Căn nhà Đại đoàn kết của ông Nguyễn Văn Tua (sinh năm 1956), thôn 6, xã Ia Rvê, huyện Ea Súp được xây dựng từ sự đóng góp của Đồn Biên phòng Ia Rvê, Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk và các nhà hảo tâm. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Xóa nhà tạm - tiếp sức cho người dân vùng biên giới vươn lên thoát nghèo

Tỉnh Đắk Lắk có 4 xã biên giới thuộc 2 huyện Buôn Đôn và Ea Súp. Để tạo điều kiện cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn, những năm qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã huy động nhân lực, phối cùng các nhà hảo tâm xây dựng nhiều nhà Đại đoàn kết. Qua đó không chỉ giúp người dân vùng biên an cư lạc nghiệp mà còn góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng khu vực biên giới ngày càng giàu đẹp.

Thiếu tá Bùi Minh Bền, Trưởng Công an xã Ea Bung thăm hỏi, anh Trần Đình Đạo – nạn nhân “sập bẫy” việc nhẹ lương cao tại Campuchia đã được giải cứu thành công vào tháng 10/2022. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Hiệu quả Đề án đưa Công an chính quy về xã ở vùng biên giới Ea Súp

Thực hiện chủ trương tăng cường cán bộ bám cơ sở, từ năm 2019, Công an huyện Ea Súp (Đắk Lắk) đã tiến hành rà soát, đánh giá cán bộ, chiến sĩ đủ các tiêu chí, điều kiện theo Đề án bố trí công an chính quy đảm nhận các chức danh công an xã. Chủ trương này đã phát huy hiệu quả rõ rệt trong công tác bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.
Xã Phú Lợi xây dựng khu vực biên giới vững mạnh, toàn diện

Xã Phú Lợi xây dựng khu vực biên giới vững mạnh, toàn diện

Phú Lợi là xã biên giới thuộc huyện Giang Thành (tỉnh Kiên Giang), nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc; có đường biên giới hơn 5 km, với 2 cột mốc chính và 12 cột mốc phụ, tiếp giáp xã Prây Cơ Rơs, huyện Kam pong Trách, tỉnh Kam Pốt, Campuchia. Những năm qua, xã Phú Lợi cùng với Đồn Biên phòng Phú Mỹ (Bộ đội Biên phòng Kiên Giang), các ngành, đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân xây dựng khu vực biên giới vững mạnh, toàn diện, trong đó nổi bật là thực hiện phong trào Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.
Các cơ sở y tế tuyến xã thuộc tỉnh Gia Lai thường xuyên có các chương trình chăm sóc sức khỏe cho người dân khu vực biên giới. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Gia Lai chăm sóc sức khỏe đồng bào vùng biên giới

Tỉnh Gia Lai luôn quan tâm thực hiện tốt các Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, dân số, gia đình, trẻ em, bảo đảm tốt việc chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã biên giới. Đây cũng là một trong những mục tiêu quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Phát triển đảng viên các xã biên giới ở Điện Biên

Phát triển đảng viên các xã biên giới ở Điện Biên

Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên luôn xác định công tác xây dựng, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở tại địa bàn các xã biên giới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, bảo đảm lãnh đạo và tổ chức xây dựng khu vực biên giới vững mạnh, toàn diện.
Xuân về trên biên giới Kon Tum

Xuân về trên biên giới Kon Tum

Những ngày này, trên dọc dải đường biên, người dân 13 xã biên giới thuộc 4 huyện Đăk Glei, Ngọc Hồi, Sa Thầy và Ia H’Drai tỉnh Kon Tum đang cùng cán bộ, chiến sĩ Biên phòng chuẩn bị đón Tết Quý Mão trong niềm vui no ấm.
77 năm Quốc khánh: Xã biên giới Ea Bung “chuyển mình” mạnh mẽ

77 năm Quốc khánh: Xã biên giới Ea Bung “chuyển mình” mạnh mẽ

Từ một vùng đất khô cằn với nhiều bất lợi trong phát triển kinh tế, ngày nay xã Ea Bung, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đã “chuyển mình” mạnh mẽ và trở thành xã biên giới đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk đạt chuẩn nông thôn mới. Cũng từ đó, bộ mặt nông thôn vùng biên được thay đổi, đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân được nâng cao. Đây không chỉ là thành tích của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã Ea Bung mà còn là thành quả của chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước trong những năm qua.
Nghệ An phấn đấu xây dựng 27 xã biên giới sạch về ma túy

Nghệ An phấn đấu xây dựng 27 xã biên giới sạch về ma túy

Ngày 13/4, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Đề án xây dựng “Xã biên giới sạch ma túy" trên địa bàn Tại Hội nghị, Đại tá Nguyễn Đức Hải, Phó Giám đốc Công an tỉnh đã báo cáo tóm tắt Đề án xây dựng “Xã biên giới sạch về ma túy” trong đó nêu rõ tình hình tại địa phương.
32 cây cần sa trồng trái phép trong nhà ông Nguyễn Văn Út bị công an phát hiện. Ảnh: TTXVN phát

An Giang: Tiêu hủy 32 cây cần sa tại một hộ dân ở xã biên giới

Chiều 15/3, Công an huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang), cho biết: Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự kinh tế, ma túy của Công an huyện Tri Tôn vừa phát hiện một hộ dân tại xã biên giới Lạc Quới (huyện Tri Tôn) trồng trái phép 32 cây cần sa trong vườn nhà.
Hà Giang quy tụ dân cư sống tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới

Hà Giang quy tụ dân cư sống tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới

Ông Nguyễn Minh Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Giang cho biết, bằng các giải pháp đồng bộ, hiệu quả, UBND tỉnh Hà Giang chỉ đạo quyết liệt thực hiện mà Đề án quy tụ các hộ sống rải rác ở các sườn núi cao, vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới về sống tập trung tại các thôn, bản gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2018 - 2020 đã hoàn thành ngay trong năm 2019, trước 1 năm theo Nghị quyết 87 của HĐND tỉnh đề ra.
Dự án 85 tỉ đồng thiếu vốn hoàn thiện, khu tái định cư Khe Mừ có nguy cơ bị bỏ hoang

Dự án 85 tỉ đồng thiếu vốn hoàn thiện, khu tái định cư Khe Mừ có nguy cơ bị bỏ hoang

Được Trung ương rót vốn 70 tỉ đồng, khởi công từ năm 2010 để xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu tái định cư Khe Mừ, thuộc xã biên giới Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, nhưng đến nay dự án này vẫn chưa hoàn thành do phần nguồn vốn từ tỉnh Nghệ An chưa có để hoàn thiện. Trong khi đó, hơn 100 hộ dân vạn chài ven sông Lam tại xóm Vận Tải, xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, thuộc diện tái định cư phải sống trong cảnh nguy hiểm khi mùa mưa bão về.
Bộ đội Biên phòng tham gia cấp ủy các xã biên giới (Bài 2)

Bộ đội Biên phòng tham gia cấp ủy các xã biên giới (Bài 2)

Thực hiện các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu đã cử cán bộ Biên phòng xuống giúp các xã vùng biên củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Qua đó, giúp nhân dân vùng biên tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Phóng viên TTXVN giới thiệu chùm 3 bài viết đề cập đến hiệu quả việc tăng cường Bộ đội Biên phòng tham gia cấp ủy ở các xã biên giới.
Bộ đội Biên phòng tham gia cấp ủy các xã biên giới (Bài 1)

Bộ đội Biên phòng tham gia cấp ủy các xã biên giới (Bài 1)

Thực hiện các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu đã cử cán bộ Biên phòng xuống giúp các xã vùng biên củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Qua đó, giúp nhân dân vùng biên tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Phóng viên TTXVN giới thiệu chùm 3 bài viết đề cập đến hiệu quả việc tăng cường Bộ đội Biên phòng tham gia cấp ủy ở các xã biên giới.
Nghệ An phát triển kinh tế vùng biên

Nghệ An phát triển kinh tế vùng biên

Tỉnh Nghệ An có 27 xã biên giới, 419 km đường biên chung với 3 tỉnh: Bolykhamxay, Xiêng Khoảng, Hủa Phăn của Lào; có cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, cửa khẩu chính Thanh Thủy, 3 cửa khẩu phụ và 15 lối mở, đường tiểu ngạch. Những năm qua, Nghệ An đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế vùng biên, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa và đi lại của cư dân biên giới hai nước.
Sức bật nông thôn mới ở xã Thanh Hưng

Sức bật nông thôn mới ở xã Thanh Hưng

Thanh Hưng là xã biên giới nằm phía Tây vùng lòng chảo huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên), là xã nổi bật trong phong trào xây dựng nông thôn mới của toàn tỉnh. Sau 7 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới từ năm 2011, xã Thanh Hưng đã đạt được 19/19 tiêu chí, bản làng thay da đổi thịt. Tháng 8/2018 vừa qua, Thanh Hưng đã chính thức được trao chứng nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới. Với sức bật từ phong trào xây dựng nông thôn mới, Thanh Hưng đã không ngừng phát triển và đang được tỉnh Điện Biên chọn làm mô hình kiểu mẫu trong xây dựng, phát triển nông thôn mới của toàn tỉnh.
Nâng cao hiệu quả việc giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn tại Sơn La

Nâng cao hiệu quả việc giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn tại Sơn La

Thực hiện Quyết định số 1919/QĐ-UBND ngày 13/7/2017 của UBND tỉnh Sơn La về việc phân công sở, ngành, cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp giúp đỡ xã vùng III, xã biên giới, xã có công (gọi chung là xã đặc biệt khó khăn) trên địa bàn tỉnh Sơn La; Quyết định số 1397/QĐ-UBND ngày 05/6/2014 của UBND tỉnh Sơn La ban hành quy chế phối hợp giữa các tổ chức trong giúp đỡ xã đặc biệt khó khăn, từ năm 2017 đến nay toàn tỉnh có 123 đơn vị nhận giúp đỡ 123 xã đặc biệt khó khăn. Sự giúp đỡ từ các cơ quan, đơn vị góp phần động viên về vật chất, tinh thần đối với các xã đặc biệt khó khăn, qua đó nâng cao đời sống của người dân tại những xã này.