Với sự hỗ trợ của chuyên gia, các bác sỹ đã tiến hành kỹ thuật cắt thùy phổi nội soi một đường rạch thành công cho hai bệnh nhân bị ung thư phổi. Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân nữ 59 tuổi, đến từ Bắc Giang, bị ung thư thùy phổi bên phải. Trường hợp thứ hai là bệnh nhân nam 64 tuổi, có tiền sử hút thuốc lá nhiều năm, bị ung thư thùy phổi trên bên trái. Cả hai bệnh nhân đã được tiến hành phẫu thuật cắt thùy phổi và nạo vét hạch qua một đường rạch. Đây là kỹ thuật tiên tiến trên thế giới và lần đầu tiên được triển khai tại Bệnh viện.
Bà Nguyễn Thị H (59 tuổi, ở Bắc Giang) là một trong hai bệnh nhân được phẫu thuật bằng phương pháp trên vào ngày 4/6. Một ngày sau phẫu thuật, bà H đã ổn định, tỉnh táo, có thể ngồi dậy, trò chuyện và đỡ đau hơn rất nhiều.
Với kỹ thuật này, kỹ thuật viên chỉ thực hiện một đường rạch nhỏ, khoảng 2,5 - 3 cm (thay bằng đường rạch 25-30cm trước đây). Qua đường rạch này, bác sỹ đưa camera nội soi, các dụng cụ mổ và tiến hành phẫu thuật. Phương pháp không dùng dụng cụ để banh lồng ngực nên bệnh nhân sẽ đỡ đau hơn rất nhiều, thời gian hậu phẫu được rút ngắn, giảm thời gian nằm viện, giảm ảnh hưởng đến chức năng phổi sau phẫu thuật.
Kỹ thuật này được áp dụng với hầu hết các phẫu thuật trong lồng ngực như cắt u trung thất, cắt thùy phổi, cắt phổi không điển hình, cắt phổi do u bệnh lý phổi bẩm sinh hoặc lành tính khác.
Tại bệnh viện Bạch Mai, kỹ thuật phẫu thuật nội soi lồng ngực một đường rạch đã được triển khai từ 2 năm trước với các trường hợp cắt u trung thất, cắt phổi. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên áp dụng phương pháp này đối với phẫu thuật cắt u thùy phổi và nạo vét hạch trong phẫu thuật điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ.
Năm 2010, Bác sỹ Diego Gonzalez Rivas lần đầu tiên báo cáo kỹ thuật cắt thùy phổi nội soi một đường rạch.
Đến nay chương trình đào tạo phẫu thuật nội soi lồng ngực một đường rạch được tổ chức ở nhiều nước trên thế giới, nhiều trung tâm kỹ thuật này đã trở thành thường quy. Hàng nghìn bệnh nhân tại hơn 100 quốc gia đã được phẫu thuật thành công bằng phương pháp này.
Bà Nguyễn Thị H (59 tuổi, ở Bắc Giang) là một trong hai bệnh nhân được phẫu thuật bằng phương pháp trên vào ngày 4/6. Một ngày sau phẫu thuật, bà H đã ổn định, tỉnh táo, có thể ngồi dậy, trò chuyện và đỡ đau hơn rất nhiều.
Với kỹ thuật này, kỹ thuật viên chỉ thực hiện một đường rạch nhỏ, khoảng 2,5 - 3 cm (thay bằng đường rạch 25-30cm trước đây). Qua đường rạch này, bác sỹ đưa camera nội soi, các dụng cụ mổ và tiến hành phẫu thuật. Phương pháp không dùng dụng cụ để banh lồng ngực nên bệnh nhân sẽ đỡ đau hơn rất nhiều, thời gian hậu phẫu được rút ngắn, giảm thời gian nằm viện, giảm ảnh hưởng đến chức năng phổi sau phẫu thuật.
Kỹ thuật này được áp dụng với hầu hết các phẫu thuật trong lồng ngực như cắt u trung thất, cắt thùy phổi, cắt phổi không điển hình, cắt phổi do u bệnh lý phổi bẩm sinh hoặc lành tính khác.
Tại bệnh viện Bạch Mai, kỹ thuật phẫu thuật nội soi lồng ngực một đường rạch đã được triển khai từ 2 năm trước với các trường hợp cắt u trung thất, cắt phổi. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên áp dụng phương pháp này đối với phẫu thuật cắt u thùy phổi và nạo vét hạch trong phẫu thuật điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ.
Năm 2010, Bác sỹ Diego Gonzalez Rivas lần đầu tiên báo cáo kỹ thuật cắt thùy phổi nội soi một đường rạch.
Đến nay chương trình đào tạo phẫu thuật nội soi lồng ngực một đường rạch được tổ chức ở nhiều nước trên thế giới, nhiều trung tâm kỹ thuật này đã trở thành thường quy. Hàng nghìn bệnh nhân tại hơn 100 quốc gia đã được phẫu thuật thành công bằng phương pháp này.
Mai Thủy