Trước tình hình đó, Lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh xác định, UBND quận, huyện giữ vai trò trung tâm và khi tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đảm bảo yêu cầu vừa ổn định cuộc sống người dân có đất bị thu hồi, vừa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng đúng tiến độ, để triển khai thực hiện các dự án. Lãnh đạo UBND thành phố cũng thống nhất quan điểm hạn chế tối đa việc cưỡng chế, thay vào đó, tập trung vào giải pháp tuyên truyền, vận động kết hợp các chính sách đền bù thoả đáng, đảm bảo hài hoài quyền lợi người dân, doanh nghiệp và chính quyền.
Bài 4 (tiếp theo và hết): Hài hoà quyền lợi người bị thu hồi đất
Hạn chế tối đa việc cưỡng chế
Trong báo cáo gửi Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội về tình hình thực hiện Luật Đầu tư công mới đây, để giải quyết điểm vướng về bồi thường, giải phóng mặt bằng, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, bồi thường, giải phóng mặt bằng cần được xác định là dự án đầu tư công có tính chất đặc thù. UBND cấp tỉnh quyết định các nội dung có liên quan theo quy định của pháp luật về đất đai và nhất thiết cần được quy định tách thành một dự án để triển khai độc lập nhằm tạo quỹ đất sạch; qua đó, hạn chế tối đa việc kéo dài thời gian thực hiện cũng như điều chỉnh làm tăng tổng mức đầu tư.
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình di dời nhà trên và ven kênh rạch, cải tạo chung cư cũ, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, mới đây Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh đã kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo các quận huyện chú trọng bồi thường giải phóng mặt bằng; tập trung vào một số dự án trọng điểm, kết nối với nhà đầu tư tiềm năng, tìm quỹ đất để thanh toán cho nhà đầu tư cũng như tìm phương án giải phóng mặt bằng phục vụ thi công.
Trong khi đó, đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị UBND thành phố ban hành quy định về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tạm cư và tái định cư của các dự án cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới thay thế nhà chung cư cũ trên địa bàn, thay thế cho quyết định 73/2008/QĐ-UBND ngày 22/10/2008 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về bồi thường hỗ trợ và tái định cư đối với các hộ dân cư ngụ tại các chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp.
Công khai, minh bạch
Nói về nguyên nhân chính khiến khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc đối với người có đất và tài sản bị thu hồi, Luật sư Nguyễn Văn Cường, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, đơn giá đền bù, bồi thường, hỗ trợ vẫn đang là điểm mấu chốt.
Hiện nay, đa số các dự án phục vụ lợi ích công cộng hoặc dự án có tính chất thương mại, khi áp giá đền bù thường thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường. Trong khi đó, chính sách tái định cư, hậu đền bù chưa bền vững. Nhiều người dân cầm tiền đền bù nhưng không đủ tạo lập cuộc sống mới, không có công ăn việc làm nên số tiền nhận được cũng nhanh chóng hết đi và dễ rơi vào cảnh “trắng tay”.
Lâu nay, việc thu hồi đất và tài sản gắn liền với đất thường áp dụng thời điểm tạo lập tài sản, gây không ít thiệt thòi cho người dân. Trên thực tế, có nhiều trường hợp người dân phải trải qua nhiều thế hệ để khai phá, cải tạo đất bị hoang hoá, sình lầy thành nơi ở ổn định. Lúc này giá trị sử dụng đất không chỉ được tính vào thời điểm sau cùng tạo lập mà là cả quá trình trước đó. Nếu chính quyền thu hồi mà không xem xét đến yếu tố này thì dễ dẫn tới tranh chấp, phát sinh khiếu kiện kéo dài, đôi bên khó tìm được tiếng nói chung.
“Bất kể dự án thu hồi đất phục vụ công cộng hoặc có tính chất thương mại, phát triển kinh tế - xã hội thì cũng phải đặt ưu tiên lên hàng đầu quyền lợi người có đất bị thu hồi. Giải quyết được mấu chốt này sẽ không có chuyện khiếu nại, khiếu kiện hoặc cưỡng chế”, Luật sư Nguyễn Văn Cường chia sẻ thêm.
Dưới góc độ doanh nghiệp, đại diện Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, thực hiện chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị (di dời nhà trên và ven kênh rạch, cải tạo chung cư cũ), thành phố cần áp dụng chính sách tái điều chỉnh đất đai, tái phân lô đất đai để chỉnh trang - tái phát triển đô thị đồng thời xác định vai trò cơ quan nhà nước trong việc kiến tạo chính sách, thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, vận động, thuyết phục người dân đồng thuận.
Trong khi đó, theo Luật sư Trần Đức Phượng (Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh), tình trạng khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, thậm chí gay gắt giữa người dân và chính quyền do hệ thống pháp luật không thống nhất, thay đổi, mâu thuẫn, chồng chéo nên việc giải quyết ngay từ đầu đã vướng mắc, việc áp dụng trong thực tiễn kéo dài.... Đơn cử, mặc dù đã có quyết định thu hồi đất nhưng thực tế chi trả tiền thì phải qua năm sau người dân mới được nhận.
Cùng với đó, cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng đã cung cấp thiếu, không rõ ràng các văn bản như quyết định thu hồi, phương án bồi thường, đơn giá đền bù, thông báo cuộc họp… dẫn đến người dân khiếu nại lòng vòng, kéo dài quá trình giải quyết, thụ lý đơn kiện.
Cũng do không có đủ hồ sơ, văn bản, không xác định được đối tượng khiếu kiện, nội dung khiếu kiện cũng như do không am hiểu pháp luật nên phía người dân đã gửi nhiều đơn đến nhiều cơ quan Nhà nước, gửi nhiều cấp, gửi nhiều lần. Trong khi với vụ việc đó, có thể chỉ một sai phạm nhỏ và do một cơ quan giải quyết.
Mặt khác, trong khi giải quyết các khiếu nại của người dân, đa số cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ít khi chủ động đi thu thập tài liệu một cách độc lập, ít xem lại vụ việc từ đầu mà chờ báo cáo giải trình của cơ quan cấp dưới dẫn đến việc giải quyết kéo dài, dễ gây tâm lý hoài nghi cho người dân.
“Vì thế, cơ quan hành chính khi thực hiện công vụ phải công khai rõ ràng văn bản, giao nhận đầy đủ cho người dân. Có như vậy mới khiến người dân hiểu và đồng tình cũng như để chính người dân tham gia vào quá trình giám sát, hạn chế các tiêu cực” - Luật sư Trần Đức Phượng nêu quan điểm.
Rõ ràng, để tháo gỡ “điểm nghẽn” trong bồi thường, giải phóng mặt bằng không chỉ cần đến các quy định pháp luật cụ thể, minh bạch, mà còn cần đến sự thực thi chính sách công bằng, hài hoà của cơ quan quản lý nhà nước nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Trên hết, các chính sách liên quan đến thu hồi, đền bù đất đai phải hợp lòng dân và được người dân đồng tỉnh, ủng hộ, có như vậy việc bồi thường, giải phóng mặt bằng mới thực sự đi đến thành công./.
Bài 4 (tiếp theo và hết): Hài hoà quyền lợi người bị thu hồi đất
Hạn chế tối đa việc cưỡng chế
Trong báo cáo gửi Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội về tình hình thực hiện Luật Đầu tư công mới đây, để giải quyết điểm vướng về bồi thường, giải phóng mặt bằng, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, bồi thường, giải phóng mặt bằng cần được xác định là dự án đầu tư công có tính chất đặc thù. UBND cấp tỉnh quyết định các nội dung có liên quan theo quy định của pháp luật về đất đai và nhất thiết cần được quy định tách thành một dự án để triển khai độc lập nhằm tạo quỹ đất sạch; qua đó, hạn chế tối đa việc kéo dài thời gian thực hiện cũng như điều chỉnh làm tăng tổng mức đầu tư.
Dự án giải Kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè và đường Hoàng Sa,Trường Sa là một thành công lớn của Thành phố Hồ Chí Minh trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thông qua việc di dời, tái định cư hơn 7.000 hộ với 50.000 người dân sống trên và ven kênh rạch, biến các khu nhà lụp xụp ven sông thành những khu đô thị hiện đại, văn minh như hôm nay. Trong ảnh: Một đoạn kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè chảy qua khu vực quận 3 nhìn từ trên cao. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN |
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình di dời nhà trên và ven kênh rạch, cải tạo chung cư cũ, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, mới đây Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh đã kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo các quận huyện chú trọng bồi thường giải phóng mặt bằng; tập trung vào một số dự án trọng điểm, kết nối với nhà đầu tư tiềm năng, tìm quỹ đất để thanh toán cho nhà đầu tư cũng như tìm phương án giải phóng mặt bằng phục vụ thi công.
Trong khi đó, đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị UBND thành phố ban hành quy định về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tạm cư và tái định cư của các dự án cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới thay thế nhà chung cư cũ trên địa bàn, thay thế cho quyết định 73/2008/QĐ-UBND ngày 22/10/2008 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về bồi thường hỗ trợ và tái định cư đối với các hộ dân cư ngụ tại các chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp.
Công khai, minh bạch
Nói về nguyên nhân chính khiến khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc đối với người có đất và tài sản bị thu hồi, Luật sư Nguyễn Văn Cường, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, đơn giá đền bù, bồi thường, hỗ trợ vẫn đang là điểm mấu chốt.
Hiện nay, đa số các dự án phục vụ lợi ích công cộng hoặc dự án có tính chất thương mại, khi áp giá đền bù thường thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường. Trong khi đó, chính sách tái định cư, hậu đền bù chưa bền vững. Nhiều người dân cầm tiền đền bù nhưng không đủ tạo lập cuộc sống mới, không có công ăn việc làm nên số tiền nhận được cũng nhanh chóng hết đi và dễ rơi vào cảnh “trắng tay”.
Lâu nay, việc thu hồi đất và tài sản gắn liền với đất thường áp dụng thời điểm tạo lập tài sản, gây không ít thiệt thòi cho người dân. Trên thực tế, có nhiều trường hợp người dân phải trải qua nhiều thế hệ để khai phá, cải tạo đất bị hoang hoá, sình lầy thành nơi ở ổn định. Lúc này giá trị sử dụng đất không chỉ được tính vào thời điểm sau cùng tạo lập mà là cả quá trình trước đó. Nếu chính quyền thu hồi mà không xem xét đến yếu tố này thì dễ dẫn tới tranh chấp, phát sinh khiếu kiện kéo dài, đôi bên khó tìm được tiếng nói chung.
“Bất kể dự án thu hồi đất phục vụ công cộng hoặc có tính chất thương mại, phát triển kinh tế - xã hội thì cũng phải đặt ưu tiên lên hàng đầu quyền lợi người có đất bị thu hồi. Giải quyết được mấu chốt này sẽ không có chuyện khiếu nại, khiếu kiện hoặc cưỡng chế”, Luật sư Nguyễn Văn Cường chia sẻ thêm.
Dưới góc độ doanh nghiệp, đại diện Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, thực hiện chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị (di dời nhà trên và ven kênh rạch, cải tạo chung cư cũ), thành phố cần áp dụng chính sách tái điều chỉnh đất đai, tái phân lô đất đai để chỉnh trang - tái phát triển đô thị đồng thời xác định vai trò cơ quan nhà nước trong việc kiến tạo chính sách, thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, vận động, thuyết phục người dân đồng thuận.
Dự án giải Kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè và đường Hoàng Sa,Trường Sa là một thành công lớn của Thành phố Hồ Chí Minh trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thông qua việc di dời, tái định cư hơn 7.000 hộ với 50.000 người dân sống trên và ven kênh rạch, biến các khu nhà lụp xụp ven sông thành những khu đô thị hiện đại, văn minh như hôm nay. Trong ảnh: Người dân tập thể dục hai bên bờ kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN |
Trong khi đó, theo Luật sư Trần Đức Phượng (Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh), tình trạng khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, thậm chí gay gắt giữa người dân và chính quyền do hệ thống pháp luật không thống nhất, thay đổi, mâu thuẫn, chồng chéo nên việc giải quyết ngay từ đầu đã vướng mắc, việc áp dụng trong thực tiễn kéo dài.... Đơn cử, mặc dù đã có quyết định thu hồi đất nhưng thực tế chi trả tiền thì phải qua năm sau người dân mới được nhận.
Cùng với đó, cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng đã cung cấp thiếu, không rõ ràng các văn bản như quyết định thu hồi, phương án bồi thường, đơn giá đền bù, thông báo cuộc họp… dẫn đến người dân khiếu nại lòng vòng, kéo dài quá trình giải quyết, thụ lý đơn kiện.
Cũng do không có đủ hồ sơ, văn bản, không xác định được đối tượng khiếu kiện, nội dung khiếu kiện cũng như do không am hiểu pháp luật nên phía người dân đã gửi nhiều đơn đến nhiều cơ quan Nhà nước, gửi nhiều cấp, gửi nhiều lần. Trong khi với vụ việc đó, có thể chỉ một sai phạm nhỏ và do một cơ quan giải quyết.
Mặt khác, trong khi giải quyết các khiếu nại của người dân, đa số cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ít khi chủ động đi thu thập tài liệu một cách độc lập, ít xem lại vụ việc từ đầu mà chờ báo cáo giải trình của cơ quan cấp dưới dẫn đến việc giải quyết kéo dài, dễ gây tâm lý hoài nghi cho người dân.
“Vì thế, cơ quan hành chính khi thực hiện công vụ phải công khai rõ ràng văn bản, giao nhận đầy đủ cho người dân. Có như vậy mới khiến người dân hiểu và đồng tình cũng như để chính người dân tham gia vào quá trình giám sát, hạn chế các tiêu cực” - Luật sư Trần Đức Phượng nêu quan điểm.
Rõ ràng, để tháo gỡ “điểm nghẽn” trong bồi thường, giải phóng mặt bằng không chỉ cần đến các quy định pháp luật cụ thể, minh bạch, mà còn cần đến sự thực thi chính sách công bằng, hài hoà của cơ quan quản lý nhà nước nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Trên hết, các chính sách liên quan đến thu hồi, đền bù đất đai phải hợp lòng dân và được người dân đồng tỉnh, ủng hộ, có như vậy việc bồi thường, giải phóng mặt bằng mới thực sự đi đến thành công./.
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN