Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hiện cơ quan soạn thảo đang đề xuất hai mô hình tổ chức của chính quyền đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (đặc khu). Phương án 1 là Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức Trưởng đặc khu. Trưởng đặc khu có hai cấp phó giúp việc, các đơn vị sự nghiệp gồm trung tâm dịch vụ hành chính công; trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, dịch vụ; trung tâm quản lý đô thị thông minh và có không quá 9 cơ quan chuyên môn giúp việc. Số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn trực thuộc Trưởng đặc khu không quá 2.
Bên cạnh Trưởng đặc khu có Hội đồng đặc khu, thực hiện chức năng giám sát. Hội đồng này do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, có không quá 11 thành viên, gồm đại diện bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, đại diện Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh, thành viên chuyên trách, chuyên gia, đại diện nhà đầu tư chiến lược và cộng đồng doanh nghiệp tại đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Nhân dân, HDNĐ tỉnh và Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng tham gia giám sát Trưởng đặc khu.
Phương án hai là Quốc hội quyết định thành lập đặc khu. Tổ chức chính quyền địa phương một cấp tại đặc khu gồm HĐND và UBND. Đặc khu được chia thành các khu hành chính trực thuộc, khu hành chính không tổ chức cấp chính quyền địa phương mà tổ chức Văn phòng khu hành chính với tính chất là cơ quan hành chính đại diện của UBND đặc khu trên địa bàn.
Bên cạnh Trưởng đặc khu có Hội đồng đặc khu, thực hiện chức năng giám sát. Hội đồng này do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, có không quá 11 thành viên, gồm đại diện bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, đại diện Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh, thành viên chuyên trách, chuyên gia, đại diện nhà đầu tư chiến lược và cộng đồng doanh nghiệp tại đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Nhân dân, HDNĐ tỉnh và Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng tham gia giám sát Trưởng đặc khu.
Phương án hai là Quốc hội quyết định thành lập đặc khu. Tổ chức chính quyền địa phương một cấp tại đặc khu gồm HĐND và UBND. Đặc khu được chia thành các khu hành chính trực thuộc, khu hành chính không tổ chức cấp chính quyền địa phương mà tổ chức Văn phòng khu hành chính với tính chất là cơ quan hành chính đại diện của UBND đặc khu trên địa bàn.
Cảng Hòn La có khả năng tiếp nhận tàu 20.000 DWT, là một lợi thế góp phần thu hút đầu tư vào khu kinh tế. Ảnh: Danh Lam |
Theo nhận định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mô hình theo phương án 1, Trưởng đặc khu thể hiện được sự đột phá về thể chế hành chính và tổ chức chính quyền địa phương; đổi mới căn bản cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của chính quyền địa phương đặc khu; bảo đảm tổ chức bộ máy và nhân sự tinh gọn, hiệu quả; làm rõ và đề cao vai trò, trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu, bảo đảm sự giám sát. Tuy nhiên, nhược điểm của phương án này là Trưởng đặc khu nhưng không phải là một cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND nên có thể dẫn đến lạm quyền nếu không có sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ. Đối với mô hình theo phương án 2, chính quyền địa phương một cấp tại đặc khu, mặc dù không gây xáo trộn nhiều so với tập quán tổ chức chính quyền địa phương hiện nay nhưng chưa tạo được bước đột phá và đặc biệt về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương. Tổ chức bộ máy và nhân sự chưa tinh gọn, vẫn chủ yếu làm việc theo chế độ tập thể, thủ tục phức tạp, chậm trễ; chưa tương thích với tính chất đặc biệt của chính sách kinh tế - xã hội của đặc khu. Nghiêng về phương án 1, Chủ tịch HĐND huyện Vạn Ninh Nguyễn Tấn Thoại, nơi có đặc khu Bắc Vân Phong cho rằng, đã là đặc khu phải có thiết chế rất đặc biệt, gọn nhẹ, hiệu quả, hiệu lực. Khi trao quyền rất lớn cho Trưởng đặc khu, các công việc chung sẽ được giải quyết nhanh chóng.
“Tôi nghĩ đã trao quyền hạn, phải có cơ chế giám sát hiệu quả. Cơ cấu ngoài đại diện của UBND, HĐND tỉnh cần có đại diện các bộ về kinh tế, tư pháp. Chúng tôi đang băn khoăn thiết chế về sự lãnh đạo của Đảng chỗ này như thế nào chưa rõ”, ông Thoại nói.
Chung quan điểm, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Đức Vinh cho rằng tổ chức chính quyền gồm Trưởng đặc khu và Hội đồng đặc khu là mô hình mới một cấp và xuyên suốt. Với mô hình này sẽ thực hiện được các nội dung yêu cầu mà nhiều nhà đầu tư quan tâm, việc triển khai giải quyết các thủ tục hành chính sẽ nhanh gọn, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển đối với đặc khu. Nếu theo phương án 2, thêm HĐND đặc khu thì vẫn như một chính quyền cấp huyện, không có gì mới khác biệt, vẫn ràng buộc bởi nhiều quan hệ trong công việc dẫn đến sự chậm trễ, trì trệ mang tính hệ thống. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, đặc khu không đơn thuần là một đơn vị kinh tế, một khu kinh tế hay khu chế xuất, mà là khu đơn vị hành chính được quy định tại Điều 110 Hiến pháp. Theo nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý, đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt có quy mô như thế nào? quản lý ra sao? nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến định, luật định, toàn quyền do Quốc hội quyết định. Đi cùng với đó là, các chính sách cần quyết cho nó ở dạng đặc biệt. Ông Lý cho rằng, quy định như dự thảo, phương án 1 vẫn chưa hoàn chỉnh, chưa hoạt động được. Phải làm rõ Hội đồng đặc khu là hội đồng gì? Nếu là Hội đồng giám sát thì phải có quyền lực thật sự. Nếu dùng phương án 2, phải bổ sung thêm để tăng tính sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và có tính tự quản. Kết hợp phương án 1 và 2 thì UBND phải do HĐND bầu nhưng Chủ tịch UBND có thể do Thủ tướng giới thiệu để HĐND bầu, kết hợp mô hình mới để đảm bảo tính năng động, sáng tạo. “Người ta nói đơn vị hành chính đặc biệt là phòng thí nghiệm chính sách, người đứng đầu vừa lãnh đạo hành chính, vừa lãnh đạo về kinh tế quyết định phát triển của doanh nghiệp một cách kịp thời, cái đó không phải. Nếu có cơ chế vượt trội, đây không phải là phòng thí nghiệm. Còn đã là chính quyền địa phương thì phải quản lý nhà nước, tổ chức thi hành pháp luật, còn quản lý kinh tế sẽ do chủ thể khác thực hiện chứ không phải Chủ tịch UBND đứng ra làm kinh doanh”, theo ông Lý. Ông Phan Trung Lý cho rằng cần kết hợp cả hai phương án, đặc khu có Trưởng đặc khu và Hội đồng giám sát, nhưng trong Hội đồng giám sát cần có thêm đại biểu HĐND.
|
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến còn băn khoăn về cơ chế bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng chính quyền địa phương phải tuân thủ quy định của Hiến pháp. Nếu lựa chọn phương án 1, phải trả lời được với cử tri, đại biểu Quốc hội có phù hợp với đặc thù của hệ thống chính trị nước ta là Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Cơ chế bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân ở đặc khu như thế nào? Thông qua cơ chế nào? Cơ quan đại diện nào? Dẫn chứng từ việc Quốc hội khóa XII đã có Nghị quyết về thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường ở 10 tỉnh, thành phố, sau 4 năm triển khai, lại tiếp tục tổ chức lập lại HĐND ở các cấp này. Ông Lý vẫn đưa ra hai phương án nhưng phương án 1 phải có HĐND. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho rằng để xây dựng mô hình tổ chức đặc khu, cần đổi mới tư duy mạnh hơn nữa về tổ chức chính quyền địa phương và về phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Đặc khu phải toát lên vấn đề nhận thức ở tính đặc biệt về đơn vị hành chính và về kinh tế. Nếu không làm rõ tính đặc biệt, không cần thiết làm luật này vì đã có Luật Chính quyền địa phương. “Vì vậy việc xây dựng mô hình chính quyền đặc khu phải phù hợp với Hiến pháp nhưng phải vượt trội lên các quy định hiện hành và phù hợp với các công ước quốc tế, nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, Thứ trưởng Tuấn nhận định. Thứ trưởng này cũng cho biết, phương án 1 thể hiện tính đặc biệt về mô hình, về các chính sách. Đặc biệt, về mặt hành chính chính là tổ chức bộ máy chính quyền phục vụ người dân và doanh nghiệp, tạo môi trường thúc đẩy kinh tế, thu hút đầu tư. Theo mô hình này thẩm quyền của Trưởng đặc khu và cơ chế giám sát còn nhiều vấn đề, cần bổ sung để đảm bảo tính năng động, sáng tạo, phân cấp. Một trong những vấn đề cần tháo gỡ khi hình thành đặc khu, đó là giải quyết đời sống dân sinh và việc làm của cán bộ, công chức. Chủ tịch HĐND huyện Vạn Ninh Nguyễn Tấn Thoại cho biết ông rất băn khoăn khi hình thành đặc khu, chỗ ở, sản xuất kinh doanh, đời sống dân sinh sẽ như thế nào? Cán bộ, công chức cũ có tiếp tục được làm trong đặc khu? Theo Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Đức Vinh, khi hình hành đặc khu mới, cư dân ở vùng này sẽ có tác động, nhưng đây là tác động tốt vì với những chính sách ưu đãi, đời sống của cư dân trong đặc khu tốt hơn, họ có động thái tích cực hòa nhập hơn, cố gắng hơn để là công dân tốt của đặc khu. Sau hội nghị, tỉnh sẽ tuyên truyền vận động người dân về những chính sách cởi mở của đặc khu để tạo điều kiện cho Khánh Hòa cũng như khu vực phía Nam Phú Yên và các vùng lân cận phát triển. Ông Vinh cho rằng, khi hình thành đặc khu, bộ máy đặc khu đòi hỏi yêu cầu chuyên môn cao hơn, trình độ cao hơn nên có nhiều khó khăn với đội ngũ cán bộ cũ. Trong số đội ngũ cán bộ công chức sẽ chọn lựa một số phù hợp với điều kiện phát triển, số còn lại phải giải quyết các chế độ chính sách phù hợp. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định, việc sắp xếp lại dân cư ở các đặc khu kinh tế phải có đề án chuẩn bị cụ thể, thận trọng và phải vận động nhân dân trước. Riêng tại Vân Phong liên quan đến 2.215 cán bộ, trong đó hơn 19.000 cán bộ sự nghiệp, còn lại là công chức hành chính, việc sắp xếp, điều chuyển thế nào phải có đề án. Ông Định đề nghị ba tỉnh có đặc khu là Quảng Ninh, Kiên Giang, Khánh Hòa tổ chức lấy ý kiến nhân dân về việc thành lập 3 đặc khu.
Chu Thanh Vân