghiệp Đa Tốn (huyện Gia Lâm, Hà Nội) trong chuyến thăm chính thức Việt Nam ngày 19/11/1982. Ảnh: Tư liệu TTXVN |
Trong những năm qua, nhằm tiếp tục củng cố và phát huy mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài, Việt Nam và Campuchia duy trì thường xuyên các chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước. Điển hình là các chuyến thăm Campuchia của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (năm 2011), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (năm 2012 và 2014), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (năm 2010), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (năm 2014), Chủ tịch nước Trần Đại Quang (năm 2016), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (năm 2016) và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (năm 2016).
Về phía Campuchia là các chuyến thăm Việt Nam của Thái Thượng hoàng Norodom Sihanouk cùng Hoàng Thái hậu Norodom Monineath Sihanouk và Quốc vương Norodom Sihamoni (năm 2010), Quốc Vương Norodom Sihamoni (năm 2012 và 2015), Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Chea Sim (năm 2008), Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin (năm 2012, 2015 và 2017), Chủ tịch Thượng viện Sai Chhum (năm 2016), Thủ tướng Chính phủ Samdech Techo Hun Sen (năm 2012, 2013, 2016 và 2017) và Bộ trưởng cao cấp, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia Prak Sokhon (năm 2016)...
Qua các chuyến thăm, lãnh đạo cấp cao hai nước khẳng định quyết tâm cùng nhau vun đắp cho mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống, hợp tác tốt đẹp giữa hai nước theo đúng tinh thần “Campuchia và Việt Nam là hai nước không thể tách rời, mối quan hệ quý báu giữa hai nước cần được phát huy trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước”, như phát biểu của Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni tại cuộc gặp và hội kiến tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam ngày 26/9/2012.
Quốc vương Campuchia Preahbat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm cấp Nhà nước Vương quốc Campuchia (23/12/2014). Ảnh: TTXVN |
Song hành với các hoạt động của Lãnh đạo cấp cao hai nước, ngoại giao nhân dân giữa Việt Nam và Campuchia cũng được tăng cường. Hoạt động giao lưu, hợp tác giữa các tổ chức hữu nghị của nhân dân hai nước cũng có những bước phát triển. Trong đó, nổi bật là những hoạt động tích cực của Hội Hữu nghị Việt Nam-Campuchia và Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam.
Hoạt động của Hội Hữu nghị hai nước đã góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước và thúc đẩy sự gắn kết giữa hai dân tộc láng giềng. Ngoài ra, các địa phương của hai nước cũng đã tạo lập mối quan hệ gắn bó, nhất là với những tỉnh giáp biên giới. Và ở thời điểm hiện nay, hai nước đã và đang phối hợp triển khai tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chào mừng “Năm hữu nghị Việt Nam-Campuchia 2017” và kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Có thể nói, việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa bối cảnh lịch sử nêu trên một mặt thể hiện sự ủng hộ có ý nghĩa to lớn của Campuchia đối với nhà nước và nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh; đồng thời, khẳng định sự ủng hộ chân tình của nhân dân Việt Nam đối với cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, nền trung lập của Vương quốc Campuchia do Quốc trưởng Norodom Sihanouk đứng đầu, là nền tảng để hai dân tộc, hai đất nước bước những bước tiến dài trong quan hệ hữu nghị và hợp tác, từ chính trị-ngoại giao đến quốc phòng-an ninh, kinh tế, văn hóa, giáo dục, đối ngoại nhân dân...
Trần Văn Thông
Bài 3: Những bước tiến dài trong quan hệ hữu nghị và hợp tác
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN