Cấm bán thuốc lá cho những người sinh trong thời gian từ 2006 đến 2010 có thể ngăn được khoảng 1,2 triệu ca tử vong do ung thư phổi vào cuối thế kỷ 21. Đây là kết quả của nghiên cứu mô hình hóa của Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 3/10 trên tạp chí The Lancet Public Health.
Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà nghiên cứu của Trung tâm Ung thư Peter MacCallum ở thành phố Melbourne (Australia) đã chứng minh rằng có thể sử dụng công cụ chỉnh sửa gene mạnh mẽ CRISPR để vô hiệu hoá các đột biến gene KRAS G12, NRAS G12D và BRAF V600E gây ra ung thư tuyến tụy, đại trực tràng và ung thư phổi.
Theo phóng viên TTXVN tại London, các nhà khoa học tại Anh đang sử dụng công nghệ tương tự đã tạo ra vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca để phát triển một loại vaccine đầu tiên trên thế giới có khả năng kích hoạt hệ miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn ung thư phổi ở những người có nguy cơ cao.
Ung thư phổi là một trong những bệnh lý ác tính có số lượng người mắc và tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, nghiên cứu do Đại học Curtin (Australia) vừa công bố cho thấy những bệnh nhân mắc ung thư phổi có thể kéo dài thời gian sống nếu họ dành khoảng 5 phút mỗi ngày để vận động thể chất.
Ban cố vấn của Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã khuyến nghị tập đoàn sinh học Innovent (Trung Quốc) và hãng dược phẩm Eli Lilly (Mỹ) tiến hành thêm thử nghiệm đối với thuốc điều trị ung thư phổi Sintilimab mà hai hãng trên cùng hợp tác sản xuất.
Ngày 12/3, tại Đà Nẵng, Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng và Công ty AstraZeneca Việt Nam đã ký kết hợp tác nhằm nâng cao năng lực điều trị và chất lượng chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi toàn diện, hướng đến người bệnh tại khu vực miền Trung.
Phơi nhiễm khói thuốc lá điện tử khiến chuột phát triển ung thư phổi. Đây là kết luận của các nhà khoa học thuộc trường Y, Đại học New York (Mỹ) trong nghiên cứu công bố trên Tạp chí Proceedings của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ ngày 7/10.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc vừa xác định một loại gen quan trọng có thể mở ra hướng điều trị cho các bệnh nhân mắc ung thư biểu mô tuyến phổi (LUAD) - loại ung thư phổi phổ biến nhất thế giới hiện nay.
Ngày 6/6, Bác sỹ Ngô Gia Khánh, Phụ trách Khoa Phẫu thuật lồng ngực và Mạch máu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, lần đầu tiên tại Việt Nam, các bác sĩ của Khoa Phẫu thuật lồng ngực và Mạch máu, đã triển khai thành công kỹ thuật cắt thùy phổi nội soi một đường rạch cho hai bệnh nhân. Ca phẫu thuật có sự hỗ trợ của Bác sỹ Diego Gonzaler Rivas, chuyên gia hàng đầu thế giới về phẫu thuật lồng ngực, người khai sinh ra phương pháp cắt thùy phổi nội soi một đường rạch.
Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature Medicine ngày 20/5 cho thấy học sâu (deep learning), một dạng trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện các u nhỏ ác tính trên phổi qua các bản chụp CT ngực liều tia thấp (LDCT).
Các nhà khoa học Mỹ đã phát triển thành công một hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) mới giúp phát hiện những khối u nhỏ thường bị bỏ sót trong tầm soát ung thư phổi.
Các nhà khoa học Australia đã phát hiện một loại hormone sản sinh tự nhiên không chỉ giúp hóa trị hiệu quả hơn đối với nhiều bệnh nhân ung thư phổi, mà còn giúp các bệnh nhân tránh bị tổn thương thận so với các liệu pháp chữa trị thông thường.