Xây dựng vùng chuyên canh màu trên đất thuần nông

Xây dựng vùng chuyên canh màu trên đất thuần nông
Đáng chú ý, địa phương đã xây dựng được những vùng chuyên canh màu hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao như: cây ớt ở Bình Ninh và vùng lân cận lên đến 500 ha; cây hẹ và hành ở các xã Bình Phan, Bình Phục Nhứt, Long Bình Điền… với 150 ha; cây ngò gai ở Phú Kiết với hàng trăm ha...

Nông dân xã Bình Ninh, huyện Chợ Gạo thu hoạch ớt. Ảnh: Công Trí - TTXVN
Nông dân xã Bình Ninh, huyện Chợ Gạo thu hoạch ớt. Ảnh: Công Trí - TTXVN

Nông dân Nguyễn Văn Lắm, cư ngụ tại ấp Bình Khương I, xã Bình Phục Nhứt, huyện Chợ Gạo có 5.000 m2 đất canh tác, nổi tiếng nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi nhờ mô hình đưa cây màu xuống chân ruộng. Tùy theo thời điểm, ông chọn luân canh các loại màu có giá trị kinh tế cao như: gừng, ớt, bắp (ngô),…Trung bình mỗi năm, gia đình ông Nguyễn Văn Lắm lãi ròng khoảng 300 triệu đồng từ cây màu luân canh trên chân ruộng.

Tương tự, nông dân Nguyễn Văn Giàu, cư ngụ tại xã Bình Ninh, Chợ Gạo nhiều năm nay đưa cây ớt xuống trồng trên chân ruộng. Ông Giàu cho biết, ớt dễ trồng, hiệu quả kinh tế cao. Bản thân ông chú trọng áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật thâm canh để ớt đạt năng suất, sản lượng cao và phẩm chất tốt, được thị trường ưa chuộng. Với 5.000 m2 đất trồng ớt, mỗi năm ông thu gần 150 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi hơn trăm triệu đồng.

Nông dân xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông thu hoạch rau màu. Ảnh: Nam Thái - TTXVN
Nông dân xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông thu hoạch rau màu. Ảnh: Nam Thái - TTXVN

Ông Trần Văn Hòa, Trường phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Gạo cho biết, địa phương coi cây màu là cây trồng quan trọng đưa vào cơ cấu cây trồng luân vụ hoặc chuyên canh trên chân ruộng giúp nông dân tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Để hỗ trợ nông dân, từ đầu năm đến nay, các ngành chức năng huyện Chợ Gạo đã tổ chức trên 380 cuộc tập huấn, chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây trồng, vật nuôi, thu hút trên 11.000 lượt nông dân. Vừa qua, các loại màu chủ lực của huyện như: ớt, hành, hẹ, ngô ăn… đều có giá cao, nông dân lãi gấp  3 – 4 lần so với trồng độc canh cây lúa truyền thống. Nhờ đó, đời sống nhân dân cải thiện, diện mạo nông nghiệp – nông thôn thay đổi hẳn.
 
Minh Trí 

Có thể bạn quan tâm