Đắk Lắk phát triển chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột

Đắk Lắk phát triển chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột
Công nhân Công ty cà phê Thắng Lợi, đơn vị có sử dụng chỉ dẫn địa lý thu hái cà phê chín. Ảnh: Phạm Cường
Công nhân Công ty cà phê Thắng Lợi, đơn vị có sử dụng chỉ dẫn địa lý thu hái cà phê chín. Ảnh: Phạm Cường
Đắk Lắk là thủ phủ cà phê của cả nước với diện tích hơn 200.000 ha, sản lượng hàng năm đạt khoảng 450.000 tấn, giá trị xuất khẩu đạt từ 450 - 600 triệu Để bảo vệ quyền lợi của nhà sản xuất và người tiêu dùng, tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm tham gia thị trường trong nước cũng như thế giới, tỉnh Đắk Lắk đã đặc biệt chú trọng xây dựng thương hiệu cho cà phê... USD. Nổi tiếng với hương vị thơm ngon, chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp đăng bạ tên gọi xuất xứ hàng hóa từ năm 2005 và được nhiều quốc gia trên thế giới chấp nhận bảo hộ. 

Công đoạn phơi cà phê trước khi chế biến thành sản phẩm. Ảnh: Phạm Cường
Công đoạn phơi cà phê trước khi chế biến thành sản phẩm.
Ảnh: Phạm Cường

Theo Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột, đã có 11 doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cà phê nằm trong vùng địa danh được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột; có 15 dòng sản phẩm cà phê rang xay của 11 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn, chất lượng được đưa ra thị trường với chỉ dẫn, logo Cà phê Buôn Ma Thuột.

Logo chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột (bên phải màu xanh). Ảnh: Phạm Cường
Logo chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột (bên phải màu xanh).
Ảnh: Phạm Cường

Cà phê mang chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột đang từng bước khẳng định được thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường thế giới. Ảnh: Phạm Cường
Cà phê mang chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột đang từng bước khẳng định được thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường thế giới. Ảnh: Phạm Cường

Đắk Lắk đã phối hợp với đoàn chuyên gia của Dự án Hỗ trợ chính sách Thương mại và Đầu tư của Liên minh châu Âu (EU - Mutrap), xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột vào thị trường EU. Hiện đã có 10 quốc gia đồng ý bảo hộ thương hiệu “Buôn Ma Thuột Coffee” gồm: Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Italia, Singapore, Trung Quốc và Thái Lan.

Đắk Lắk hiện có 11 doanh nghiệp được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột với tổng diện tích 15.300 ha, sản lượng đăng ký hàng năm 47.500 tấn. Ảnh: Phạm Cường
Đắk Lắk hiện có 11 doanh nghiệp được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột với tổng diện tích 15.300 ha, sản lượng đăng ký hàng năm 47.500 tấn.  Ảnh: Phạm Cường

Việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột là một cách để khai thác thị trường hàng hóa cấp cao, nâng cao giá trị xuất khẩu của mặt hàng này. Ảnh: Phạm Cường
Việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột là một cách để khai thác thị trường hàng hóa cấp cao, nâng cao giá trị xuất khẩu của mặt hàng này.  Ảnh: Phạm Cường

Đến nay, đã có 10 quốc gia đồng ý bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột. Ảnh: Phạm Cường
Đến nay, đã có 10 quốc gia đồng ý bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột.  Ảnh: Phạm Cường

Cà phê nhân mang chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột được sản xuất theo quy trình sản xuất bền vững, thực hành nông nghiệp tốt. Ảnh: Phạm Cường
Cà phê nhân mang chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột được sản xuất theo quy trình sản xuất bền vững, thực hành nông nghiệp tốt.  Ảnh: Phạm Cường

Với lợi thế về đất đai, khí hậu và bề dày lịch sử, các sản phẩm mang thương hiệu, chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột sẽ ngày càng khẳng định được vị trí trên thị trường, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới.
Phạm Cường
báo in t2/2018

Có thể bạn quan tâm