Đất Mường cổ
Đi qua cây cầu nhỏ bắc ngang dòng suối Ải là tới xóm Ải. Bao quanh là những đồi bát úp, phía trước là những thửa ruộng bậc thang trồng lúa nước, phía sau là các triền đồi thấp, những ngôi nhà sàn truyền thống của người Mường thấp thoáng sau những rặng tre, tán cây ăn quả. Khi nói về quê hương bản quán của mình, ông Bùi Văn Dựng, trưởng xóm Ải không giấu nổi niềm tự hào. Ông bảo, trong bốn vùng Mường rộng lớn xưa: Bi, Vang, Thàng, Động thì Mường Bi là vùng đứng đầu tiên, được coi là quê hương của nhiều ngành Mường ở Việt Nam, thậm chí coi như đất tổ, lấy văn hóa Mường Bi như là chuẩn mực để so sánh và làm theo.
Giới thiệu món ăn đặc trưng tới du khách. |
Trong lòng thung lũng Mường Bi vẫn còn lưu giữ nhiều di vật khảo cổ có giá trị tiêu biểu của nền văn hóa Hòa Bình vẫn được giới khoa học đã và đang nghiên cứu. Bởi thế, từ năm 2008, xóm Ải được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là làng truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người và là xóm đại diện dân tộc Mường xây dựng 20 làng truyền thống của cả nước. Làng Mường cổ nhất của tỉnh Hòa Bình là nơi lưu giữ nhiều phong tục, tập quán, nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc Mường.
Theo lời giới thiệu của ông Dựng, những ngôi nhà sàn trong xóm Ải vẫn giữ được những nét truyền thống đặc trưng kiến trúc, giá trị văn hóa truyền thống. Văn hóa phi vật thể như Mo Mường, Chiêng Mường, dân ca, dân vũ vẫn còn được lưu giữ khá nguyên vẹn, được bảo tồn và có vị trí quan trọng trong cuộc sống đương đại. Hiện nay, người dân xóm Ải vẫn duy trì nhiều lễ hội văn hóa truyền thống tiêu biểu của người Mường như: Lễ xuống đồng (lễ khai hạ), lễ hội Chiêng Mường, lễ cơm mới...
Theo lời giới thiệu của ông Dựng, những ngôi nhà sàn trong xóm Ải vẫn giữ được những nét truyền thống đặc trưng kiến trúc, giá trị văn hóa truyền thống. Văn hóa phi vật thể như Mo Mường, Chiêng Mường, dân ca, dân vũ vẫn còn được lưu giữ khá nguyên vẹn, được bảo tồn và có vị trí quan trọng trong cuộc sống đương đại. Hiện nay, người dân xóm Ải vẫn duy trì nhiều lễ hội văn hóa truyền thống tiêu biểu của người Mường như: Lễ xuống đồng (lễ khai hạ), lễ hội Chiêng Mường, lễ cơm mới...
Du khách trải nghiệm công việc cùng người dân. |
Quanh xóm Ải, gần với núi Khụ Dọi và một số danh lam thắng cảnh, hang động đẹp thuộc khu vực Hồ Hòa Bình: thác Trăng, hang Bụt, động Hoa Tiên, vịnh Ngòi Hoa... Xóm Ải nằm gần chợ Lồ - chợ chính của cả khu vực Thạc Bi nên xóm Ải khá thuận lợi trong việc trao đổi, mua bán các đặc sản, sản vật của địa phương. Người dân xóm Ải có nhiều món ăn độc đáo mang đậm đặc trưng của người Mường Hoà Bình, được chế biến từ các loại rau rừng, động vật, nông sản thu hái từ trên rừng, dưới suối, trong vườn… vừa dân dã, mộc mạc mà vẫn thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng.
Phát triển du lịch cộng đồng
Với nhiều đặc điểm độc đáo riêng biệt, xóm Ải đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Hoà Bình lựa chọn để đầu tư bảo tồn các di sản văn hoá của một làng Mường cổ. Phát triển du lịch cộng đồng xóm Ải dựa trên chính nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn đặc trưng sẵn có là định hướng đã được địa phương xây dựng và thực hiện trong những năm gần đây.
Nhà sàn - nét đặc trưng của xóm Ải. |
Hiện tại xóm Ải đã có ba hộ dân đủ điều kiện trực tiếp đón phục vụ khách, đảm bảo tốt nhu cầu về ăn, nghỉ cho du khách khi đến đây. Ông Đinh Công Loan - một trong những hộ gia đình ở xóm Ải làm homestay từ năm 2015 chia sẻ, khi quyết định mở dịch vụ du lịch và lưu trú cho khách, gia đình cũng đầu tư cải tạo nhà cửa, chuẩn bị thêm đồ đạc và trang trí thêm cho sân vườn bằng những giỏ hoa lan, trồng cây xanh trong vườn. Khách đến nghỉ ngơi trong nhà sàn, tìm hiểu phong tục tập quán, ở nhà sàn, uống rượu cần, sinh hoạt cùng người dân, mang lại cho du khách cảm giác gần gũi, ấm áp như ở nhà. Ngoài trải nghiệm ẩm thực, du khách có thể cùng nấu ăn, làm ruộng, đánh bắt cá, trồng rau, đan lát, thêu thùa với gia chủ.
Hiện nay, người dân xóm Ải hướng tới phát triển du lịch cộng đồng dựa trên việc hình thành, mở rộng, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ mới nhưng vẫn mang đậm tính truyền thống đặc trưng để du khách trải nghiệm. Trong đó có các tour du lịch khám phá, nghỉ dưỡng, nghiên cứu văn hóa, học kỹ năng sống... nhằm phục vụ các đối tượng khách từ các thành phố lớn, nhóm gia đình nghỉ dưỡng cuối tuần, học sinh sinh viên dã ngoại, khách lên tìm hiểu văn hóa, du khách nước ngoài. Không chỉ là điểm đến hứa hẹn nhiều trải nghiệm mới mẻ cho du khách, xóm Ải còn được kỳ vọng sẽ là điểm để “giãn khách” cho những điểm du lịch khác trong khu vực như Bản Lác, Mai Hịch (Mai Châu), Thung Nai (Cao Phong)…
Hiện nay, người dân xóm Ải hướng tới phát triển du lịch cộng đồng dựa trên việc hình thành, mở rộng, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ mới nhưng vẫn mang đậm tính truyền thống đặc trưng để du khách trải nghiệm. Trong đó có các tour du lịch khám phá, nghỉ dưỡng, nghiên cứu văn hóa, học kỹ năng sống... nhằm phục vụ các đối tượng khách từ các thành phố lớn, nhóm gia đình nghỉ dưỡng cuối tuần, học sinh sinh viên dã ngoại, khách lên tìm hiểu văn hóa, du khách nước ngoài. Không chỉ là điểm đến hứa hẹn nhiều trải nghiệm mới mẻ cho du khách, xóm Ải còn được kỳ vọng sẽ là điểm để “giãn khách” cho những điểm du lịch khác trong khu vực như Bản Lác, Mai Hịch (Mai Châu), Thung Nai (Cao Phong)…
Nếp nương. |
Theo ông Lưu Huy Linh - Phó Giám đốc Sở VHTTDL Hòa Bình, xóm Ải nằm trên những tuyến du lịch quan trọng của tỉnh Hòa Bình. Trục dọc là trục quốc lộ 6 từ thành phố Hòa Bình lên Mai Châu, trục ngang là từ khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình tới Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông (thuộc hai huyện Tân Lạc và Lạc Sơn). Tỉnh Hòa Bình đã xác định khai thác những giá trị văn hóa truyền thống của người Mường: Văn hóa Chiêng Mường, văn hóa Mo Mường, những địa danh gắn với sử thi của người Mường… để tạo thành sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, riêng có của khu vực này. Bên cạnh đó, địa phương vẫn tiếp tục hỗ trợ bà con trong xóm để đầu tư hạ tầng giao thông, đào tạo kỹ năng làm du lịch cho bà con để nâng cao năng lực phục vụ du khách.
Theo langvietonline.vn
langvietonline.vn (Làng Văn hóa Du lịch Các dân tộc Việt Nam)