Đầu tiên, các nhà nghiên cứu thể hiện loại gen này trên bộ dữ liệu của bệnh nhân mắc LUAD. Kết quả cho thấy MMP11 tăng lên ở cả mô khối u và huyết thanh của các bệnh nhân. Nghiên cứu sâu hơn phát hiện MMP11 đóng vai trò chính trong việc thúc đẩy sự tăng sinh, di căn và xâm lấn của các tế bào ung thư. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã sử dụng kháng thể chống MMP11 để điều trị các dòng tế bào LUAD ở người. Kết quả là sự tăng sinh và tốc độ di căn của các tế bào ung thư bị chậm lại đáng kể.
Nghiên cứu trên các con chuột thí nghiệm được cấy mô LUAD của người, các nhà khoa học phát hiện việc sử dụng kháng thể chống MMP11 với liều lượng 1 microgam/gram trọng lượng cơ thể có thể ngăn chặn đáng kể sự phát triển của khối u.
Các nhà khoa học cho rằng MMP11 có thể là gen điều khiển tiềm năng có liên quan đến việc phát triển khối u LUAD và đây có thể là đích đến giúp các nhà khoa học tìm ra liệu pháp điều trị ung thư phổi.
Toàn bộ nghiên cứu trên đã được đăng trên tạp chí chuyên ngành Molecular Therapy-Oncolytics của Mỹ.