Xóa nhà tạm: Đón Tết trong những ngôi nhà mới ở vùng lũ quét

Những trận mưa như trút nước kéo dài hàng chục ngày vào cuối năm 2023, khiến ngôi nhà vốn không mấy chắc chắn của gia đình bà Hồ Thị Bàng ở thôn 2, xã Trà Tập, huyện vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam) không thể trụ vững. Thêm vào đó, nhà bà Bàng nằm ở triền núi cao, nước mưa thấm nhiều ngày, khiến nền nhà có nguy cơ bị sụt lún bất cứ lúc nào. Ngôi nhà của gia đình bà Hồ Thị Bàng đã trở thành một trong 134 ngôi nhà thuộc diện xóa nhà ở tạm ở xã Trà Tập theo Chương trình xóa nhà ở tạm của tỉnh Quảng Nam.

potal-quang-nam-huy-dong-moi-nguon-luc-xoa-nha-o-tam-dot-nat-cho-nguoi-dan-7497384.jpg
Những căn nhà ở tạm bợ của người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cần sớm được xóa bỏ. Ảnh: Trịnh Bang Nhiệm - TTXVN

Sau hơn 4 tháng triển khai xây dựng, đến trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ sắp đến, ngôi nhà mới của gia đình bà Bàng được đưa vào sử dụng trong niềm vui khôn xiết của gia đình và bà con hàng xóm. Ngôi nhà của gia đình bà Bàng được xây dựng theo kết cấu mái lợp tôn, tường xây gạch, tô vữa, quét vôi, cột nhà làm bằng gỗ, kèo bằng thép, nền nhà lót gạch men với diện tích hơn 80 mét vuông, đủ chỗ sinh hoạt cho 5 thành viên trong gia đình.

"Mừng lắm, mấy ngày qua cái bụng người nào trong gia đình cũng phấn khởi. Ngày trước nhà ở gần suối, cứ mỗi đợt mưa lớn kéo dài, gia đình phải chuyển đến ở nhờ nhà người thân để phòng ngừa lũ quét. Bây giờ thì không lo sợ mưa gió nữa rồi vì gia đình đã có căn nhà vững chãi ở nơi tái định cư tập trung an toàn. Gần đến Tết rồi, được nhận quà Tết của lãnh đạo tỉnh, gia đình vui lắm. Hiện tại gia đình đang chờ người lên bán rẫy keo nguyên liệu, chắc được trên 20 triệu đồng để mua 2 con lợn giống và mua sắm thêm vật dụng sinh hoạt trong nhà", bà Bàng hớn hở khoe.

Cách nhà bà Hồ Thị Bàng không xa, gia đình ông Hồ Minh Ngọc gồm 4 người cùng nhóm thợ xây đang hối hả hoàn thiện những phần việc cuối cùng để đưa ngôi nhà vào sử dụng.

potal-quang-nam-so-tan-va-on-dinh-cho-o-an-toan-cho-17-ho-gia-dinh-huyen-nam-tra-my-7605110.jpg
Lực lượng Dân quân tự vệ huyện Nam trà my giúp dân sửa chữa nhà ở. Ảnh: Ngọc Nga - TTXVN phát

Anh Lê Văn Binh, trưởng nhóm thợ xây cho biết, do việc triển khai xây dựng ngôi nhà vào những tháng cuối năm, thời tiết không mấy thuận lợi nên tiến độ có chậm. Bù lại những ngày qua, thời tiết nắng ráo, bà con địa phương tích cực hỗ trợ vận chuyển vật liệu xây dựng nên tiến độ xây dựng nhà cho gia đình ông Ngọc tăng lên đáng kể, đảm bảo bàn giao nhà cho gia đình sử dụng trước 20 tháng Chạp.

Theo tính toán của anh Binh, không kể ngày công lao động của bà con hỗ trợ và không tính đồ dùng sinh hoạt trong nhà, ngôi nhà của ông Hồ Minh Ngọc trị gía không dưới 150 triệu đồng - đây quả thật là giấc mơ đã trở thành hiện thực của hàng trăm hộ gia đình từng phải sinh sống trong những ngôi nhà tạm bợ.

Chủ tịch UBND xã Trà Tập Hồ Văn Níp cho biết, để ổn định chỗ ở lâu dài cho bà con ở những khu vực có nguy cơ sạt lở núi và lũ quét, nhà ở tạm bợ ở những nơi hẻo lánh, địa phương đã quy hoạch được 3 điểm tái định cư tập trung, có khả năng bố trí chỗ ở cho hơn 220 hộ gia đình.

Gia đình bà Hồ Thị Bàng, gia đình ông Hồ Minh Ngọc là hai trong số 134 hộ thuộc diện được xóa nhà ở tạm trong năm 2024. Để xóa nhà ở tạm, mỗi hộ trong diện trên được tỉnh hỗ trợ 60 triệu đồng, huyện Nam Trà My hỗ trợ thêm 20 triệu đồng để cùng với nguồn "đối ứng" của gia đình người được thụ hưởng gồm vật liệu tại chỗ, ngày công lao động của bà con trong khu dân cư hỗ trợ và kinh phí đóng góp của từng gia đình từ nguồn bán keo nguyên liệu, cây dược liệu và vật nuôi.

Gia đình nào có đất làm nhà thì được bố trí làm nhà mới tại chỗ cũ. Gia đình nào ở nơi xa xôi hẻo lánh, khu vực thường xuyên bị lũ quét và có nguy cơ sạt lở núi thì được bố trí đất làm nhà tại các khu tái định cư hoặc tái định cư xen ghép gần nhà ở của người thân.

Với cách làm này, đến cuối năm 2024 vừa qua, đã có 98 nhà trên tổng số 134 nhà tạm cần được xóa trên địa bàn xã Trà Tập đã được đưa vào sử dụng. 36 nhà còn lại chính quyền địa phương theo dõi, đôn đốc để hoàn thành và đưa vào sử dụng trước Tết Ất Tỵ 2025 sắp tới.

Trong năm 2025, xã Trà Tập đang tiến hành thống kê số nhà ở tạm còn lại để trình lên cấp trên sớm xem xét bố trí kinh phí để bà con xây lại nhà ở kiên cố và hoàn thành vào trước mùa mưa lũ. Nếu như năm 2025, xã Trà Tập phấn đấu xóa hết 132 nhà ở tạm còn lại thì sẽ hoàn thành tốt mục tiêu xóa tòa bộ nhà tạm vào cuối năm 2025 theo Chương trình xóa nhà ở tạm của tỉnh đề ra, Chủ tịch UBND xã Trà Tập Hồ Văn Níp chia sẻ.

Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My Trần Duy Dũng cho biết, trong giai đoạn 2023 - 2025 huyện Nam Trà My có kế hoạch xóa nhà ở tạm cho gần 2.300 ngôi nhà cho gia đình đồng bào. Số lượng nhà cần được xây mới và sửa chữa nói trên là rất lớn. Do đó cùng với nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, huyện Nam Trà My đã thực hiện có hiệu quả chương trình xã hội hóa việc xóa nhà ở tạm cho đồng bào. Trong năm 2024, huyện Nam Trà My đã triển khai việc xóa nhà ở tạm cho gần 600 gia đình đồng bào. Đến ngày cuối cùng của năm 2024, toàn huyện đã xóa được 427 nhà, gần 100 nhà sẽ được đưa vào sử dụng trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, số còn lại sẽ hoàn thành trong tháng 2/2025.

potal-quang-nam-huy-dong-moi-nguon-luc-xoa-nha-o-tam-dot-nat-cho-nguoi-dan-7497395.jpg
Những căn nhà ở tạm bợ của người dân lxã Trà Leng, huyện Nam Trà My đã được thay mới, kiên cố hóa sau thiên tai. Ảnh: Trịnh Bang Nhiệm - TTXVN

Trong chuyến thăm, tặng quà Tết cho đồng bào và cho nhũng người vừa được xóa nhà ở tạm mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết chia sẻ, với sự vào cuộc quyết liệt, đầy trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, sự chung tay của cả cộng đồng, chương trình xóa nhà ở tạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam được triển khai tích cực và đã đạt được những kết quả hết sức đáng mừng. Đến cuối năm 2024, đã có hơn 6.200 gia đình sinh sống ở những ngoi nhà tạm bợ đã được về trước Tết ở những ngôi nhà mới vững chãi, khang trang.Nhiệm vụ xóa nhà ở tạm trong năm 2025 của tỉnh còn khá nặng, tuy nhiên với thông điệp "Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc" được Thủ tướng Chính phủ phát động đã đi vào lòng các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân và con em tỉnh Quảng Nam, tin rằng đến cuối năm 2025 mục tiêu xóa hết gần 11 nghìn ngôi nhà tạm sẽ về đích.

Cùng với các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đã tạo điều kiện để phát triển cơ sở hạ tầng, tạo sinh kế, giảm nghèo bền vững cho đồng bào, chương trình xóa nhà ở tạm không những giúp bà con vui Xuân đón Tết ấm áp mà còn ổn định cuộc sống lâu dài cho đồng bào những vùng thường xuyên bị sạt lở núi và lũ quét.

Đoàn Hữu Trung

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Khánh Hòa ra quân khai thác hải sản đầu năm

Khánh Hòa ra quân khai thác hải sản đầu năm

Ngày 18/1, tại Cảng cá Hòn Rớ, thành phố Nha Trang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Lễ ra quân khai thác hải sản năm 2025; trong đó, có nhiều tàu ra khơi đánh bắt hải sản xuyên Tết Ất Tỵ.

Làng nghề truyền thống Vĩnh Phúc hối hả vào vụ Tết

Làng nghề truyền thống Vĩnh Phúc hối hả vào vụ Tết

Sớm nắm bắt nhu cầu của thị trường dịp Tết Nguyên đán, các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh sản xuất và đưa ra thị trường nhiều sản phẩm đa dạng và phong phú hơn, góp phần tăng thu nhập và để sản phẩm làng nghề ngày càng vươn xa.

Xử lý kịp thời, chủ động phòng chống cháy rừng mùa khô

Xử lý kịp thời, chủ động phòng chống cháy rừng mùa khô

Trên địa bàn tỉnh Yên Bái, thời tiết hanh khô kéo dài trên diện rộng làm gia tăng nguy cơ cháy rừng, nhiều khu rừng đang ở cấp cảnh báo cháy nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm. Chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí với nhiều biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng được các địa phương chuẩn bị chu đáo, triển khai quyết liệt theo phương châm "bốn tại chỗ”.

Rộn ràng mùa hoa Tết

Rộn ràng mùa hoa Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thị trường hoa Tết tại Tây Ninh rất sôi động. Dù không chuyên trồng hoa kiểng Tết như những địa phương khác nhưng vài năm gần đây nghề trồng hoa cảnh Tết tại Tây Ninh đã có sự phát triển nhanh.

Chứng nhận hai vùng an toàn dịch bệnh dại trên động vật đầu tiên ở Tây Nguyên

Chứng nhận hai vùng an toàn dịch bệnh dại trên động vật đầu tiên ở Tây Nguyên

Trong hai ngày 16 và 17/1, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum tổ chức trao Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại trên chó, mèo cho phường Quyết Thắng (thành phố Kon Tum) và thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông). Đây là hai vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại trên chó, mèo đầu tiên của tỉnh Kon Tum cũng như của khu vực Tây Nguyên.

Đồng bào Mông ở Tà Han hân hoan an cư trong những căn nhà mới

Đồng bào Mông ở Tà Han hân hoan an cư trong những căn nhà mới

Đầu tháng 9/2024, do ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi), khu vực sinh sống của đồng bào Mông thôn Tà Han (xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) bỗng dưng xuất hiện nhiều vết nứt nguy cơ sạt lở cao. 25 hộ dân của thôn Tà Han buộc phải di dời khẩn cấp đến nơi ở tạm. Đời sống của những hộ dân vùng cao này vốn đã vất vả càng thêm khó khăn.

Ninh Thuận hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Ninh Thuận hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Tỉnh Ninh Thuận đang tăng cường huy động nguồn lực từ các chương trình, dự án để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Qua đó, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của địa phương trong giai đoạn tới.

Điện Biên: Hỗ trợ các gia đình chính sách có nơi ở an toàn, kiên cố

Điện Biên: Hỗ trợ các gia đình chính sách có nơi ở an toàn, kiên cố

Nhằm tri ân những đóng góp to lớn của các gia đình có công với cách mạng, tỉnh Điện Biên vừa phê duyệt kế hoạch hỗ trợ nhà ở với tổng kinh phí gần 7 tỷ đồng; dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Qua đó, mang lại sự thay đổi thiết thực cho 169 gia đình thuộc diện chính sách.

Chung tay vì ước mơ an cư của người nghèo

Chung tay vì ước mơ an cư của người nghèo

Nhằm hỗ trợ người nghèo ổn định cuộc sống, có động lực vươn lên, tỉnh Vĩnh Long đã tập trung thực hiện hiệu quả chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. Những ngôi nhà mới kiên cố, khang trang thay cho những ngôi nhà tạm bợ được bàn giao cho các hộ gia đình, không chỉ là sự quan tâm về vật chất, mà còn là nguồn động viên tinh thần, để người dân yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế.

Thời tiết ngày 16/1/2025: Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa to và dông

Thời tiết ngày 16/1/2025: Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa to và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/1, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng sâu rộng đến các khu vực Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền duy trì ở mức cấp 3, vùng ven biển cấp 3-4, một số nơi xuất hiện gió giật mạnh cấp 6. Thời tiết rét đậm bao phủ diện rộng, vùng núi cao có nguy cơ xảy ra băng giá và sương muối.

Người có uy tín - chỗ dựa tin cậy của đồng bào dân tộc thiểu số Sóc Trăng

Người có uy tín - chỗ dựa tin cậy của đồng bào dân tộc thiểu số Sóc Trăng

Tỉnh Sóc Trăng có 35,44% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm 30,19%, dân tộc Hoa chiếm 5,22%. Những người có uy tín trong các dân tộc đã gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, tham gia thực hiện tốt các phong trào bảo vệ an ninh trật tự ở Sóc Trăng.

Tết sớm nơi vùng biên giới biển Khánh Hòa

Tết sớm nơi vùng biên giới biển Khánh Hòa

Năm nay, Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” Tết Ất Tỵ của Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa, được tổ chức từ ngày 3-20/1 trên địa bàn 12 đồn Biên phòng của tỉnh với nhiều hoạt động thiết thực, mang Tết sớm về vùng biển.

Người dân cẩn trọng với thực phẩm không rõ nguồn gốc dịp Tết Nguyên đán

Người dân cẩn trọng với thực phẩm không rõ nguồn gốc dịp Tết Nguyên đán

Những ngày này, thị trường sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Nghệ An bắt đầu sôi động phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Đây cũng là thời điểm để thực phẩm kém chất lượng dễ dàng xâm nhập vào thị trường. Do vậy, để bảo vệ sức khỏe, người dân cần lựa chọn thực phẩm an toàn.

Chăm lo Tết cho người nghèo, người yếu thế vùng biên giới Tây Ninh

Chăm lo Tết cho người nghèo, người yếu thế vùng biên giới Tây Ninh

Nhằm sẻ chia, giúp đỡ người khuyết tật, người nghèo và trẻ em vùng vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, Hội Bảo trợ người khuyết tật, người nghèo và Bảo vệ Quyền Trẻ em tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Chương trình trao tặng quà Tết Ất Tỵ năm 2025, với phương châm không để ai thiếu Tết.

Chăm lo Tết cho các hộ nghèo dân tộc Khmer ở Sóc Trăng

Chăm lo Tết cho các hộ nghèo dân tộc Khmer ở Sóc Trăng

Chiều 13/1, tại UBND phường 2 (thị xã Ngã Năm), Hội Chữ thập đỏ tỉnh Sóc Trăng tổ chức Chương trình “Tết nhân ái - Tết yêu thương” và văn nghệ mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025. Đây là hoạt động chung tay hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn là đồng bào dân tộc Khmer đón một mùa xuân thêm an vui, ấm áp.