Nhằm cụ thể hóa chủ trương tái cơ cấu sản xuất theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai những địa bàn khó khăn, trong vụ Hè Thu 2024, nông dân các huyện, thành ven biển Gò Công: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thành phố Gò Công đã gieo trồng trên 14.300 ha rau màu thực phẩm các loại, chủ yếu trên nền đất lúa theo mô hình luân canh lúa - màu hoặc chuyển đổi từ lúa sang trồng màu tại những nơi xa nguồn nước, nguy cơ hạn mặn kéo dài và canh tác khó khăn…
Hàng nghìn nông dân trong tỉnh Trà Vinh chuyên trồng màu thực phẩm phấn khởi nhờ giá rau màu các loại tăng cao từ trung tuần tháng 5 đến nay. Vui mừng nhất là đối với hộ nông dân có ít đất sản xuất, đất trồng lúa gò cao chuyển sang chuyên trồng rau màu cho thu nhập ổn định và đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3 - 4 so trồng lúa.
Nông dân chuyên trồng màu trong tỉnh Trà Vinh đang rất phấn khởi nhờ giá các loại rau màu thực phẩm như cải xanh các loại, xà lách, rau thơm, hành lá, ớt, bầu, bí đỏ,…tăng cao và ổn định từ tháng 6/2022 đến nay.
Để giúp nông dân vùng kiểm soát lũ phía Tây tỉnh chuyển đổi sản xuất thành công cũng như nhân rộng những mô hình trồng màu hiệu quả kinh tế cao, thích ứng biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp các địa phương tỉnh Tiền Giang đã tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật nông nghiệp thâm canh, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật vào đầu các vụ sản xuất.
Vụ lúa Đông Xuân năm 2021 – 2022, nhiều hộ nông dân ở tỉnh Trà Vinh không xuống giống mà chuyển sang trồng cây màu thu được lợi "kép", vừa vệ sinh, tái tạo lại độ phì nhiêu đồng ruộng, vừa có thu nhập từ rau, màu cao gấp 2 – 3 lần so trồng lúa.
Hàng chục nghìn hộ nông dân trồng màu trong tỉnh Trà Vinh phấn khởi do từ đầu tháng 6/2021 đến nay, giá cả các loại rau màu thực phẩm đều tăng cao. Thu nhập của nông dân cao hơn 1,5 – 2 lần so với tháng trước đó.
Theo Ông Phạm Minh Truyền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, ngành nông nghiệp tỉnh đang đẩy mạnh việc tuyên truyền, khuyến cáo nông dân hạn chế cây lúa vụ 3, thay vào đó bằng diện tích cây màu để tránh thiệt hại trước tình hình biến đổi khí hậu ngày diễn biến phức tạp.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Tân (Cà Mau), sau gần 10 năm triển khai mô hình tận dụng sân vườn, bờ bao, vuông tôm để trồng cây ăn quả, rau, màu…, đến nay, Phú Tân đã trồng được 9.900 ha rau, màu các loại, tập trung nhiều nhất ở thị trấn Cái Đôi Vàm và một số xã: Phú Tân, Tân Hưng Tây, Phú Mỹ...
Thực hiện khuyến khích của ngành nông nghiệp về tăng diện tích trồng màu để bù đắp thiệt hại cho cây lúa, cây màu bị ảnh hưởng hạn mặn, từ tháng 6 đến nay, hàng chục nghìn lượt hộ nông dân trong tỉnh Trà Vinh đã tập trung trồng mới hơn 24.300 ha màu trên những vùng đất cát, đất ven triền giồng cát, đất trồng lúa gò cao, đất trồng mía không tái vụ…, cho thu nhập từ 80 – 130 triệu đồng/ha/vụ.
Hiện nay, việc đưa cây màu xuống luân canh trên chân ruộng được nông dân Tiền Giang tích cực hưởng ứng bởi mai mang lại hiệu quả kinh tế cũng như những lợi ích thiết thực khác.
Nằm trong chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, giúp nông dân ổn định cuộc sống, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) đã mở rộng diện tích rau màu lên gần 10.000 ha, mỗi năm đạt sản lượng khoảng 200.000 tấn rau màu các loại cung ứng thị trường.
Trước tình trạng nhà vườn đua nhau trồng màu ồ ạt, ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu khuyến cáo, người dân cần thận trọng đầu tư sản xuất, không vì chạy theo sốt giá cục bộ mà gieo trồng thiếu cân đối dẫn đến cung vượt cầu, khó khăn về đầu ra và nhiều khả năng xảy ra thua lỗ nặng như những năm trước đây.
Để hạn chế thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn ảnh hưởng đến việc sản xuất lúa, ở những nơi thiếu nước, đất ít nhiễm mặn, nên chuyển sang các cây trồng cạn như ngô (bắp), vừng (mè), đậu tương (đậu nành).